Mâm cúng rước ông bà gồm những gì?

Trong ngày Tết, mâm cúng rước ông bà cũng được mọi gia đình chuẩn bị để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên cũng như mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Mâm cơm cúng và bài văn khấn rước ông bà ngày 30 Tết sẽ được Taimienphi.vn chia sẻ dưới đây.

Ngày Tết nguyên đán là những ngày rất ý nghĩa và quan trọng đối với người dân Việt Nam bởi vừa là ngày để các thành viên trong gia đình quây quần vừa là ngày để con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên. Do đó, mọi gia đình vào ngày 30 Tết đều tất bật chuẩn bị mâm cúng rước ông bà.

mam cung ruoc ong ba gom nhung gi

Tục rước ông bà về ăn Tết

1. Ý nghĩa của cúng rước ông bà

Chữ Hiếu được người Việt coi là thước đo phẩm chất của mỗi con người và cách thể hiện chữ Hiếu đó chính là thờ cúng tổ tiên. Theo quan niệm, dù đã mất nhưng linh hồn của tổ tiên vẫn còn sống để về phù hộ cho con cháu nên mọi người thường hay rước tổ tiên về chung vui như trong ngày giỗ hoặc ngày lễ Tết.

Không chỉ là cách thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên của mình mà thờ cúng tổ tiên còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.

Do đó, dù nghèo hay giàu thì vào ngày lễ Tết hoặc làm lễ cúng, mọi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng đầy đủ và sang trọng để mời ông bà, tổ tiên về.

Khi giao thừa thì mọi gia đình Việt Nam đặt mâm cúng rước ông bà, tổ tiên trên ban thờ, thắp hương để tưởng niệm và khấn vái.

2. Mâm cúng rước ông bà gồm những gì?

Mâm cơm cúng rước ông bà được chuẩn bị tùy vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình, tuy nhiên, mâm cúng thường có những đồ sau:

- Mâm ngũ quả, đèn nến, hoa tươi, trầu cau, bánh trưng, trà, rượu, giấy tiền vàng mã
- Mâm cỗ mặn hoặc chay với các món ăn của ngày Tết.

Bên cạnh tùy vào điều kiên thì tùy vào từng vùng miền mà mâm cỗ cúng rước tổ tiên có sự khác nhau, chẳng hạn như:

- Mâm cỗ rước ông bà ở miền Bắc gồm: miếng lòng gà, móng giò hầm măng, giò xào, giò lụa, bánh chưng ...
- Mâm cỗ rước ông bà ở miền Trung gồm: - Giá chua, thịt heo luộc, gà bóp rau răm, bánh tét, bánh chưng ...
- Mâm cỗ cúng rước ông bà ở miền Nam thường gồm bánh tét, chả giò, nem, gỏi tôm thịt, thịt kho tàu ...

3. Cách đặt mâm cúng rước ông bà ngày Tết theo truyền thống

Dù gia đình bạn chuẩn bị mâm cỗ cúng mặn hay chay thì mâm cỗ này cần được đặt đúng vị trí của nó. Như thế mới thể hiện được lòng thành. Mâm cỗ rước ông bà này thường được đặt ở dưới cái bàn nhỏ trước ban thờ cúng.

Còn ở trên ban thờ chỉ để mâm ngũ quả, hoa tươi, tiền vàng hoặc chỉ thêm chè, bánh chưng, xôi.

4. Bài cúng rước ông bà 30 Tết, 29 Tết

Bài văn khấn rước ông bà mẫu 1

mam cung ruoc ong ba gom nhung gi 2

mam cung ruoc ong ba gom nhung gi 3

Bài văn khấn rước ông bà mẫu 2

mam cung ruoc ong ba gom nhung gi 4

Lưu ý: Sau cúng rước ông bà, tổ tiên thì gia chủ cần chú ý là không để cho hương bị tắt, tốt nhất là nên dùng hương sào hoặc là hương vòng bởi loại hương này dùng được trong thời gian dài.

https://thuthuat.taimienphi.vn/mam-cung-ruoc-ong-ba-gom-nhung-gi-44087n.aspx
Bắt đầu từ 23 tháng Chạp cho tới ngày 30 Tết, mọi gia đình đều bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa các đồ đạc để chuẩn bị đón giao thừa. Theo phong tục thì mọi gia đình đều chuẩn bị mâm lễ cúng tất niên, mâm cúng rước ông bà về ăn tết và cúng giao thừa khi ngày 30 Tết đến. Giống như cúng ông Công ông Táo thì cúng Giao thừa, tất niên thì bài văn cúng Tất niên, Giao thừa cũng cần được chuẩn bị chu đáo.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Lễ cúng rằm tháng Chạp gồm những gì?
Cách cúng rước ông bà 30 tết
Mâm cơm cúng Rằm tháng 7 có những gì?
Chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7, gồm những gì?
Giới thiệu các bài văn cúng cô hồn rằm tháng bảy, cầu tự, khai trương cửa hàng, lễ thượng thọ
Từ khoá liên quan:

Mâm cúng rước ông bà

, mam cung ruoc ong ba, bài cúng rước ông bà,

SOFT LIÊN QUAN
  • Mâm cúng Rằm tháng Giêng

    Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng

    Mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng gồm những gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm, cùng Taimienphi.vn tham khảo bài viết sau đây để giải đáp câu hỏi trên cũng như chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ.

Tin Mới