Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối Ngữ văn 7 là chủ đề lớn. Các em có thể khai thác, triển khai bài viết với các chủ đề nhỏ như Nghị luận về Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương, Nghị luận về Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích, Nghị luận về Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu... đều được. Cùng tham khảo bài văn mẫu và dàn ý dưới đây để trau dồi cách viết nhé.
Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối
Dàn ý và bài văn mẫu nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối
Đề 1: Nghị luận về Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
I. Dàn ý bài Nghị luận về Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề: Việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.
- Đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề: Phản đối cách nhìn nhận đó.
2. Thân bài:
* Chỉ ra và phân tích điểm chưa đúng của vấn đề đó:
- Trường học là môi trường chung, yêu cầu tất cả mọi người cùng có ý thức giữ gìn.
- Việc dọn dẹp, vệ sinh là điều cần làm, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau,...
* Nhận xét những tác động tiêu cực của vấn đề đó với đời sống:
- Ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ: cứ xả rác ra rồi sẽ có người dọn.
- Gây ra tình trạng ỷ lại, lười biếng.
- Mang đến nhiều tiêu cực trong cộng đồng.
* Đề xuất giải pháp:
- Sự giáo dục và định hướng đúng đắn từ gia đình và trường học.
- Mỗi người trong cộng đồng đều cần chung tay giữ vệ sinh, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của bản thân về vấn đề đã nêu.
- Bài học nhận thức.
II. Bài mẫu tham khảo Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối:
Giữ gìn sự sạch đẹp cho nơi mình ở là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Theo ý kiến của bản thân, tôi cảm thấy quan điểm này rất sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức con người và xã hội.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối hay nhất
Đầu tiên, gìn giữ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải riêng ai. Trường học được coi như "ngôi nhà thứ hai" của học sinh. Vậy, với tư cách một thành viên trong "ngôi nhà" ấy, mỗi chúng ta cần biết tự dọn dẹp, làm sạch không gian sống của "gia đình" mình. Học sinh cũng được dạy dỗ, rèn luyện cho từ nhỏ về thói quen làm sạch nơi ở. Điều này có trong cả lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: "Giữ gìn vệ sinh thật tốt". Ngoài ra, việc dọn dẹp vệ sinh còn mang đến sự phát triển tích cực cho người học. Nó sẽ giúp người trẻ rèn luyện thói quen dọn dẹp, từ đó nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cá nhân. Qua những buổi tổng vệ sinh được tổ chức, các học sinh còn có thể nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.... (Còn tiếp)
=> Xem đầy đủ bài viết tại đây: Nghị luận về Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
Đề 2: Nghị luận về Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
I. Dàn ý bài Nghị luận về Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích.
- Đưa ra quan điểm của bản thân: Phản đối vì đây là ý kiến sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của con người.
2. Thân bài:
* Thực chất quan điểm: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích:
- Đa số các kì thi quan trọng đều chỉ tập trung vào ba môn học chính: Toán - Văn - Anh và những tổ hợp môn liên quan.
- Những trường năng khiếu lại quá tập trung phát triển cho học sinh về điểm mạnh mà bỏ quên các môn học khác.
- Chạy theo sự hội nhập, chỉ tập trung vào học ngoại ngữ, coi nhẹ tầm quan trọng của các môn học khác.
* Đưa ra lí lẽ, bằng chứng để phản đối quan điểm đó:
- Việc tiếp cận với đa dạng môn học giúp học sinh khám phá ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
- Các môn học đều có sự liên quan, xâu chuỗi, giúp học sinh được phát triển đầy đủ, toàn diện.
* Nhận xét về những tác động tiêu cực của quan điểm ấy với nhận thức và hành động của con người:
- Hình thành tâm lí chỉ tập trung vào môn mình cần thi.
- Không coi trọng những môn học phụ: thể dục, âm nhạc, mĩ thuật,...
- Xuất hiện hiện tượng học lệch, ảnh hưởng đến những cơ hội trong tương lai.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề đã nêu.
- Đề xuất giải pháp phù hợp.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối - Bài văn mẫu hay của học sinh giỏi
II. Bài mẫu Nghị luận về Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
Trong quá trình học tập và rèn luyện trên trường lớp, chúng ta đã được tiếp xúc với rất nhiều môn học thú vị. Tuy nhiên, đã xuất hiện ý kiến cho rằng "Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn bản thân yêu thích". Theo quan điểm của mình, tôi hoàn toàn không tán thành ý kiến trên.
Nhìn vào thực tế, dễ dàng thấy Toán, Ngữ văn và tiếng Anh vẫn là ba môn học chính trong nhà trường, có mặt ở hầu hết các cuộc thi lớn nhỏ. Đây là những môn được dạy kĩ càng và chi tiết nhất. Một vài môn khác có thể kể đến như lịch sử, địa lí, vật lí, hóa học,... ít được quan tâm hơn, đa số chỉ dạy trên trường. Đối với những trường dạy năng khiếu, học sinh gần như chỉ chú tâm vào các môn như mĩ thuật, âm nhạc,... để phát triển điểm mạnh của mình. Không chỉ vậy, với sự hội nhập không ngừng nghỉ hiện nay, người người nhà nhà còn "đổ xô" đi học ngoại ngữ. Có nhiều phụ huynh mang tư tưởng chỉ cần con giỏi ngoại ngữ thôi là được, các môn học khác không quan trọng... (Còn tiếp)
=> Xem đầy đủ bài viết tại đây: Nghị luận về Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
Đề 3: Nghị luận về Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu
I. Dàn ý nghị luận về tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức.
2. Thân bài:
* Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: không đồng tình với ý kiến trên.
* Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác:
- Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ này:
+ Do nhận thức không đúng đắn, thiếu hiểu biết về ý nghĩa của hoạt động này.
- Mục đích của giờ Trái Đất:
+ Đề cao việc tiết kiệm điện năng, từ đó làm giảm lượng khí đi-ô-xít.
+ Nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường.
- Lợi ích của giờ trái đất:
+ Nếu một người cùng tắt đèn trong 1 tiếng/1 ngày thì có thể tiết kiệm được một số tiền khổng lồ và dùng nó để xây đập thủy điện. Việc làm này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trên toàn thế giới trong vòng 8 tháng 10 ngày.
- Đề xuất một số giải pháp:
+ Có nhận thức đúng đắn, nâng cao hiểu biết về giờ Trái Đất.
+ Tích cực hưởng ứng giờ Trái Đất bằng cách tắt điện trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
+ Trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng năng lượng một cách hợp lí, tắt các thiết bị điện không cần thiết hoặc không phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, làm việc.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối - Bài văn mẫu đạt điểm cao
II. Bài văn mẫu Nghị luận về Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức
Hiện nay, Trái Đất đang bị đe dọa bởi những hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.Để khắc phục hậu quả đáng tiếc đối với môi trường tự nhiên, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên đã khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt các thiết bị điện không cần thiết. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, sự kiện này thu hút được rất nhiều quan tâm, chú ý của mọi người song vẫn có một bộ phận cho rằng: "Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức". Đây là một suy nghĩ hết sức phiến diện, một chiều.
Giờ Trái Đất là sự kiện được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Mục đích là để đề cao việc tiết kiệm điện năng, từ đó làm giảm lượng khí đi-ô-xít - loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính, liên quan trực tiếp đến quá trình biến đổi khí hậu cũng như nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường. Theo những báo cáo gần đây cho thấy nhiệt độ Trái Đất tăng cao khiến băng tan, từ đó làm mực nước biển dâng.... (Còn tiếp)
=> Xem đầy đủ bài viết tại đây: Nghị luận về Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu
Đề 4: Nghị luận về Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
I. Dàn ý nghị luận về sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.
2. Thân bài:
* Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: không đồng tình với ý kiến trên.
* Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác:
- Giải thích sách giáo khoa là gì?
+ Sách giáo khoa là một loại sách tổng hợp những kiến thức được dạy và học tại nhà trường.
- Biểu hiện của việc phá hoại sách:
+ Một số bạn có thói quen vẽ bậy, viết bậy vào sách giáo khoa.
- Nguyên nhân:
+ Không biết trân trọng, giữ gìn.
+ Cảm thấy buồn chán với việc học.
- Hậu quả:
+ Sách sẽ trở nên lem luốc, không còn đẹp như ban đầu.
+ Không thể để lại cho những thế hệ sau, dẫn đến tình trạng lãng phí không đáng có.
+ Khiến sách giáo khoa mất đi ý nghĩa truyền đạt kiến thức cao quý vốn có.
-Đề xuất giải pháp:
+ Có ý thức giữ gìn sách.
+ Không vẽ lung tung, bừa bãi, giữ cho sách luôn phẳng phiu, sạch đẹp.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối hay nhất
II. Nghị luận về sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
Nếu có người đặt câu hỏi rằng công cụ quan trọng nhất thiết phải có với tất cả các bạn học sinh là gì, chắc chắn câu trả lời sẽ là sách giáo khoa. Sách giáo khoa là một loại sách tổng hợp những kiến thức được dạy và học tại nhà trường. Vì thế, sách giáo khoa rất quan trọng với tất cả các bạn học sinh.
Tuy có vai trò là vậy, nhưng nhiều bạn không hề quý trọng người bạn này. Thay vì nâng niu, giữ gìn cẩn thận, một số bạn có thói quen vẽ bậy, viết bậy vào sách giáo khoa. Mở cuốn sách ra, ta có thể dễ dàng thấy chi chít hình thù khác nhau, từ những câu chữ vu vơ bình thường cho tới, những hình vẽ hết sức "vớ vẩn". Vì thế, các cuốn sách giáo khoa này không còn tính thẩm mĩ như ban đầu mà vô cùng lem luốc, bẩn thỉu.
Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh "hô biến" sách giáo khoa trở thành quyển sổ vẽ như vậy. Các bạn không coi trọng những cuốn sách, không hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của nó, dẫn đến việc không có ý thức giữ gìn sách vở của chính mình. Bên cạnh đó, có nhiều lúc các bạn cũng cảm thấy chán nản trong giờ học và coi việc vẽ bậy vào sách giáo khoa là cách để giải trí.... (Còn tiếp)
=> Xem đầy đủ bài viết tại đây: Nghị luận về Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-bai-van-nghi-luan-ve-mot-van-de-trong-doi-song-trinh-bay-y-kien-phan-doi-74606n.aspx
Trên đây là các dàn ý và bài văn mẫu Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối theo nhiều gợi ý khác nhau. Tùy vào kiến thức cũng như đâu là bài viết mà các em tự tin nhất thì các em có thể triển khai, làm bài viết đó. Vào Taimienphi.vn để xem nhiều bài văn mẫu lớp 7 hay khác nhé. Chúc các em học tốt môn Văn này.