Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn 7 Cánh Diều

Chắc hẳn có rất nhiều em học sinh cảm thấy lúng túng khi Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn 7 Cánh Diều. Các em có thể tham khảo một số dàn ý và đoạn văn mẫu dưới đây:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn 7 Cánh Diều

viet doan van ghi lai cam xuc sau khi doc bai tho bon chu nam chu ngu van 7 canh dieu

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ


I. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai

1. Dàn ý ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai.
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
b. Thân đoạn:
- Cảm xúc về nội dung: Thông qua sự đối lập giữa cây cau và mẹ già, tác giả đã thể hiện nỗi xót xa trước hình ảnh người mẹ tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh, minh mẫn như xưa.
+ Hình ảnh đối lập giữa cây cau và mẹ già.
+ Cảm xúc trước tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho người mẹ.
- Cảm xúc về nghệ thuật:
+ Thể thơ bốn chữ ngắn gọn.
+ Phép đối.
+ Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị.
+ Ngôn từ tinh tế.
c. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

2. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai

Nhà thơ Đỗ Trung Lai bằng những cảm nhận tinh tế của mình đã gợi lên cho em nỗi xúc động qua bài thơ "Mẹ". Nhan đề bài thơ gói gọn trong một tiếng "Mẹ" đã bao trùm toàn bộ chủ đề và ý nghĩa văn bản. Thông qua sự đối lập giữa cây cau và mẹ già, tác giả cho em thấy được nỗi xót xa trước hình ảnh người mẹ tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh, minh mẫn như xưa. Ngày từ khổ đầu, câu thơ "Lưng mẹ còng rồi" như một lời khẳng định chắc nịch của con về tuổi già của mẹ. Hình ảnh người mẹ già nua được đặt trong sự tương phản với sức sống căng tràn, mãnh liệt của cây cau. Trong khi cau thẳng, ngọn xanh thì mẹ lưng còng, đầu bạc. Dòng chảy thời gian khiến cau ngày một cao lớn còn mẹ "ngày một thấp" đi khiến con không khỏi xót xa, chạnh lòng. Rồi mai này đây, mẹ sẽ trở về với đất. Mẹ ra đi để lại bao nỗi nhớ thương vô vọng trong lòng mỗi người. Hiện thực đau lòng trước mắt đã đưa chủ thể trữ tình quay trở về những ngày còn thơ với miếng cau mẹ bổ làm tư. Giờ đây, miếng cau bổ tám "mẹ còn ngại to" gợi ra vẻ móm mém của mẹ già. Biện pháp tu từ so sánh "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ" giúp em cảm nhận được sâu sắc nỗi buồn. Câu hỏi cuối bài thơ "Sao mẹ ta già?" đâu chỉ để hỏi trời cao mà đó còn là câu hỏi người con đặt ra cho chính bản thân mình. Nó cho thấy sự bất lực khi không thể thay đổi được quy luật: sinh - lão - bệnh - tử của người con. Bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, thể thơ bốn chữ ngắn gọn cùng biện pháp đối "còng - thẳng", so sánh "Khô gầy như mẹ" góp phần thể hiện cảm xúc buồn tủi khi thấy mẹ già đi.

Viet doan van ghi lai cam xuc sau khi doc mot bai tho bon chu hoac nam chu

Văn mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
 

II. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

1. Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
b. Thân đoạn:
- Cảm xúc về nội dung: Bài thơ khắc họa tình cảnh suy vi của ông đồ già khi Nho học thất thế, từ đó bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm của tác giả trước truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ mai một.
+ Cảm xúc phấn khởi, vui mừng trước hình ảnh ông đồ khi Nho học được coi trọng thể hiện trong hai khổ thơ đầu tiên.
+ Cảm xúc xót thương trước hình ảnh ông đồ khi Nho học mất dần vị thế trong đời sống thể hiện ở ba khổ thơ cuối.
- Cảm xúc về nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ ngắn gọn.
+ Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị.
+ Ngôn từ tinh tế.
+ Câu hỏi tu từ "Người thuê viết nay đâu?" và "Hồn ở đâu bây giờ?".
c. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

2. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên

Khi đọc bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên, em không khỏi ấn tượng trước hình ảnh ông đồ già khi tết đến xuân về. Mỗi năm hoa đào nở, người dân lại thấy ông với những vật dụng quen thuộc: "mực tàu", "giấy đỏ" đang ngồi viết những nét chữ "như phượng múa, rồng bay". Tài viết chữ của ông khiến cho ai cũng phải "tấm tắc ngợi khen tài". Tuy nhiên, nền Nho học lụi tàn đồng nghĩa với việc con người dần quên đi những nét đẹp truyền thống. Cảnh tượng huyên náo của phố phường vẫn diễn ra. Ông đồ ngồi đấy nhưng hình ảnh của ông đang bị lu mờ trên phố đông người qua làm em không khỏi xót xa. Thời gian trôi qua, thu đi, xuân đến nhưng mỗi năm người thuê viết một vắng khiến "Giấy đỏ buồn không thắm;/ Mực đọng trong nghiên sầu...". Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay" không chỉ khắc họa khung cảnh lạnh lẽo, buồn bã mà còn gợi nên tâm trạng cô độc, buồn tủi khi thời thế đổi thay. Câu hỏi tu từ "Người thuê viết nay đâu?" và "Hồn ở đâu bây giờ?" như một lời tiếc thương cho số phận của ông đồ, cho sự tàn lụi của những giá trị Nho học. Bằng thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị, ngôn từ cô đọng đã đem đến cho người đọc những suy nghĩ về nét đẹp truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ bị mai một.


III. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

1. Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

a. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
b. Thân đoạn:
- Cảm xúc về nội dung: "Tiếng gà trưa" gợi lên tình cảm của người cháu với bà, qua đó bộc lộ tình yêu gia đình sâu nặng trong mối quan hệ gắn bó với tình cảm quê hương, đất nước.
+ Hình ảnh tần tảo của người bà trong hành động "tay khum soi trứng" và nỗi lo toan khi mùa đông đến.
+ Những suy tư của cháu về hạnh phúc và mục đích chiến đấu.
- Cảm xúc về nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ ngắn gọn.
+ Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị.
+ Ngôn từ tinh tế.
+ Biện pháp điệp ngữ "vì" nhấn mạnh vào mục đích chiến đấu.
c. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

2. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh

Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã để lại cho em những cảm xúc khó phai về tình cảm của người cháu với bà, qua đó bộc lộ tình yêu gia đình sâu nặng trong mối quan hệ gắn bó với tình cảm quê hương, đất nước. "Trên đường hành quân xa, người cháu dừng chân bên xóm nhỏ". Trong khoảnh khắc nghe tiếng gà nhảy ổ, cháu như được quay trở về tuổi thơ. Tiếng gà làm xua tan đi những mệt mỏi, nóng bức của buổi trưa hè. Người cháu nhớ lại hình ảnh của con gà mái lông vàng đốm trắng, óng ả như nắng hè nhuộm lên. Cháu còn nhớ cả động tác "Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu/ Cho con gà mái ấp". Từ láy "chắt chiu" đã gợi cho em sự tần tảo, tiết kiệm, hết sức dành dụm của người bà dành cho cháu. Hình ảnh người bà còn hiện lên với biết bao nỗi vất vả, lo toan mỗi khi đông đến: "Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối". Bao nhiêu niềm hi vọng bà đều gửi hết vào đàn gà "Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới". Mặc dù quần áo chẳng thật sự vừa vặn với người cháu "Ôi cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất/ Cái áo cánh trúc bâu/ Đi qua nghe sột soạt" nhưng cháu vẫn cảm thấy vui vẻ vì đó là tất cả tình yêu thương của bà. Hình ảnh người bà trong văn bản cũng làm em nhớ đến người bà thân thương của mình. Câu thơ "Tiếng gà trưa/ Mang bao nhiêu hạnh phúc" gợi ra một cuộc sống yên bình sau lũy tre xanh để "Đêm cháu về nằm mơ/ Giấc ngủ hồng sắc trứng". Giấc mơ của cháu cũng là ước mong về những ngày tháng thanh bình, êm ả bên bà. Khổ thơ cuối cùng đã cho em thấy được mục đích chiến đấu cao cả của của người cháu. Cháu chiến đấu vì Tổ quốc thân yêu, vì bóng dáng của người bà yêu thương và vì cả tiếng gà chuyên chở bao kỉ niệm thơ ấu. Thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ trong sáng, giản dị cùng biện pháp điệp ngữ "vì" đã gợi cho người đọc những tình cảm gia đình sâu sắc. Từ đây, tình cảm gia đình trở thành động lực thôi thúc mỗi người chiến đấu để bảo vệ đất nước, quê hương.


