Ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ, những ai không nên ăn? Dù ngon và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, xuất hiện vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhưng không phải người nào cũng ăn được món ăn cơm rượu tết đoan ngọ này.
Không chỉ là món ăn đặc trưng "giết sâu bọ" vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch hàng năm mà cơm rượu Tết Đoan Ngọ này còn rất ngon, mang đến nhiều tác dụng về phòng bệnh. Tuy nhiên, cơm rượu có tính nóng nên có một số người không ăn được món ăn này.
Nhiều người không nên ăn cơm rượu để diệt sâu bọ vào ngày Tết Đoan Ngọ
1. Ăn cơm rượu tốt không, có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
Cơm rượu là món ăn được chế biến từ gạo nếp cái hoa hoặc nếp cẩm chỉ bỏ lớp vỏ trấu, còn lớp cám và lớp vỏ lụa được giữ lại bởi lớp này có nhiều dinh dưỡng tốt với sức khỏe của con người như muối khoáng, gluxit, chất xơ, vitamin B ....
Vì thế, khi ăn cơm rượu vừa có tác dụng "giết sâu bọ" mà còn có khả năng ngăn ngừa, phòng chống được nhiều bệnh như:
- Phòng bệnh thiếu sắt
Trong gạo nếp có lượng sắt cao nên khi chúng ta ăn gạo nếp cẩm hàng ngày, bạn có thể bổ sung được sắt, từ đó phòng được bệnh thiếu sắt. Hơn nữa, những phụ nữ đang mang thai, bổ sung sắt, hạn chế tai biến cho mẹ và con thì nên ăn cơm rượu ít nhất là 2 lần/tuần.
- Kích thích được tiêu hóa
Cơm rượu là thức ăn và cũng là thức uống, sử dụng cả nước và cái, mang tới hương vị thơm ngon làm cho mọi người ở mọi lứa tuổi yêu thích. Không chỉ bồi bổ cơ thể, mang tới món ăn ngon mà món ăn này còn kích thích được tiêu hóa hiệu quả.
Người chán ăn hoặc tiêu hóa kém nên ăn cơm rượu chứa khoảng 50 - 60ml cơm rượu/chén với tần suất là 2 lần/ngày sẽ rất tốt. Hơn nữa, cơm rượu còn hạ được nồng độ cholesterol xấu, hỗ trợ cho việc giảm cân.
- Tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu, men gạo nếp chứa hoạt chất ergosterol, lovastatin rất tốt đối với tim mạch, mạch máu. Chất này có khả năng hạn chế được tình trạng tai biến tim mạch, giúp cho bệnh nhân mới phẫu thuật bệnh tai biến mạch máu não có thể tái tạo mạch máu hiệu quả, nhanh chóng. Hơn nữa, thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm còn không thay đổi huyết áp, gây ra các phản ứng phụ.
2. Những người không nên ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất? Món ngon vào ngày Tết Đoan Ngọ
Theo quan niệm, cơm rượu có tính nóng, ngày 5/5 âm lịch lại là ngày cực dương - ngày sâu bọ nảy nở nhiều nên mọi người thường ăn cơm rượu để có thể tiêu diệt những những ký sinh trùng đang lưu trú ở trong cơ thể con người. Tuy nhiên, một số người không nên ăn món này như những người có thể trạng nóng bởi cơm rượu có tính ấm, vị ngọt.
Biểu hiện của người ở thể trạng nóng chính là thường nổi mụn, mẩn ngứa, da vàng, môi khô ráp, căng đỏ, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hay rêu lưỡi vàng ...
Những người này khi ăn cơm rượu sẽ làm cho cơ thể trở nên nóng hơn,dẫn tới dị ứng, mụn nhọt xuất hiện, thậm chí là nổi ban, chảy máu cam. Với người đang ở tuổi dậy thì khi ăn cơm rượu thường xuất hiện mụn trứng cá.
Đối với người thể trạng nóng, thay vì ăn món ăn nóng thì lựa chọn, bổ sung các thức ăn mát để có thể giảm dần triệu chứng mọc mụn như luộc, hầm bí đao, canh khổ qua, rau má ... và ăn các loại hoa quả cam, bưởi, thanh long ... Bên cạnh đó, mọi người nên giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động, không nên thức khuya để đảm bảo được sức khỏe luôn tốt, có sức đề kháng.
3. Các món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ
Theo quan niệm, ngày 5/5 là ngày ăn hoa quả, cơm rượu để "giết sâu bọ" nên nếu như bạn không ăn cơm rượu thì bạn có thể thay bằng các món ăn khác như bánh tro, thịt vịt, hoa quả đầu mùa như vải, chôm chôm, dưa hấu ...
https://thuthuat.taimienphi.vn/an-com-ruou-tet-doan-ngo-nhung-ai-khong-nen-an-48380n.aspx
Trên đây, Taimienphi.vn đã chia sẻ những người không nên ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ, nếu như các bạn mắc một trong những bệnh trên nên tránh món ăn "giết sâu bọ" này. Hơn nữa, các bạn cũng cần chuẩn bị văn khấn Tết Đoan Ngọ và chuẩn bị lễ cúng để cúng lễ Tết mùng 5/5 âm lịch tươm tất và tốt nhất.