Để có thể kết nối từ xa trên một, nhiều may tính chúng ta sử dụng giao thức SSH, và chúng ta có thể kết nối với máy chủ SSH từ Windows, macOS hay Linux một cách dễ dàng với các công cụ hỗ trợ có sẵn.
Trước khi đi vào bài viết chính chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua một chút về SSH cũng như nhiệm vụ của SSH khi bạn kết nối đến máy chủ này nhé. Nói một cách chính xác hơn thì SSH là viết tắt của Secure Socket Shell, một giao thức mạng được sử dụng để đăng nhập vào một máy tính từ xa, giúp bạn quản lý dữ liệu hoặc các thông tin gửi đi, nhận được mã hóa rất an toàn. Và chúng ta có thể kết nối với máy chủ SSH từ Windows, macOS hay thậm chí là Linux đều được.
Nghe có vẻ giống như chúng ta điều khiển máy tính từ xa bằng Teamviewer đúng không, nhưng trên thực thế giao thức này an toàn hơn rất nhiều, tuy vậy việc điều khiển máy tính từ xa bằng Teamviewer cũng có những ưu, nhược điểm riêng, điều dễ thấy chính là dễ sử dụng thay vì phải có một localhost khi bạn muốn kết nối với máy chủ SSH.
Hướng dẫn kết nối với máy chủ SSH từ Windows, macOS và Linux.
1. Kết nối với máy chủ SSH từ Windows.
Bước 1: Để kết nối với máy chủ SSH từ Windows chúng ta sử dụng một phần mềm chuyên trong lĩnh vực này đó chính là PuTTY, trước tiên hãy tải PuTTy về và tiến hành cài đặt như bình thường.
Bước 2: Sau khi mở PuTTY lên bạn chỉ cần nhập Host Name ( hoặc địa chỉ IP) của bạn vào, chọn cổng mặc định là 22 (nếu khác 22 thì nhập cổng khác vào), tiếp đó tích vào SSH rồi click Open để kết nối với máy chủ SSH của mình.
Bước 3: Sau đó hệ thống sẽ có cảnh báo về việc kết nối với máy chủ SSH của bạn, hãy nhấn Yes để tiếp tục.
Bước 4: Cuối cùng một bảng đăng nhập hiện lên, bạn điền tên tài khoản và mật khẩu của server SSH máy tính bạn muốn kết nối đến vào, như vậy là đã xong việc kết nối với máy chủ SSH trên Windows rồi đó.
2. Kết nối với máy chủ SSH từ macOS
Bước 1: Trên macOS rất linh hoạt, không cần thiết phải sử dụng phần mềm bên thứ 3 như Windows, bạn chỉ cần nhấn vào Menu Go và chọn Utilities ở bước đầu tiên.
Bước 2: Trong Utilities bạn tìm đến một ứng dụng có tên là Terminal, đây là ứng dụng giống như Command Prompt trên Windows đấy.
Bước 3: Ở đây bạn tiến hành nhập SSH server của mình vào, với cổng mặc định là 22 bạn chỉ cần gõ: ssh tên ssh server.server.com là được.
Còn trong trường hợp SSH server của bạn khác với cổng 22 bạn nhập địa chỉ theo lệnh sau: ssh tên ssh server.server.com - p và nhấn enter để kết nối với máy chủ SSH từ macOS.
3. Kết nối với máy chủ SSH từ Linux
Bước 1: Từ phiên bản Ubuntu 14.0 trở đi, việc kết nối với máy chủ SSH càng trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta có thể truy cập Terminal (giống Command Prompt trên Windows) ngay từ giao diện desktop. Chúng ta chỉ cần thao tác click chuột phải và chọn Open Terminal để mở công cụ này lên.
Bước 2: Ngay khi giao diện Terminal hiện lên, nhập host của bạn vào với cú pháp ssh tên host.
Ngay sau đó hệ thống sẽ kết nối đến SSH của bạn, hãy gõ Yes khi tiếp tục được hỏi và sau đó nhập mật khẩu vào nhé.
Bước 3: Cuối cùng hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn tiếp tục nữa hay không, hãy nhấn vào yes để có thể kết nối với máy chủ SSH trên linux. Thật quá đơn giản phải không nào.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-ket-noi-voi-may-chu-ssh-tu-windows-macos-hoac-linux-25387n.aspx
Với bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp lại cho bạn cách để kết nối với máy chủ SSH trên 3 hệ điều hành khác nhau, tùy vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của bạn mà hãy áp dụng từng trường hợp một vào nhé. Hy vọng bài viết trên giúp ích được cho bạn đọc có thể quản lý máy tính từ xa, tương tác được nhiều việc hơn cũng như biết thêm các sử dụng trong việc quản lý máy tính qua giao thức SSH này nhé.