IV. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa của Đỗ Bạch Mai

1. Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa của Đỗ Bạch Mai.

a. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
b. Thân đoạn:
- Cảm xúc về nội dung: Thông qua hình ảnh con cò, nhà thơ đã bày tỏ nỗi vất vả, chịu thương chịu khó của những người mẹ nói chung, từ đó ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng.
- Cảm xúc về nghệ thuật:
+ Thể thơ bốn chữ ngắn gọn.
+ Lời thơ dạt dào cảm xúc.
+ Hình ảnh thơ gần gũi.
+ Biện pháp điệp cấu trúc "Một mình một lối/ Một mình trong mưa", "Lặn lội thân cò" nhấn mạnh vào sự cô đơn, lẻ loi một mình từ đó thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả đến người mẹ kính yêu.
c. Kết đoạn:

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

2. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" của Đỗ Bạch Mai

Biết bao bài thơ viết về mẹ ra đời để ghi nhận công ơn sinh thành và dưỡng dục, trong đó bài thơ "Một mình trong mưa" của nhà thơ Đỗ Bạch Mai đã để lại cho em nhiều cảm xúc. Thông qua hình ảnh con cò, nhà thơ bày tỏ nỗi vất vả, chịu thương chịu khó của những người mẹ nói chung, từ đó ngợi ca tình cảm gắn kết, thiêng liêng giữa mẹ và con. Xuyên suốt bài thơ, thi sĩ sử dụng hình ảnh "con cò" để ẩn dụ cho hình ảnh "người mẹ" tảo tần sớm hôm. Ngay trong khổ thơ đầu tiên, hoàn cảnh trớ trêu của cò làm em thêm thấu hiểu được nỗi vất vả của người mẹ: "Từ nay cò ơi/ Thân cò lận đận/ Một mình nuôi con". Từ láy "lận đận" gợi ra bao nhiêu khó khăn, trắc trở nhưng cò vẫn phải đối mặt, một mình nuôi đàn con thơ. Ở khổ thơ tiếp theo, em không khỏi xót thương trước thân cò nhỏ bé đối lập hẳn với không gian rộng lớn "Đồng dọc đồng ngang/ Đồng trên đồng dưới/ Đồng xa đồng gần". Hai câu thơ "Đằng đông chớp bể/ Đằng tây mưa nguồn" chính là những nỗi gian truân, vất vả mà cò phải gánh vác. Nó gợi cho chúng ta liên tưởng về nỗi cực nhọc của người mẹ trong hành trình mưu sinh để chăm lo cho đứa con của mình. Đó thật là một hành trình cô độc, khi cò luôn "Một mình một lối/ Một mình trong mưa/ Lặn lội thân cò/ Tối tăm mù mịt". Cò phải chịu đựng, không ai thấu hiểu, sẻ chia. Hình ảnh "Cò con bơ vơ/ Khắc khoải đợi cò" trở thành nguồn động lực to lớn để cò dang cánh bay về tổ ấm, chở che cho đàn con. Biện pháp điệp cấu trúc "Một mình một lối/ Một mình trong mưa", "Lặn lội thân cò" càng nhấn mạnh vào sự cô đơn, lẻ loi một mình, từ đó thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả đến người mẹ kính yêu. Thể thơ bốn chữ ngắn gọn, lời thơ dạt dào cảm xúc, hình ảnh thơ gần gũi, biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ đã gợi cho em cũng như người đọc biết bao tình cảm chứa chan. Bài thơ còn gửi gắm cho chúng ta bài học về sự trân trọng, yêu thương đối với mẹ của mình.

Trên đây là dàn ý chi tiết và đoạn văn mẫu cho dạng đề nêu cảm xúc khi đọc một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 7 của bộ sách Cánh Diều mà các em nhất định phải tham khảo trong quá trình học. Chúc các em đạt được kết quả cao trong học tập!

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ghi-lai-cam-xuc-sau-khi-doc-bai-tho-bon-chu-nam-chu-ngu-van-7-canh-dieu-71687n.aspx
Các bài văn mẫu lớp 7 khác:
- Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề Ngữ văn 7 Cánh Diều
- Trao đổi về hiện tượng một số người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Đoạn văn nêu suy nghĩ và cảm xúc sau khi đọc hai khổ thơ đầu bài thơ Sang thu
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Link tải Sách giáo khoa lớp 11 Cánh Diều
Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Nắng mới
Từ khoá liên quan:

Viet doan van ghi lai cam xuc sau khi doc bai tho bon chu nam chu Ngu van 7 Canh Dieu

, Viet doan van ghi lai cam xuc ve mot bai tho bon chu hoac nam chu, Viet doan van ghi lai cam xuc ve bai tho Loi cua cay,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 22/11/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành