Tính năng Power Throttling được giới thiệu đầu tiên trên bản cập nhật Fall Creators. Tính năng này giới hạn các ứng dụng chạy nền ngốn pin thiết bị, nhằm kéo dài tuổi thọ pin. Tuy nhiên trong một số trường hợp tính năng này không cần thiết, và bạn có thể phải vô hiệu hóa tính năng này. Tham khảo cách vô hiệu hóa Power Throttling trên Windows 10 dưới đây của Taimienphi.vn.
Với hầu hết người dùng Windows thường có thói quen chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc. Tùy thuộc vào số lượng ứng dụng chạy trên nền background, nó có thể làm giảm tuổi thọ pin thiết bị của bạn. Để khắc phục tình trạng này, Microsoft đã bổ sung thêm tính năng mới có tên gọi Power Throttling trong bản cập nhật Windows 10 Fall Creators Update giúp tiết kiệm pin windows 10 hơn
Trên thực tên Power Throttling lẽ ra được phát hành cùng bản cập nhật Creators, tuy nhiên sau đó tính năng đã bị trì hoãn vì một số lý do và được giới thiệu đầu tiên trên bản cập nhật Fall Creators. Đúng như tên gọi của nó, Power Throttling giới hạn số lượng ứng dụng chạy nền ngốn pin thiết bị, để làm tăng tuổi thọ pin. Theo Microsoft, Power Throttling cải thiện tuổi thọ pin laptop khoảng 11%.
Mặc định Power Throttling được kích hoạt trên laptop và máy tính bảng, bạn có thể thực hiện việc bật tiết kiệm pin trên Windows 10 để kích hoạt tính năng Battery Saver cũng như Power Throttling. Mặc dù Windows rất giỏi phát hiện các ứng dụng chạy nền và giới hạn mức pin các ứng dụng này sử dụng, tuy nhiên có những trường hợp việc kích hoạt tính năng có thể không mong muốn.
May mắn là Microsoft cho phép người dùng có thể kiểm tra và vô hiệu hóa Power Throttling. Tham khảo cách vô hiệu hóa Power Throttling trên Windows 10 dưới đây của Taimienphi.vn.
Kiểm tra các ứng dụng nào bị hạn chế
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem ứng dụng nào bị hạn chế và không sử dụng Task Manager cũ.
Bước 1: Mở Task Manager bằng cách kích chuột phải vào khoảng trống bất kỳ trên thanh Taskbar, chọn Task Manager
Bước 2: Trên cửa sổ Task Manager, điều hướng đến tab Details, kích chuột phải vào cột ngoài cùng, chọn Select Column.
Bước 3: Trên cửa sổ Select Columns, cuộn xuống dưới tìm và đánh tích chọn hộp Power Throttling rồi click chọn OK.
Lúc này bạn sẽ nhìn thấy mục mới có tên Power Throttling trong tab Details.
Bạn có thể xem các ứng dụng nào bị hạn chế khi dùng pin. Nếu ứng dụng bị hạn chế bạn sẽ nhìn thấy trạng thái là Enabled (đã kích hoạt) trong mục Power Throttling. Nếu nhìn thấy trạng thái là Disabled (vô hiệu hóa) tức là ứng dụng không bị hạn chế.
Quản lý Power Throttling thông qua Power Settings
Bạn có thể nhanh chóng hạn chế, kích hoạt hoặc vô hiệu hoá Power Throttling trên Windows 10 bằng cách sử dụng thanh trượt pin hiển thị khi bạn click chọn biểu tượng pin trên thanh Taskbar. Hiện tại Windows 10 có 4 chế độ nguồn khác nhau:
- Battery Saver: Kích hoạt Power Throttling hoàn toàn.
- Better Battery: Tương tự như chế độ Battery Saver, Power Throttling được kích hoạt.
- Better Performance: Ở chế độ này, chế độ Power Throttling bị hạn chế và chỉ áp dụng cho các ứng dụng nền chiếm ít pin.
