Đáp án cuộc thi viết Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2019

Gợi ý đáp án cuộc thi Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2019 không chỉ giúp bạn nâng cao được kiến thức về Luật An ninh mạng mà còn giúp bạn làm bài thi viết Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2019 dễ dàng hơn.

Cuộc thi viết Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2019 là cuộc thi tìm hiểu về Luật an ninh mạng rất ý nghĩa giúp mọi người nâng cao được kiến thức, từ đó bảo vệ an ninh mạng tốt hơn. Để hoàn thành các câu hỏi Tìm hiểu Luật An ninh mạng 2019 thì mời bạn cùng tham khảo đáp án dưới đây.

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019

Hỏi đáp Luật an ninh mạng

 

Đáp án Cuộc thi viết Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2019

Câu 1. Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào, có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào? Nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng.

Gợi ý trả lời

- Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, ngày 12/6/2018; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.

- Nội dung cơ bản của Luật gồm 7 chương, 43 điều, quy định về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Câu 2. Sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng? Theo đồng chí vấn đề nào là cần thiết nhất, vì sao?

Gợi ý trả lời

Sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng:

1. Đáp ứng yêu cầu của công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
2. Phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
3. Khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng.
4. Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng.
5. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc.
6. Tạo cơ sở pháp lý để hội nhập quốc tế.

Theo đồng chí vấn đề nào là cần thiết nhất, vì sao? (Người tham gia cuộc thi lựa chọn 01 trong 06 sự cần thiết để trình bày)

Câu 3. Điều 2 Luật An ninh mạng quy định “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Đồng chí hãy phân tích khái niệm trên để chứng minh sự phù hợp với tình hình thực tế hiện nay?

Gợi ý trả lời

- Khách thể bảo vệ của an ninh mạng gồm: Độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa; Quốc phòng, An ninh, trật tự an toàn xã hội; Bí mật nhà nước; Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; Quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Đối tượng bảo vệ của an ninh mạng là: Chế độ chính trị và Nhà nước CHXHCN Việt Nam; không gian mạng quốc gia và cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; hệ thống thông tin quan trọng về ANQG; Hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở Trung ương và địa phương; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng.

An ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu; tính phi chính phủ; tính tương đối; tính chuyển hóa; tính vận động; tính vô hình và khó xác định; có sự tác động qua lại với các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, như an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh văn hóa - tư tưởng.

- Luật An ninh mạng được ban hành đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh. Tạo hành lang pháp lý vững chắc, ổn định về an ninh để các lực lượng chức năng có liên quan có thể áp dụng, triển khai một cách đồng bộ, thống nhất, có cơ sở đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật. Nâng cao khả năng bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia, nhất là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trước những nguy cơ đến từ không gian mạng, bảo đảm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Luật An ninh mạng cũng là văn bản mang tính chính sách đầu tiên về nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng. Công dân được giao những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ hình ảnh, thông tin bản thân trên không gian mạng. Trẻ em được quyền truy cập, tham gia hoạt động trên không gian mạng nhưng cũng là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trước thông tin xấu, độc, không phù hợp với môi trường, văn hóa Việt Nam. Doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước được bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Nhiều quy định của Luật An ninh mạng quy định rõ trách nhiệm với cộng đồng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý hệ thống thông tin và cung cấp dịch vụ trên không gian mạng.

Từ những vấn đề nêu trên hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Câu 4. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là gì? Tại sao phải xây dựng, ban hành quy định bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia? Nội dung bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thể hiện như thế nào? So sánh sự giống và khác nhau giữa “Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia” được quy định trong Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và “Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” trong Luật An ninh mạng năm 2018.

Gợi ý trả lời

4.1 Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là gì?

Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Luật An ninh mạng quy định:

Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.

Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:

- Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;
- Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước;
- Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;
- Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
- Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;
- Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
- Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí;
- Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

4.2 Tại sao phải xây dựng, ban hành quy định bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

- Vì đây là hệ thống thông tin của các mục tiêu quan trọng quốc gia, cơ sở hạ tầng quan trọng quốc gia, cơ quan chứa đựng bí mật nhà nước, nếu bị tấn công, xâm nhập, phá hoại, chiếm đoạt thông tin có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội nên cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, tương xứng và ở mức độ cao hơn so với mục tiêu cần bảo vệ ít quan trọng hơn. Việc bảo vệ những hệ thống thông tin này không chỉ bao gồm hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình vận hành, áp dụng các tiêu chuẩn an ninh mạng phù hợp, riêng biệt mà phải tiến hành hoạt động thẩm định ngay từ khi xây dựng hồ sơ thiết kế, vận hành hệ thống thông tin để sớm phát hiện, loại bỏ các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

- Các quy định hiện nay về an toàn thông tin mạng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên không gian mạng; chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cộng tác an ninh mạng đặt ra trong tình hình mới. Thực trạng này đã gây khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, triển khai các phương án bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng cũng như trong công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động sử dụng Internet để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

4.3 Nội dung bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thể hiện như thế nào?

Bao gồm: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

4.4 So sánh sự giống và khác nhau giữa “hệ thống thông tin quan trọng quốc gia” được quy định trong Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và “hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” trong Luật An ninh mạng năm 2018.

