Đọc hiểu Nhà mẹ Lê của Thạch Lam hay, ngắn gọn nhất

Đọc hiểu luôn luôn là kĩ năng quan trọng, cần thiết giúp các bạn học sinh có thể vượt qua những bài thi môn Ngữ văn. Em hãy luyện tập lại kĩ năng này thông qua bài Đọc hiểu Nhà mẹ Lê do đội ngữ Taimienphi.vn biên soạn nhé.

Đọc hiểu Nhà mẹ Lê

doc hieu nha me le cua thach lam hay ngan gon nhat

Soạn bài, Thông điệp của bài nhà mẹ Lê của Thạch Lam

Nội dung bài viết:
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.


I. Đề đọc hiểu Nhà mẹ Lê - mẫu số 1:

"Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh mơ, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người muốn cấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu để về nuôi lũ con đói đang đợi ở nhà.

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ cưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, thằng Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. Thằng con nhớn nhất thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con của, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng, bác Lê đẩy con ra vơ lấy bó lúa, dem xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo. Rồi là một bữa cơm tối nóng hổi lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi ngoài trời giá lạnh rít qua mái tranh."

(Trích "Nhà mẹ Lê" - Thạch Lam)

Câu 1: Em hãy xác định phương thức biểu đạt có trong đoạn trích trên.

Câu 2: Em hãy tìm một câu có biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn trích trên.

* Đáp án đề đọc hiểu số 1:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả

Câu 2:

Học sinh nêu và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ so sánh ở một trong các câu sau:

- "Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc."

+ So sánh chỗ nằm của nhà mẹ Lê với ổ chó, mẹ Lê và đàn con như chó mẹ và chó con.

+ Tác dụng: So sánh chỗ ở của con người giống như chỗ ở của con vật làm nổi bật lên sự nghèo khổ, cơ cực của gia đình nhà mẹ Lê

- "Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết."

+ So sánh màu da người với da con trâu chết.

+ Tác dụng: Hình ảnh gợi sự chết chóc như khắc sâu nỗi nghèo khổ, đáng thương, tội nghiệp của nhà mẹ Lê.

- "Gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da".

+ So sánh gió lạnh như lưỡi dao sắc vào da.

+ Tác dụng: Cho người đọc thấy rõ được thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá của mùa đông. Từ đó nhấn mạnh vào hoàn cảnh khốn khổ nhà mẹ Lê.

Câu 3:

Nội dung đoạn trích nói về: Cuộc sống khó khăn, cơ cực của gia đình nhà mẹ Lê. Khi thì mẹ Lê đi làm thuê kiếm gạo cho con ăn. Những ngày rét mướt, không được ai thuê, đàn con đói khóc, vài đứa con trong nhà đi mót lúa còn sót lại trong khe ruộng về để có cái ăn.

Câu 4:

Bài viết của học sinh cần có những ý sau:

- Nêu lên nội dung chính của đoạn trích: Cuộc sống thường ngày nghèo khó, vất vả, chạy ăn từng bữa của gia đình nhà mẹ Lê.

- Phân tích được nội dung chính của đoạn trích:

+ Mẹ Lê rất yêu thương những đứa con của mình: Mẹ ra sức làm việc để cho con cái ăn. Mẹ ôm ấp, ủ ấm cho con trong những ngày đông lạnh.

+ Những ngày đói, mấy đứa con lớn đi mót lúa về cho mẹ nấu cơm.

=> Tuy sống trong cảnh nghèo đói nhưng gia đình nhà mẹ Lê rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

- Cảm nhận của em về nội dung đoạn trích: Khâm phục tinh thần, ý chí của người mẹ nghèo khó.

Tom tat tac pham nha me Le

Đọc hiểu, Tóm tắt tác phẩm nhà mẹ Lê ngắn gọn, hay nhất


II. Đọc hiểu Nhà mẹ Lê ngắn nhất - mẫu số 2:

"Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà."

(Trích "Nhà mẹ Lê" - Thạch Lam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai, có hoàn cảnh như thế nào?

