Hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ ba của bài Tây Tiến hay chọn lọc

"Tây Tiến" là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng viết về hình ảnh những người lính dũng cảm. Để có thêm những cảm nhận về bài thơ, các em có thể tham khảo bài viết Hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ ba của bài Tây Tiến trên Taimienphi.vn.

Đề bài: Hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ ba của bài Tây Tiến

hinh tuong nguoi linh trong doan tho thu ba cua bai tay tien hay chon loc

Bài văn mẫu và Dàn ý hình tượng người lính Tây Tiến trong khổ 3 siêu hay
 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.


I. Dàn ý Hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ ba của bài Tây Tiến ngắn gọn:

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về nội dung khổ thơ thứ 3 trong bài thơ.
2. Thân bài:
a) Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào cuối năm 1948, khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Tại làng Phù Lưu Chanh, trước đại hội toàn quân, ông nhớ về đồng đội nên đã xúc động viết bài thơ.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Nỗi nhớ về đoàn binh Tây Tiến trên những nẻo đường hành quân.
b) Phân tích hình tượng người lính trong khổ thơ thứ 3:
- "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc": Căn bệnh sốt rét rừng khiến cho mái tóc của người lính bị rụng hết.
=> Sự khắc nghiệt của chiến tranh.
- "Quân xanh màu lá dữ oai hùm":
+ "Quân xanh màu lá": Vẻ ngoài xanh xao, khắc khổ.
+ "Dữ oai hùm": Ánh mắt nghiêm nghị, cảnh giác hướng về kẻ thù.
- "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới": Ánh mắt mở to canh gác kẻ thù.
- "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm": Người lính nghĩ về những cô gái Hà Thành với vẻ đẹp kiều diễm.
- "Rải rác biên cương mồ viễn xứ": Thực tại nghiệt ngã của chiến tranh. Những nấm mồ rải rác con đường hành quân.
- "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/Áo bào thay chiếu anh về đất": Tinh thần chiến đấu quả cảm của người lính.
- "Sông Mã gầm lên khúc độc hành": thiên nhiên cũng đau đớn, tiếc thương cho những người lính dũng cảm.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Liên hệ bản thân.
Tinh cam cua tac gia doi voi nguoi linh Tay Tien duoc the hien qua doan 3 hoc sinh gioi

 

Bài văn Cảm nhận khổ 3 Tây Tiến học sinh giỏi hay nhất
 

II. Bài văn Hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ ba của bài Tây Tiến hay nhất

Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Hồn thơ của thi nhân phóng khoáng, lãng mạn, hào hoa. Tiêu biểu cho sáng tác đó phải kể đến bài thơ "Tây Tiến". Đọc tác phẩm, độc giả không chỉ cảm nhận được thiên nhiên Tây Bắc mà còn thấy được hình ảnh người lính dũng cảm, hào hoa. Ở khổ thơ thứ ba, tác giả đã mang đến cho độc giả cảm nhận rõ về hình ảnh người lính trong chiến tranh.

Đầu tiên, nhà thơ đã khắc họa bức chân dung người lính thật đặc biệt:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

Người lính hiện lên với nét vẽ rất khác lạ "không mọc tóc". Ở đây, không phải người lính không có tóc mà bởi vì những cơn sốt rét rừng đã khiến mái tóc xanh của họ không còn nữa. Hay cũng có thể do họ tự cạo trọc đầu để thuận tiện cho việc ngụy trang và đánh giặc. Hai chữ "đoàn binh" gợi khí thế chiến đấu không gì có thể ngăn cản được. Mặc dù có khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất nhưng chẳng gì có thể cản được bước chân của những người chiến sĩ dũng cảm. Ở câu thơ thứ hai, nhà thơ đã làm nổi bật sự đối lập giữa diện mạo của người lính. "Quân xanh màu lá" gợi làn da xanh xao, khắc khổ. Đó là hiện thực những khó khăn gây ra cho cuộc đời người lính. Thế nhưng thách thức là vậy họ vẫn luôn "dữ oai hùm". Đó là ánh mắt nghiêm nghị, mở to để hướng về kẻ thù.

Chiến tranh khốc liệt nhưng không bao giờ có thể làm mất đi vẻ lãng mạn, hào hoa của người lính Hà Thành:

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

"Mắt trừng" đó là ánh mắt mở to, đầy cảnh giác với kẻ thù. Qua ánh mắt dữ dằn đó đã phần nào thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc của người lính. Bên cạnh sự hào hùng, người lính còn mang vẻ đẹp đầy lãng mạn. "Gửi mộng qua biên giới" là giấc mộng hòa bình, khát khao được trở về quê hương của người chiến sĩ phải chiến đấu ở khu vực Sầm Nưa (Lào). Người lính ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc nhưng vẫn luôn hướng về quê hương xứ sở. Hình ảnh "dáng kiều thơm" gợi bóng dáng của người con gái Hà Thành kiều diễm, xinh đẹp. Sở dĩ họ có giấc mơ như vậy là bởi vì người lính Tây Tiến đa số là học sinh, sinh viên xuất thân từ Hà Nội. ở tuổi đời còn rất trẻ nên trong mỗi con người đều ôm mộng ước mơ với một người con gái. Qua giấc mơ đời thường giúp người đọc cảm nhận được vẻ lãng mạn, hào hoa của những người lính.

