Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu là yêu cầu thuộc bài thực hành tiếng Việt trang 82, sách Ngữ văn 7, Cánh Diều, học kì II. Để có thêm gợi ý khi làm bài, mời các em tham khảo một số đoạn mẫu dưới đây.
Bài viết liên quan
- Giải toán lớp 4 trang 44, 45 sách Cánh Diều tập 1, Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
- À ơi tay mẹ: Tác giả, thể loại, bố cục, nội dung, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ
- Đoạn văn giới thiệu tiết mục hát, múa (hoặc đóng vai)
- Viết đoạn văn giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm
Đề bài: Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu
Đoạn văn mẫu giới thiệu khái quát về các từ loại/thành phần câu hay nhất
I. Gợi ý viết:
- Giới thiệu về từ loại hoặc các thành phần câu đã học.
- Nêu tác dụng của từ loại hoặc thành phần câu.
I. Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc thành phần câu:
1. Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu số 1:
Từ loại là các từ có sự tương đồng về đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt khái quát. Từ được chia làm nhiều loại khác nhau, bao gồm: danh từ, tính từ, động từ, phó từ,... Danh từ là những từ chỉ người, vật, khái niệm. Ở trong câu, danh từ đóng vai trò chủ ngữ, là thành phần chính của câu. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ "là" ở đằng trước. Trong khi đó, tính từ lại giữ đóng vai trò vị ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc động từ trước đó.
-> Một thuật ngữ được sử dụng: danh từ, tính từ, động từ, phó từ.
2. Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu số 2:
Trong hệ thống tiếng Việt bao gồm rất nhiều từ loại như: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, số từ, lượng từ,... Mỗi loại đều giữ vai trò và ý nghĩa riêng trong câu. Ví dụ như danh từ luôn đóng vai trò làm chủ ngữ. Trong khi đó, tính từ lại ở vị trí vị ngữ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ đứng trước nó. Có thể nói, từ loại góp phần hình thành nên một câu mang ý nghĩa hoàn chỉnh.
-> Một thuật ngữ được sử dụng: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, số từ, lượng từ.
Đoạn văn mẫu giới thiệu khái quát về các từ loại/thành phần câu siêu hay
3. Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu số 3:
Từ loại là những từ có chung đặc điểm về mặt ngữ pháp và biểu đạt ý nghĩa một cách khái quát. Chúng được chia ra làm nhiều loại khác nhau, bao gồm: danh từ, động từ, chỉ từ, đại từ, số từ,... Trong đó, danh từ, tính từ, động từ là các loại từ phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong câu. Danh từ đóng vai trò chủ ngữ, dùng để xác định đối tượng được nhắc đến trong câu văn. Còn tính từ, động từ lại làm vị ngữ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
-> Một thuật ngữ được sử dụng: danh từ, động từ, chỉ từ, đại từ, số từ.
4. Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu số 4:
Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, một câu hoàn chỉnh bao gồm: chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ. Trong đó, chủ ngữ, vị ngữ là thành phần chính trong câu, bắt buộc phải có để tạo nên một câu đầy đủ về mặt ngữ nghĩa. Trạng ngữ đóng vai trò là thành phần phụ, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Trong một câu, có thể có nhiều, chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ. Ở một số trường hợp, câu bị lược bỏ một số thành phần được gọi là câu rút gọn.
-> Một thuật ngữ được sử dụng: chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ.
5. Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu số 5:
Trong một câu, bao gồm có hai thành phần: thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần chính là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để tạo nên ý nghĩa hoàn chỉnh. Thành phần chính lại chia ra làm hai loại bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi "ai?", "cái gì?". Còn vị ngữ trả lời cho câu hỏi "Ai làm gì?", "Ai thế nào?". Đối với những thành phần không bắt buộc phải có mặt như trạng ngữ, ta có thể lược bỏ khi cần thiết.
-> Một thuật ngữ được sử dụng: chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hi vọng qua bài viết, các em đã có thêm cho mình kiến thức về từ loại và thành phần câu. Mời các em đón đọc, theo dõi bài văn mẫu lớp 7 khác: Tóm tắt văn bản Ghe xuồng Nam Bộ, Tóm tắt Gặp lá cơm nếp ngắn gọn, Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa, Tóm tắt truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng....
https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-gioi-thieu-khai-quat-ve-cac-tu-loai-hoac-cac-thanh-phan-cau-74890n.aspx