Câu 3: Câu "Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc." sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nói về nhân vật mẹ Lê trong đoạn trích trên.

* Đáp án đề đọc hiểu số 2:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là tự sự và miêu tả.

Câu 2:

- Nhân vật chính trong văn bản là mẹ Lê.

- Nhân vật chính phải sống trong cảnh nghèo khó, có đến mười một người con. Ngày nóng cũng như ngày rét, chị vẫn luôn phải thức khuya dậy sớm, đi cày thuê cuốc mướn để kiếm tiền nuôi con.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: So sánh chỗ nằm của mẹ con chị Lê giống như cái ổ chó; chị Lê là chó mẹ còn các con là chó con.

=> Tác dụng: Ngụ ý cuộc sống con người cũng giống như con vật -> Nhấn mạnh cuộc sống đầy cơ cực, khó khăn, chắp vá của nhà mẹ Lê.

Câu 4:

a) Mở đoạn: Giới thiệu đoạn trích "Nhà mẹ Lê" của Thạch Lam.

b) Thân đoạn:

- Mẹ Lê có đến mười một người con.

- Gia cảnh nghèo khó, cơ cực.

- Người mẹ luôn cố gắng thức khuya dậy sớm, cày thuê cuốc mướn để lo cho các con từng bữa ăn => Người mẹ chăm chỉ, yêu thương con.

=> Tình mẫu tử thiêng liêng, ấm áp. Người mẹ tuy nghèo khó nhưng vẫn không bỏ đi đứa con nào, luôn cố gắng để cho các con có được miếng ăn, không bị đói.

c) Kết bài: Nêu cảm nhận của em về mẹ Lê.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/doc-hieu-nha-me-le-75872n.aspx
"Nhà mẹ Lê" là một văn bản khá nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Mong rằng em đã phần nào rèn luyện được kĩ năng đọc hiểu của mình qua truyện ngắn này. Em hãy xem thêm các bài mẫu lớp 11 khác trên Taimienphi.vn như: Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu - Văn mẫu lớp 11; Mở bài về bài thơ Tự Tình 2 - Văn mẫu lớp 11.

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Ý nghĩa nhan đề Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam ngắn gọn
Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trên
Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam
Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Phân tích Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam
Từ khoá liên quan:

Doc hieu Nha me Le

, Nghi luan ve doan trich nha me Le, Tom tat tac pham nha me Le,

SOFT LIÊN QUAN
  • Lời tri ân thầy cô hay nhất nhân ngày nhà giáo 20/11

    Tri ân thầy cô ngắn gọn

    Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các em học sinh hãy gửi món quà tinh thần là những lời chúc tốt đẹp đến thầy cô giáo để thể hiện tấm lòng tri ân và biết ơn công lao của thầy/cô nhé.

Tin Mới

  • Bài văn tả một bạn học của em

    Tiếp theo chuỗi series bài viết tả bạn thân lớp 5, hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các em dàn ý, một số bài văn mẫu tả một bạn học của em tiêu biểu. Tham khảo những bài văn mẫu này, các em học sinh sẽ nắm được mẹo, thủ thuật để viết một bài văn miêu tả ngắn hay, giàu cảm xúc và đạt điểm số cao trên lớp.

  • Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6

    Đề bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6 rất rộng, có nhiều chủ đề. Ví dụ như tả cảnh chợ cá bên bờ biển, tả cảnh thu hoạch mùa màng, tả cảnh gói bánh chưng ngày tết, tả cảnh mua bán trong siêu thị.... Các em có

  • Cách mở bài nghị luận xã hội

    Em có gặp nhiều khó khăn khi viết phần mở bài cho dạng bài nghị luận xã hội hay không? Tham khảo nội dung Cách mở bài nghị luận xã hội do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để biết cách mở bài đúng và hay, em nhé.

  • Cách chơi Blox Fruit trên máy tính PC, Laptop max cấu hình

    Đối với những game thủ Blox Fruit ưa thích trải nghiệm cấu hình tối đa, thì chắc chắn chơi game trên máy tính PC là điều nên làm. Vậy cách chơi Blox