Viết đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thề nguyền

Mỗi trích đoạn trong "Truyện Kiều" đều mang nội dung và ý nghệ thuật đặc sắc. Em hãy cùng Taimienphi tìm hiểu điều đó thông qua bài Viết đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thề nguyền, Ngữ văn 11, Cánh Diều, học kì I nhé.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích "Thề nguyền".

viet doan van gioi thieu y nghia noi dung va dac sac nghe thuat cua the nguyen

Dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay về đoạn trích "Thề nguyền"

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

 

I. Dàn ý Viết đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thề nguyền

1. Mở đoạn:
- Khái quát lí do giới thiệu đoạn trích "Thề nguyền".
2. Thân đoạn:
* Giới thiệu sơ lược về đoạn trích "Thề nguyền":
- Đoạn trích nằm trong phần đầu "Gặp gỡ và đính ước" của tác phẩm.
- Sau khi có tình cảm với nhau, Thúy Kiều đã quyết định đến gặp Kim Trọng. Hai người đã thề nguyền, hẹn ước trọn đời bên nhau dưới vầng trăng sáng.
* Ý nghĩa nội dung:
- Thể hiện tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du trong tình yêu:
+ Người phụ nữ phong kiến khi xưa phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ, không thể tự quyết định hôn sự của chính mình.
+ Hành động của Thúy Kiều đã thể hiện tình yêu tự do, không bị gia đình sắp xếp, ngăn cấm -> Thể hiện sự mạnh mẽ, táo bạo, chủ động của Thúy Kiều.
=> Tư tưởng vượt trước thời đại của Nguyễn Du.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Những từ ngữ gợi hình, gợi tả: xăm xăm, thiu thiu, bâng khuâng,...
- Những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc thề nguyền: hoa, tóc tơ, ánh trăng, tiếng sen,...
- Các điển tích, điển cố: trướng huỳnh, đỉnh Giáp non thần,...
=> Tài năng của Nguyễn Du.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại giá trị của đoạn trích.

 

II. Đoạn văn mẫu giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thề nguyền:

 

1. Viết đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thề nguyền - mẫu số 1:

"Truyện Kiều" được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Trong đó, đoạn trích "Thề nguyền" đã thể hiện quan điểm, tư tưởng rất tiến bộ của tác giả Nguyễn Du ở thời kì bấy giờ. Đoạn thơ này được trích từ câu 431 đến 452 ở phần đầu của tác phẩm mang tên"Gặp gỡ và đính ước". Nội dung của đoạn trích nói về việc Thúy Kiều đã sang nhà Kim Trọng để cùng làm lễ ước hẹn, gắn bó với nhau đến suốt cuộc đời. Điều này đã thể hiện tư tưởng cấp tiến mà tác giả hướng tới. Trong thời kì mà người con gái phải chịu sự hà khắc của lễ giáo phong kiến thì hành động tự ý hẹn ước của Thúy Kiều và Kim Trọng được coi là sai trái. Chính tình cảm mãnh liệt, trong sáng giữa hai người đã giúp cô phá bỏ xiềng xích, mở đường tìm kiếm tình yêu tự do. Với các từ ngữ gợi hình, gợi tả, từ ngữ ẩn dụ, Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh đêm trăng thề nguyền thật tươi đẹp. Những điển tích, điển cố được đan cài khéo léo cũng tô đậm thêm tình cảm giữa hai người. Thông qua đoạn trích này, người đọc có thể nhận xét rằng "Truyện Kiều" không những có nghệ thuật đặc sắc mà còn thể hiện giá trị nhân văn đầy cao đẹp.

 Gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua tac pham truyen kieu

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích "Thề nguyền" trong Truyện Kiều

 

2. Viết đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thề nguyền - mẫu số 2:

"Thề nguyền" là một đoạn trích có nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong "Truyện Kiều". Tác phẩm được ra đời trong thời kì mà xã hội phong kiến còn nhiều hủ tục lạc hậu, người phụ nữ không được quyền quyết định mối hôn sự của mình. Họ chỉ có thể chịu sự sắp xếp của cha mẹ thì hành động "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" của Thúy Kiều đến nhà Kim Trọng được coi là táo bạo, trái với lẽ thường. Không những thế, hai người còn tự ý ước định "Trăm năm tạc một chữ đồng nên xương" khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ hai bên. Đây chính là tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của Nguyễn Du. Ông mong muốn con người có được tự do trong tình yêu, không bị phụ thuộc vào bất cứ thế lực nào. Những hình ảnh ẩn dụ như "hoa", "tóc tơ", "ánh trăng", "tiếng sen" và các điển tích điển cố như "trướng huỳnh", "đỉnh Giáp non thần" đã làm cho không khí buổi thề nguyền thêm phần long trọng, tô đậm thêm tư tưởng của tác giả. Từ đây, ta thấy được tài năng và tấm lòng lớn của một con người sống trong thời loạn lạc. Nguyễn Du thật xứng đáng với danh xưng đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

 

3. Viết đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thề nguyền - mẫu số 3:

"Truyện Kiều" là một tác phẩm gồm nhiều phân đoạn đặc sắc, nổi bật phải kể đến "Thề nguyền". Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả như "xăm xăm", "thiu thiu", "bâng khuâng",... để diễn tả tâm trạng, hành động của hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Kim Trọng. Ngoài ra, những hình ảnh ẩn dụ như "hoa", "tóc tơ", "ánh trăng", "tiếng sen" khiến cho không khí buổi thề nguyền diễn ra vừa long trọng lại vừa gần gũi, thân thiết. Các điển tích,điển cố: "trướng huỳnh", "đỉnh Giáp non thần" đã làm tăng thêm phần sống động cho lời thơ. Không những có nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích còn mang nội dung đầy ý nghĩa. Sau khi có tình cảm với nhau, Thúy Kiều đã quyết định đến gặp Kim Trọng. Hai người đã thề nguyền, hẹn ước trọn đời bên nhau dưới vầng trăng sáng. Hành động của họ thể hiện tư tưởng đầy tiến bộ của Nguyễn Du trong tình yêu. Người phụ nữ không phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ nữa mà đã tự quyết định người mình yêu là ai. Thúy Kiều đã tự tìm lấy tự do, hạnh phúc cho mình. Đây là một lối suy nghĩ đầy táo bạo, chủ động, cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của đại thi hào Nguyễn Du.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-gioi-thieu-y-nghia-noi-dung-va-dac-sac-nghe-thuat-cua-the-nguyen-76283n.aspx
"Thề nguyền" là đoạn trích có giá trị nội dung cao đẹp và nghệ thuật đặc sắc. Trên Taimienphi.vn còn rất nhiều nội dung khác về những bài văn mẫu lớp 11, mời em tham khảo như: Dựa vào tư liệu sau đây, em hãy giới thiệu bài hát "Làng tôi" của Văn Cao; Phân tích một đoạn trích tự chọn trong tác phẩm "Truyện Kiều" (Nguyễn Du); Chọn một ý của đề bài trong mục 2 Thực hành, từ đó, viết hai đoạn văn....

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn tả chiếc cửa sổ nhà em
Đóng vai chim sâu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật "chiếc lá" siêu hay tuyển chọn
Viết bài luận về bản thân Ngữ văn 10 Cánh Diều
Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu
Tự tình: Tác giả, thể thơ, nhan đề, bố cục, nội dung, nghệ thuật, dàn ý
Từ khoá liên quan:

Viet doan van gioi thieu y nghia noi dung va dac sac nghe thuat cua The nguyen

, Tom tat gia tri noi dung va nghe thuat cua Truyen Kieu, Gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua tac pham truyen kieu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Tập làm bài thơ lục bát lớp 6 ngắn, hay

    Để giúp các em nắm được cấu trúc và tập làm bài thơ lục bát, Taimienphi đã biên soạn một số bài thơ ngắn, hay dưới đây.