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã tả thực những hi sinh của người lính trong chiến tranh:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"

Ở đây, nhà thơ Quang Dũng đã gợi ra hình ảnh "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" đầy xót xa. Trên con đường chiến đấu, có rất nhiều người lính đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Những nấm mộ ven đường gợi sự lạnh lẽo bởi không có sự chăm sóc, hương khói của người thân. Khi tham gia kháng chiến, mất mát là khó tránh khỏi. Biết là vậy nhưng ngay từ khi bắt đầu họ đã chẳng nản chí hay buông bỏ. Câu thơ "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" đã nhấn mạnh rằng những người lính sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ đất nước. Hai từ "chẳng tiếc" thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng chiến đấu hết mình Các anh đi giữa chiến trường với tinh thần lạc quan, yêu đời chứ không run sợ hay bỏ cuộc. Chính nhờ tinh thần đó mà đất nước ta mới giành được độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Hai câu thơ cuối của khổ thơ, tác giả đã làm nổi bật tiếng gầm của núi sông dành tặng cho người lính:

"Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Câu thơ khắc họa một hiện thực đau đớn. Người lính hi sinh trong điều kiện vật chất thiếu thốn chỉ có manh chiếu đưa các anh về đất. Câu thơ tuy chứa đựng một hiện thực nghiệt ngã, bi thương nhưng không hề có giọt nước mắt bi lụy. Cảm hứng lãng mạn đã chắp cánh cho hồn thơ Quang Dũng bay bổng. Người lính ngã xuống tuy không có da ngựa bọc thây nhưng đã có tấm chiếu bào thay thế. Câu thơ toát lên một ý vị đầy bi tráng. Cách nói "anh về đất" là biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh để làm bớt đi sự đau thương. Khiến cho người đọc cảm nhận được sự thanh thản, nhẹ nhõm của những con người đã làm xong nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ Quốc. Câu thơ "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" đã khắc họa một khung cảnh đưa tiễn người lính hi sinh không một tiếng khèn đưa tiễn. Lúc này, con người như câm lặng trước nỗi đau. Còn thiên nhiên thì tấu lên khúc độc hành đầy bi tráng. Tiếng gầm của sông Mã vang lên như tiếng gọi của núi sông tạo thành một nghi thức thiêng liêng và trang trọng để đưa tiễn người lính.

Bằng việc kết hợp giữa chất liệu hiện thực và cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã làm nổi bật diện mạo bên ngoài và vẻ đẹp bên trong của người lính. Dù hoàn cảnh chiến đấu có khắc khổ nhưng họ vẫn luôn hiên ngang tiến về phía trước bằng niềm tin không lung lay. Chính tinh thần đó đã làm nên mùa xuân cho đất nước.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Với khổ thơ thứ ba, các em hãy tập trung khai thác hình tượng người lính cả về diện mạo bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Từ đó, thấy được ý chí chiến đấu của người lính cách mạng và viết bài Hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ ba của bài Tây Tiến dễ dàng hơn. Mời em ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm các bài viết tương tự nhé: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: "Doanh trại bừng lên... khúc độc hành" hay ngắn; Cảm nhận bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến; Phân tích đoạn cuối bài thơ Tây Tiến.

https://thuthuat.taimienphi.vn/hinh-tuong-nguoi-linh-trong-doan-tho-thu-ba-cua-bai-tay-tien-hay-chon-loc-76006n.aspx
 

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích đoạn cuối bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất có chọn lọc
Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến hay nhất
Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ
Cảm nhận và phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài Tây Tiến hay nhất chọn lọc
Từ khoá liên quan:

Hinh tuong nguoi linh trong doan tho thu ba cua bai Tay Tien

, Dan y hinh tuong nguoi linh Tay Tien trong kho 3, Tinh cam cua tac gia doi voi nguoi linh Tay Tien duoc the hien qua doan 3 hoc sinh gioi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến

    Bài văm mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc

    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, “Tây Tiến” là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Để tổng hợp kiến thức về bài thơ này, Taimienphi.vn gửi đến các em phần Phân tích bài thơ Tây Tiến với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu b ...

Tin Mới