Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa. tuy nhiên, tính hai mặt của công nghệ cũng chính là thách thức lớn đối với việc thực thi pháp luật. Chính vì vậy, để tạo hành lang pháp lý trong lĩnh vực này, Luật an toàn thông tin mạng đã được ban hành. Cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung qua bài viết sau.
Luật an toàn thông tin mạng được ra đời xuất phát từ thực tiễn nhằm đảm bảo an toàn thông tin, tạo môi trường bình đẳng cho các tổ chức doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Luật an toàn thông tin mạng: Thời điểm ban hành, hiệu lực, nội dung cơ bản
1. Luật an toàn thông tin mạng ban hành khi nào, gồm bao nhiêu điều?
Luật an toàn thông tin mạng 2015 được ban hành vào ngày 19/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Luật gồm có 08 Chương và 54 Điều, cụ thể:
- Chương I: Những quy định chung (từ Điều 01 - Điều 08).
- Chương II: Bảo đảm an toàn thông tin mạng.
+ Mục 1: Bảo vệ thông tin mạng (từ Điều 9 - Điều 15)
+ Mục 2: Bảo vệ thông tin cá nhân (từ Điều 16 - Điều 20)
+ Mục 3: Bảo vệ hệ thống thông tin (từ Điều 21 - Điều 27)
+ Mục 4: Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (Điều 28 - Điều 29)
- Chương III: Mật mã dân sự (Điều 30 - Điều 36).
- Chương IV: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng (Điều 37 - Điều 39)
- Chương V: Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
+ Mục 1: Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng (từ Điều 40 - Điều 46).
+ Mục 2: Quản lý nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng (từ Điều 47 - Điều 48)
Chương VI: Phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng (Điều 49 - Điều 50).
Chương VII: Quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng (Điều 51 - Điều 52).
Chương VIII: Điều khoản thi hành (Điều 53 - Điều 54).
* Tải Luật an toàn thông tin mạng TẠI ĐÂY
Nội dung của Luật an toàn thông tin mạng gồm 08 Chương và 54 Điều luật
2. Nội dung nổi bật của Luật an toàn thông tin mạng
Luật an toàn thông tin mạng 2015 tập trung vào những nội dung sau:
- Tính bí mật, tính nguyên vẹn, tính khả dụng của thông tin
- Ngăn chặn việc giả mạo, lợi dụng điểm yếu, lỗ hổng trong quá trình sử dụng, quản lý nhằm phát tán những phần mềm độc hại, làm ảnh hưởng đến hệ thống thông tin.
- Quy định về việc quản lý gửi thông tin (Điều 10 Luật an toàn thông tin mạng):
+ Nguyên tắc khi gửi thông tin trên mạng: không giả mạo nguồn gốc, tuân thủ pháp luật
+ Không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ của người tiếp nhận khi chưa được người tiếp nhận đồng ý/đã từ chối.
- Sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự (Điều 30 Luật an toàn thông tin mạng):
+ Là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ mật mã bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
+ Các dịch vụ mật mã dân sự gồm có: dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm dân sự mật mã; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng (Điều 37 Luật an toàn thông tin mạng):
+ Gồm: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở.
+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng gồm có: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
- Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng (Điều 40 Luật an toàn thông tin mạng 2015):
+ Gồm có: kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng và kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng.
+ Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng phải đáp ứng đủ điều kiện và được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Trong đó, nội dung được nhiều người tìm hiểu là hệ thống thông tin quan trọng quốc gia được quy định trong luật an toàn thông tin mạng năm 2015.
3. Ý nghĩa của việc ban hành Luật an toàn thông tin mạng
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc ra đời của Luật an ninh mạng và Luật an toàn thông tin mạng đã có ý nghĩa vô cùng to lớn, cụ thể:
- Là văn bản pháp lý cao nhât, hoàn thiện nhất điều chỉnh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng nhằm tránh những hạn chế các hành vi gây mất an toàn thông tin.
- Luật an toàn thông tin mạng cũng quy định cụ thể về việc kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, những dịch vụ an toàn thông tin mạng được phép kinh doanh => Thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
- Đưa ra những quy định, chế tài nhằm ngăn chặn, đồng thời bảo vệ mạng và hệ thống thông tin khỏi nguy cơ bị tấn công. Có những biện pháp ngăn chặn, xử lý những hành vi gây mất an toàn thông tin mạng.
- Ngoài ra, độc giả có thể so sánh Luật an toàn thông tin mạng và Luật an ninh mạng để thấy được những điểm giống và khác nhau.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-an-toan-thong-tin-mang-73756n.aspx
Luật an toàn thông tin mạng là minh chứng cho sự phát triển của công nghệ tại Việt Nam hiện nay. Song, việc thực thi và áp dụng pháp luật trong thực tế vẫn còn những khó khăn nhất định. Hi vọng, những vấn đề tồn đọng sẽ được đưa ra trao đổi, lấy ý kiến trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, để có thêm nhiều kiến thức pháp luật thú vụ, bạn đọc có thể xem thêm các bộ luật khác như Luật an toàn thực phẩm, Luật đầu tư công, Luật cạnh tranh, Luật các tổ chức tín dụng,...