- Best Performance: Power Throttling bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Chỉ cần chọn chế độ nguồn bằng cách sử dụng thanh trượt. Tùy thuộc vào chế độ nguồn mà bạn lựa chọn, tính năng Power Throttling sẽ được kích hoạt, hạn chế hoặc vô hiệu hóa.
Vô hiệu hóa Power Throttling bằng cách sử dụng Group Policy Editor
Nếu không muốn phải bận tâm với Power Throttling, và muốn tất cả các ứng dụng hoạt động hết năng suất, bạn có thể vô hiệu hóa hoàn toàn Power Throttling bằng cách sử dụng Group Policy Editor.
Bước 1: Mở Group Policy Editor bằng cách nhập gpedit.msc vào khung Search trên Start Menu
Bước 2: Trên cửa sổ Group Policy Editor, điều hướng theo đường dẫn dưới đây:
Computer Configuration =>Administrative Templates =>System =>Power Throttling Settings
Tiếp theo tìm và kích đúp vào policy Turn off Power Throttling ở khung bên phải để mở.
Bước 3: Trên cửa sổ tiếp theo, click chọn Enabled, sau đó click chọn OK để lưu lại các thay đổi.
Cuối cùng khởi động lại hệ thống của bạn và tính năng Power Throttling sẽ được vô hiệu hóa thành công. Nếu muốn kích hoạt lại Power Throttling, thực hiện các bước tương tự và chọn Disabled trên cửa sổ thuộc tính.
Vô hiệu hóa Power Throttling thông qua Registry Editor
Nếu không muốn truy cập Group Policy Editor, bạn có thể vô hiệu hóa Power Throttling thông qua Windows Registry Editor. Tuy nhiên trước khi chỉnh sửa Registry, bạn nên tạo bản sao lưu để tránh trường hợp xấu xảy ra. Sau đó thực hiện theo các bước dưới đây:
Đầu tiên mở Registry Editor bằng cách nhập regedit vào khung Search trên Start Menu.
Sao chép và dán đường dẫn dưới đây vào thanh địa chỉ rồi nhấn Enter để điều hướng đến key đích:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Power
Tiếp theo tạo một key mới và value để vô hiệu hóa Power Throttling. Để làm được điều này, bạn kích chuột phải vào key Power, chọn New =>Key.
Đặt tên cho key mới là PowerThrottling rồi nhấn Enter để xác nhận thay đổi.
Sau khi tạo xong key, kích chuột phải vào khung bên phải, chọn New =>DWORD (32-bit) Value.
Đặt tên cho value DWORD mới là PowerThrottlingOff, nhấn Enter để xác nhận.
Mặc định giá trị trong khung Value data được thiết lập là 0, tức là Power Throttling được kích hoạt. Để thay đổi giá trị này, bạn kích đúp chuột vào key vừa tạo, nhập 1 trong khung Value data rồi click chọn OK để lưu lại thay đổi.
Cuối cùng khởi động lại hệ thống của bạn để áp dụng các thay đổi. Từ giờ Power Throttling sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn trên Windows 10.
Nếu muốn kích hoạt lại Power Throttling, thực hiện các bước tương tự và thiết lập giá trị trong khung Value data là 0 hoặc xóa key PowerThrottling mà bạn đã tạo trước đó.
https://thuthuat.taimienphi.vn/vo-hieu-hoa-power-throttling-tren-windows-10-29886n.aspx
Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên vô hiệu hóa Power Throttling trên laptop nếu muốn kéo dài tuổi thọ pin thiết bị. Tuy nhiên nếu muốn hiệu suất thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, bạn có thể kích hoạt Power Throttling. Nếu quyết định vô hiệu hóa Power Throttling trên Windows 10, lời khuyên cho bạn là áp dụng cách vô hiệu hóa thông qua Group Policy Editor để tránh sai sót xảy ra có thể gây hại cho hệ thống.