(Người tham gia cuộc thi tự làm)

Câu 5. Theo đồng chí, Luật An ninh mạng quy định về bảo vệ quyền con người như thế nào?

Gợi ý trả lời

Luật An ninh mạng bảo vệ quyền con người khi tham gia hoạt động trên không gian mạng. Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền con người sau đây:

- Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
- Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín;
- Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân;
- Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân;
- Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân.

Luật An ninh mạng còn giúp phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(Người tham gia cuộc thi tìm các điều luật quy định về bảo vệ quyền con người trong Luật An ninh mạng và trình bày cụ thể tương ứng với các quyền con người đã nêu)

Ví dụ: Khoản 1 Điều 29 quy định “Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.”

Câu 6. Những nội dung chính của công tác phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng? Đồng chí hãy nêu vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ giá trị gia tăng trên không gian mạng trong phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng?

Gợi ý trả lời

Những nội dung chính của công tác phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng được quy định tại Chương III Luật An ninh mạng, bao gồm:

1. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
2. Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật  gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.
3. Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phòng, chống tấn công mạng.
5. Phòng, chống khủng bố mạng.
6. Phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
7. Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.

Đồng chí hãy nêu vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ giá trị gia tăng trên không gian mạng trong phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

Khoản 2, 3 Điều 26 Luật An ninh mạng quy định:

- Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;

b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;

c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Câu 7.Luật An ninh mạng quy định như thế nào về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng? Đồng chí đánh giá như thế nào khi các thế lực thù địch, phản động, chống đối xuyên tạc hoạt động xử lý tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận?

Gợi ý trả lời

Luật An ninh mạng quy định như thế nào về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng?

Điều 26, Luật An ninh mạng quy định bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng gồm những nội dung sau:

1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.

2. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;

b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;

c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

Đồng chí đánh giá như thế nào khi các thế lực thù địch, phản động, chống đối xuyên tạc hoạt động xử lý tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận?

Luật An ninh mạng không có quy định cấm các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; không ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân; không cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Google; không cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng; không cấm công dân khởi nghiệp, sáng tạo hay trao đổi, triển khai ý tưởng sáng tạo của mình trên không gian mạng. Công dân Việt Nam được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu độc xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Luật An ninh mạng chỉ hạn chế những hành vi gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Do đó, công dân hoàn toàn có quyền sử dụng, hoạt động trên không gian mạng theo mục đích cá nhân với điều kiện không vi phạm các quy định của Luật về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8 Luật An ninh mạng). Những vấn đề nêu trên đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc cho rằng Luật An ninh mạng vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng, cấm sử dụng Facebook, Google, tạo rào cản kinh doanh… Rõ ràng, đây chỉ là chiêu trò lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền của các đối tượng chống đối nhằm xuyên tạc, phá hoại việc ban hành Luật An ninh mạng của Nhà nước ta.

(Người tham gia cuộc thi có thể bổ sung thêm những luận cứ khác để trình bày trong bài thi của mình)

Câu 8.Vấn đề lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định như thế nào trong Luật An ninh mạng? Đồng chí hãy nêu những luận cứ chứng minh quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, không cản trở sự phát triển kinh tế và cản trở các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt Nam?

Gợi ý trả lời

Vấn đề lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định như thế nào trong Luật An ninh mạng?

Khoản 3, điều 26 Luật An ninh mạng quy định: Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đồng chí hãy nêu những luận cứ chứng minh quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, không cản trở sự phát triển kinh tế và cản trở các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt Nam.

Có thể khẳng định nội dung của Luật An ninh mạng phù hợp với thông lệ quốc tế về việc lưu trữ và đặt chi nhánh, văn phòng đại diện Việt Nam, không cản trở sự phát triển kinh tế và cản trở các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, hiện nay đã có 18 quốc gia có văn bản, luật quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu quan trọng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, như: Mỹ, Canada, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển…

Liên minh châu Âu quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực, trong đó cho phép công dân kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình khi tham gia các diễn đàn mạng xã hội theo hướng tra cứu, thay đổi, xoá bỏ thông tin cá nhân và các công ty cung cấp dịch vụ phải công khai với khách hàng việc dùng thông tin cá nhân, cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ 3. Nếu vi phạm, mức phạt có thể lên đến 20 triệu euro hay 4% doanh số của toàn cầu.

Thứ hai, nội dung quy định trong Luật An ninh mạng phù hợp với khả năng của doanh nghiệp vì Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook 80 văn phòng tại các quốc gia trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Google và Facebook đặt đại diện ở Singapore, Indonesia và Malaysia.

