Trình tự tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn diễn ra nhiều bước nên đối với nhiều cặp đôi chuẩn bị tổ chức lễ ăn hỏi đều lo lắng tới vấn đề này, không biết làm thế nào cho đúng để buổi lễ diễn ra tốt đẹp nhất. Nắm bắt điều này, Taimienphi.vn xin chia sẻ với các bạn trình tự nghi lễ trong lễ ăn hỏi để các bạn cùng tham khảo.
Lễ ăn hỏi còn có cách gọi khác là lễ đính hôn, đây là nghi thức cưới chính, phong tục đám hỏi Việt Nam. Do đó, việc làm theo đúng trình tự tổ chức lễ ăn hỏi một cách suôn sẻ, đủ nghi thức sẽ là yếu tố quan trọng giúp khởi đầu cuộc sống gia đình thêm phần tốt đẹp hơn.
Trình tự về tổ chức lễ ăn hỏi
Trình tự tổ chức lễ đính hôn
1. Chọn thời điểm để tổ chức
Thông thường lễ ăn hỏi sẽ diễn ra trước lễ cưới khoảng 1 tuần, 1 tháng, tuy nhiên để rút ngắn thời gian và tiết kiệm đươc một khoản chi phí không hề nhỏ thì nhiều gia đình lựa chọn tổ chức lễ ăn hỏi liền vào lễ cưới. Việc tổ chức này không hề phạm nghi lễ, quy củ nên vẫn được nhiều gia đình áp dụng.
Hầu hết các nhà trai và nhà gái sẽ tự thống nhất vấn đề này để chọn ra khoảng thời gian đẹp và phù hợp nhất giúp thuận tiện cho cả hai bên.
2. Chuẩn bị các lễ vật
Đám hỏi nhà gái cần chuẩn bị những gì? Thông thường công việc chuẩn bị các lễ vật đều do nhà trai sắm sửa và chuẩn bị. Trong lễ vật để ăn hỏi thì nhà trai cần chuẩn bị các lễ vật sau đây:
- Cặp bánh: Có thể là bánh chưng bánh dày, bánh phu thê. Trong đó thì bánh phu tương trưng cho Dương, loại bánh thê tượng trưng cho Âm, còn bánh chưng hình vuông sẽ tượng trưng cho Dương và bánh dày có hình tròn sẽ tượng trưng cho Âm. Thông thường lễ vật có quả nem và bánh cốm, tất cả sẽ được bọc ở trong giấy kiếng có gam màu đỏ.
- Tùy vào từng vùng miền yêu cầu mà có thêm các lễ vật khác: chẳng hạn như ở miền Bắc có thêm mâm heo sữa quay, ở miền Nam có thêm chiếc nhẫn, sợi dây chuyền (đôi hoa tai). Còn các món khác như là trầu cau, bánh đậu xanh, thuốc lá, rượu, chè ... được gia đình bên họ nhà trai chuẩn bị dù ở miền nào.
- Ở trong trap có thêm lễ đen (phong bì tiền) để có thể dâng lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái và thắp hương. Số tiền ở tron phong bì tiền này theo yêu cầu của nhà gái đề ra.
Tất cả các món đồ cần phải có đôi, có cặp và là số chẵn để ở trong tráp và số lượng tráp mà nhà trai bê sang nhà gái thì cần chuẩn bị số lẻ.
3. Chuẩn bị trước lễ ăn hỏi
Số lượng nam ở bên nhà trai cần phải tương ứng và đồng nhất với số lượng thiếu nữ ở bên nhà gái, tất cả nam và thiếu nữ này cần phải đáp ứng được yêu cầu là chưa có chồng.
Nhằm tránh tình trạng tắc đường, kẹt xe, hỏng xe thì họ nhà trai cần khởi hành trước thời gian đã định đi khoảng 30 phút để đến nhà gái kịp giờ. Bên cạnh đó, nhà trai đến gần đến nhà gái thì xuống chỉnh lại trang phục, đội bưng trap cũng như xếp hàng ngay ngắn để đi bộ vào nhà cô dâu, đi đầu là ông bà, bố mẹ và chú rể, sau đó là đội thanh niên bê cháp cùng các cô dì, chú bác.
4. Chào hỏi, trao lễ vật
Sau khi nhà gái ra chào hỏi, các nam thanh niên sẽ trao tráp cho các thiếu nữ ở bên nhà gái để bê tráp vào nhà. Sau đó là hai đội sẽ trả duyên cho nhau bằng việc trao lì xì cho nhau và số tiền đó sẽ được nhà cô dâu và nhà chú rể chuẩn bị.
5. Nhà gái mời nước và tiếp chuyện
Sau khi đã hoàn thành xong nghi lễ chào hỏi và trao lễ vật thì gia đình nhà gái sẽ mời họ nhà trai cùng ngồi để uống nước và nói chuyện. Lúc này, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu những người đại diện cho nhà gái trong buổi lễ ăn hỏi và để đáp lại tình cảm đó thì nhà trai cũng đứng lên giới thiệu đại diện trong gia đình.
Sau đó, đại diện của nhà trai đứng lên phát biểu lý do có mặt ở đây cũng như giới thiệu mâm quả mà nhà trai đã chuẩn bị và mang đến. Khi giới thiệu xong, đại diện của nhà gái sẽ đứng lên cảm ơn và chấp nhận các trap ăn hỏi từ nhà trai mang sang. Lúc này thì mẹ cô dâu và mẹ chú rể cùng mở trap.
6. Cô dâu ra mắt cả 2 gia đình
Gia đình nhà gái sẽ cho phép tân lang nên đón tân nương xuống nhà để chào hỏi gia đình của họ nhà trai và tân nương sẽ xuống chào hỏi, rót nước mời gia đình nhà trai còn tân nang sẽ rót nước mời gia đình họ gái.
Cô dâu tiếp nước nhà trai
Tiếp đó, mẹ cô dâu sẽ đại diện nhà gái bưng mâm bánh quả, lễ đen để lên bàn thờ tổ tiên và thắp hương. Sau đó là bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu, chú rể đi thắp hương bàn thờ tổ tiên nhà cô dâu.
Tiếp đó thì hai họ sẽ ngồi lại và bàn bạc lại ngày giờ tổ chức lễ cưới, giờ rước râu.
7. Chia đồ lại quả
Chia đồ lại quả
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên thì nhà gái sẽ chia đồ lại quả đưa cho nhà trai cũng như trao trả trap cho nhà trai, việc chia đồ lại quả cần được thực hiện xé bằng tay thay vì dùng cao, kéo và tráp trả cần để ngửa nắp. Nhà gái đã trao đồ lại quả xong thì nhà trai sẽ xin phép về.
Trên đây là trình tự tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn, các cô dâu và chú rể nên tham khảo để không bỡ ngỡ trước các nghi lễ cũng như chuẩn bị thật tốt buổi lễ ăn hỏi quan trọng này.
https://thuthuat.taimienphi.vn/trinh-tu-to-chuc-le-an-hoi-chuan-39819n.aspx
Cùng với đó, Taimienphi.vn còn tổng hợp những lời cảm ơn đám cưới giúp bạn đọc có được lời cảm ơn đám cưới hay nhất để gửi tới bạn bè, người thân, đồng nghiệp sau khi dự đáo cưới của mình nhé.