Các bạn đang muốn tìm hiểu cú pháp cũng như xem ví dụ về Hàm Index và hàm Match trong Excel thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Bài này viết rất chi tiết, giúp bạn dễ dàng hình dung, làm việc hiệu quả khi gặp phải công việc liên quan tới hàm này.
Việc dò tìm dữ liệu trên Excel là công việc khá thường xuyên đối với nhiều người nhất là các bạn học tin học và làm kế toán tại doanh nghiệp. Thông thường thì chúng ta hay sử dụng Vlookup để dò tìm theo cột, Hlookup dò tìm theo hàng để dò tìm dữ liệu nằm song song, hay nói cách khác dữ liệu dò tìm nằm cùng giá trị đơn với Mã dùng để so khớp, so sánh khi dò tìm lấy kết quả.
Cách sử dụng hàm Index và Match trong Excel
Tuy nhiên với cách này chúng ta chỉ có thể thực hiện so sánh mã hàng với một giá trị tương ứng ở bảng dò tìm duy nhất. Thế nên nếu như chúng ta cần lấy giá trị nằm trên cả hàng và cột thì hàm Index sẽ là ưu tiên hàng đầu cho bạn lúc này bởi hàm Index là sự kết hợp của cả 2 yếu tố dò tìm này trên bảng dò dữ liệu. Đặc biệt khi kết hợp Index với Match, sự kết hợp này đôi khi còn có thể hiệu quả hơn cả Vlookup, Hlookup. Vậy cách dùng hàm Index và hàm Match trong Excel như thế nào mời bạn đọc theo dõi ví dụ cụ thể trong bài viết ngay sau đây.
Hướng dẫn sử dụng hàm Index và hàm Match trong Excel
Tải phiên bản Excel mới nhất: Excel 2013
Trước tiên để sử dụng kết hợp hàm Index và hàm Match trong Excel, bạn cần hiểu rõ cú pháp cũng như cách sử dụng của 2 hàm này:
1. Hàm Index
+ Hàm Index dạng mảng:
Cú Pháp: (Array,Row_num,[Column_num])
Trong Đó:
- Array: Phạm vi ô hoặc một hằng số mảng, bắt buộc
- Row_num: Chọn hàng trong mảng mà từ đó trả về một giá trị
- Column_num: Chọn cột trong mảng mà từ đó trả về một giá trị.
Bắt buộc phải có ít nhất một trong hai đối số Row_num và Column_num.
+ Hàm Index dạng tham chiếu:
Cú Pháp: INDEX(Reference,Row_num,[Column_num],[Area_num])
Trong Đó:
- Reference: Vùng tham chiếu, bắt buộc
- Row_num: Chỉ số hàng từ đó trả về một tham chiếu, bắt buộc.
- Column_num: Chỉ số cột từ đó trả về một tham chiếu, tùy chọn.
- Area_num: Số của vùng ô sẽ trả về giá trị trong reference. Nếu Area_num được bỏ qua thì hàm INDEX dùng vùng 1, tùy chọn.
2. Hàm Match
Cú Pháp: MATCH(Lookup_value,Lookup_array,[Match_type])
Trong Đó:
- Lookup_value: Giá trị tìm kiếm (giá trị số, văn bản, giá trị logic, tham chiếu ô đến một số, văn bản hay giá trị logic)
- Lookup_array: Mảng để tìm kiếm, bắt buộc
- Match_type: Kiểu tìm kiếm. Không bắt buộc.
Có 3 kiểu tìm kiếm là:
1:Less than (Nhỏ hơn giá trị tìm kiếm)
0: Exact match (Chính xác giá trị tìm kiếm)
-1:Greater than ( Lớn hơn giá trị tìm kiếm)
Khi bỏ qua không nhập gì thì hàm MATCH mặc định là 1.
Ví dụ: bài tập về hàm Index và hàm Match
Cho các bảng dữ liệu như hình dưới, yêu cầu sử dụng hàm Index và hàm Match để điền vào cột đơn giá cho mỗi mặt hàng dựa vào 2 bảng dữ liệu ở dưới.
- Nhập công thức tại ô E6 =INDEX($B$15:$F$19,MATCH(A6,$B$15:$B$19,0),MATCH(B6,$B$15:$F$15,0)), Ta có kết quả như hình dưới
Như vậy, trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng kết hợp hàm Index và hàm Match trên bảng tính Excel để lấy giá trị ở dòng và cột ở các bảng khác nhau và điền giá trị chính xác vào bảng dữ liệu. Bạn có thể sử dụng cách làm này trên các phiên bản Office 2013, Office 2010, Office 2007 và Office 2003
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Hàm GAMMADIST, Hàm trả về phân bố gamma cũng như nhiều hàm toán học khác có trên Taimienphi.vn. Hàm GAMMADIST là hàm được sử dụng trong việc nghiên cứu các biến số có thể có phân bố lệch. Đặc biệt, nó được ứng dụng trong quá trình phân tích hàng chờ, một quá trình phân tích có tính ứng dụng cao trong các bài toán thực tế hiện nay.
Cùng với đó, bạn đọc có thể tham khảo thêm hàm FTEST, đây là loại hàm tương thích tính toán về kiểm tra F-Test trong xác suất thống kê, cho phép tính toán về sự khác nhau về phương sai.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ham-index-va-ham-match-trong-excel-3101n.aspx
Để thuận tiện cho việc nhập văn bản các bạn có thể sử dụng hàm Proper - hàm viết hoa chữ cái đầu. Cú pháp, cách sử dụng của hàm viết hoa chữ cái đầu đã được chia sẻ trên Taimienphi.vn.