Thứ ba, nội dung quy định trong Luật An ninh mạng phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, trong đó có Luật Thương mại 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới như Google và Facebook đang có hoạt động kinh doanh sinh lợi tại Việt Nam thuộc sự điều chỉnh của các văn bản này.

Thứ tư, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các Hiệp định cơ bản của WTO, CPTPP, cụ thể là hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT năm 1994, hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, hiệp định đối tác toàn diện về tiến bộ Thái Bình Dương và có điều khoản ngoại lệ về an ninh, tôn trọng đề cao an ninh quốc gia trong bất cứ hoạt động thương mại nào được đề cập trong các cam kết đó; phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn hiện nay, không cản trở sự phát triển kinh tế và cản trở các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt Nam.

(người tham gia cuộc thi có thể bổ sung thêm những luận cứ khác để trình bày trong bài thi của mình)

Câu 9. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong bảo vệ an ninh mạng. Theo đồng chí, Nhà nước và công dân cần làm gì để “xây dựng không gian mạng lành mạnh” theo quy định tại khoản 2 Điều 3 luật An ninh mạng.

Gợi ý trả lời

Làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong bảo vệ an ninh mạng?

Luật An ninh mạng từ Điều 36 đến Điều 42 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể như sau:

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây, trừ nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Ban Cơ yếu Chính phủ:

1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng;
2. Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng;
3. Phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng;
4. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng; xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số; cảnh báo, chia sẻ thông tin an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng;
5. Tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng trong trường hợp nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành;
6. Tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng trong phạm vi quản lý và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý;
2. Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng trong phạm vi quản lý;
3. Phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia trong phạm vi quản lý;
4. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng, diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh mạng;
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.

Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong bảo vệ an ninh mạng.
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phản bác thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
3. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, chủ quản hệ thống thông tin loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên dịch vụ, hệ thống thông tin do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý.

Điều 39. Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ

1. Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về mật mã để bảo vệ an ninh mạng thuộc phạm vi Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý.
2. Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp theo quy định của Luật này.
3. Thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học, công nghệ mật mã; sản xuất, sử dụng, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ an ninh mạng đối với thông tin, hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng của Bộ, ngành, địa phương.

Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

a) Cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên không gian mạng do mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa;

b) Xây dựng phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố an ninh mạng, xử lý ngay điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, tấn công mạng, xâm nhập mạng và rủi ro an ninh khác; khi xảy ra sự cố an ninh mạng, ngay lập tức triển khai phương án khẩn cấp, biện pháp ứng phó thích hợp, đồng thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này;

c) Áp dụng các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác nhằm bảo đảm an ninh cho quá trình thu thập thông tin, ngăn chặn nguy cơ lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu; trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu thông tin người sử dụng, cần lập tức đưa ra giải pháp ứng phó, đồng thời thông báo đến người sử dụng và báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này;

d) Phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong bảo vệ an ninh mạng.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.

Điều 42. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng.
2. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
3. Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Theo đồng chí, Nhà nước và công dân cần làm gì để “xây dựng không gian mạng lành mạnh” theo quy định tại khoản 2 Điều 3 luật An ninh mạng. (Người tham gia cuộc thi tự làm)

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 2

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 3

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 4

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 5

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 6

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 7

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 8

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 9

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 10

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 11

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 12

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 13

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 14

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 15

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 16

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 17

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 18

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 19

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 20

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 21

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 22

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 23

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 24

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 25

dap an cuoc thi viet tim hieu luat an ninh mang nam 2019 26

https://thuthuat.taimienphi.vn/dap-an-cuoc-thi-viet-tim-hieu-luat-an-ninh-mang-nam-2019-50859n.aspx
Đáp án cuộc thi viết Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2019 đều được Taimienphi.vn tổng hợp ở trên đây, các bạn tham khảo để có thể làm bài dự thi tốt.

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Đáp án cuộc thi Pháp luật học đường 2019
Đáp án câu 3 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4
Đáp án câu 2 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4
Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về An ninh mạng
Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014
Từ khoá liên quan:

Tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2019

, tim hieu Luat An ninh mang nam 2019, tìm hiểu về luật an ninh mạng,

SOFT LIÊN QUAN
  • Luật an ninh mạng

    Dự thảo luật an ninh mạng mới nhất

    Luật an ninh mạng là bộ luật dự thảo đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay do Bộ công an chủ trì soạn thảo. Toàn bộ nội dung luật an ninh mạng sẽ được Taimienphi.vn cập nhật và chia sẻ chi tiết dưới đây. Các bạn có thể lưu lại để tham khảo và nghiên cứu chi tiết hơn những điều khoản, quy định mà mình quan tâm.

Tin Mới