Dàn ý phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

Rừng xà nu là truyện ngắn mang đậm màu sắc sử thi của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Để tìm hiểu về khuynh hướng, màu sắc sử thi trong tác phẩm, các bạn hãy cùng tham khảo dàn ý phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình nhé!
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

1. Mở bài

- Giới thiệu về hai tác phẩm và tác giả
- Giới thiệu về tính sử thi


2. Thân bài

a) Khái quát chung nội dung của hai tác phẩm:
- Rừng xà nu: Viết về người dân Xô Man ở Tây Nguyên kháng chiến chống Mỹ, nổi bật là người anh hùng Tnú.
- Những đứa con trong gia đình: Viết về một gia đình có truyền thống yêu nước ở Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ với hai đứa con là Chiến và Việt - hai chiến sĩ Cách mạng ưu tú.
- Tính sử thi được thể hiện ở trong cả hai tác phẩm này.

b. Tính sử thi là gì?
- Là tính chất thường được biểu hiện trong những sự kiện trọng đại, quan trọng của đất nước, mang tính tồn vong của dân tộc.
- Kể về những người anh hùng, kết tinh phẩm chất cao đẹp của cộng đồng (Tnú, Chiến, Việt)
- Giọng điệu tự hào, trang trọng, hào hùng.

c. Tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu:
- Được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ -> sự kiện trọng đại, mang tính sống còn của đất nước.
- Thể hiện trong hình ảnh cánh rừng xà nu - thiên nhiên hùng vĩ ( mở ra bằng hình ảnh "rừng xà nu nối nhau hút tận chân trời, kết lại cũng bằng hình ảnh ấy)
- Thể hiện trong hình ảnh người anh hùng Tnú: kết tinh phẩm chất cao đẹp:
+ Tnú là một người gan dạ, dũng cảm: từ bé làm liên lạc cho cán bộ, dù bị giặc đe dọa "giết bà Nhan, anh Xút" để thị uy. Băng rừng, vượt suối đi "băng băng như con cá kình".
+ Tnú là người yêu vợ thương con
+ Tnú là chiến sĩ cách mang với tình yêu nước sâu sắc: không lo tính mạng mình, chỉ lo "ai sẽ là người lãnh đạo dân làng đánh giặc"
-> Tnú là kết tinh của cộng đồng, mang những phẩm chất cao đẹp nhất của cộng đồng.
- Giọng điệu kể chuyện vừa hào hùng, lại trang trọng, mang tính phóng đại (cụ Mết "tiếng nói ồ ồ, vang dội lồng ngực", tay như gọng kìm", ...)
-> Rừng xà nu là một tác phẩm mang đậm tính sử thi.

d. Tính sử thi trong Những đứa con trong gia đình:
- Được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, về một gia đình Nam Bộ có truyền thống Cách mạng.
- Thể hiện qua hình ảnh hai đứa con Việt và Chiến:
+ Chiến: Người chị gái - người con gái Nam Bộ vừa đảm đang, tháo vát lại yêu nước, căm thù giặc.
· Xin đi lính khi vừa đủ tuổi
· Đảm đang, thay mẹ nuôi em khi mẹ mất
· Lo lắng cho em, thu xếp cho gia đình trước khi ra đi (hình ảnh mang bàn thờ mẹ đi gửi...)
+ Việt: Người em trai thông minh, gan dạ.
· Xin đi lính dù chưa đủ tuổi để đi
· Khi chiến đấu "bắn cháy xe bọc thép" bị thương "cả người đau nhức vì vết thương", vẫn luôn gan dạ, quyết tâm đánh kẻ thù.
- Thể hiện qua giọng văn mộc mạc nhưng trang trọng, hào hùng, đầy tự hào.

e. Kết luận chung:
- Cả hai tác phẩm đều được viết trên nền cảm hứng sử thi dào dạt
- Thể hiện qua hoàn cảnh sáng tác, qua nhân vật, giọng văn.


3. Kết luận
- Khẳng định lại vấn đề
- Nguyễn Trung Thanh. Nguyễn Thi là hai nhà văn xuất sắc trong dòng văn học này.
 

II. Bài văn mẫu phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi là những nhà văn lớn trong nền văn học Cách mạng của Việt Nam. Các tác phẩm của hai ông là những tác phẩm thực sự xuất sắc khi đã dựng lại được bức tranh về cuộc sống của những người dân dưới khói lửa của chiến tranh. Hai tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi phải kể đến là Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình. Hai tác phẩm này đã dựng lên bức tranh toàn cảnh về những người dân, những người con Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả hai được viết trong giai đoạn lịch sử hào hùng nhất của dân tộc thế nên nó đã tạo nên một không gian đậm đà tính sử thi, bao trùm toàn bộ tác phẩm.

Rừng xà nu được viết vào những năm tháng khói lửa của chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm nói về một bản làng người Xô Man, nằm giữa một khu rừng xà nu ở đất Tây Nguyên, đang cùng nhau đứng lên chống lại giặc Mỹ xâm lược. Trong cuộc chiến chẳng hề cân sức đó, người dân làng Xô Man cũng như người dân Việt Nam phải chịu bao mất mát đau thương, thế nhưng họ vẫn đứng lên, chiến đấu đến cùng để có thể giành lại tự do, độc lập. Cũng cùng một cảm hứng như thế,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình tại đây.

---------------------HẾT-----------------------

Trong tuần học thứ 22, chương trình SGK Ngữ văn lớp 12, các em đã được học tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Cùng với Dàn ý phân tích truyện ngắn Rừng xà nuà. Để củng cố thêm kiến thức về cách làm bài cảm nhận, phân tích về tác phẩm này các em cùng tham khảo thêm những bài viết khác: Phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu, Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu, Soạn văn Rừng xà nu, Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu;...

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-tinh-su-thi-trong-rung-xa-nu-va-nhung-dua-con-trong-gia-dinh-47565n.aspx
 

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu
Vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú trong Rừng xà-nu và Việt trong Những đứa con trong gia đình
Dàn ý phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu
Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu
So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich tinh su thi trong Rung xa nu va Nhung dua con trong gia dinh

, dan y phan tich chat su thi trong truyen rung xa nu va nhung dua con trong gia dinh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu

    Văn tham khảo lớp 12

    Có thể nhận thấy rõ nét cây xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình ảnh đầy ấn tượng xuyên suốt trong truyện ngắn, cùng tham khảo bài Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu chi tiết dướ ...

Tin Mới