Kiến thức Tiếng Việt lớp 12 không hề đơn giản, chính vì vậy, muốn học tốt các bài học ở trên lớp, học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo ở nhà.Tài liệu Soạn văn lớp 12 về Nhân vật giao tiếp là tài liệu khá đầy đủ và chi tiết giúp các em có được nguồn tham khảo hữu ích khi soạn văn về bài học này.
HOT Soạn văn lớp 12 đầy đủ, chi tiết
Như các em đã biết, nhân vật giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ tuy nhiên trong mỗi hoàn cảnh cụ thể nhân vật giao tiếp lại đóng những vai trò khác nhau để mang lại hiệu quả cho cuộc đối thoại. Để hiểu rõ hơn nhân vật giao tiếp là gì, đặc điểm của các nhân vật giao tiếp và làm được các bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 về nhân vật giao tiếp, các em hãy cùng tham khảo bài soạn văn lớp 12 của chúng tôi.
1. Soạn bài: Nhân vật giao tiếp, ngắn 1
Câu 1 (trang 18 SGK ngữ văn 12 tập 2)
a. Nhân vật giao tiếp có đặc điểm
- Lứa tuổi: thanh niên
- Giới tính:
+ Tràng: nam
+ Thị: nữ
- Tầng lớp xã hội: đều là những người nông dân nghèo.
b. Các nhân vật luân phiên lời theo trình tự:
+ người nói là Tràng - người nghe là thị các cô gái
+ người nói là các cô gái - người nghe là thị
+ người nói là thị - người nghe là Tràng và các cô gái
+ người nói là Tràng - người nghe là thị và các cô gái
+ người nói là thị - người nghe là Tràng và các cô gái
Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị’ hướng tới các cô gái và nhân vật Tràng
c. Các nhân vật trên bình đẳng, ngang hàng về vị thế xã hội
d. Họ có quan hệ xa lạ, không quen biết nhau khi bắt đầu cuộc giao tiếp
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp chi phối lời nói của nhân vật:
- Cách xưng hô suồng sã, giản dị do các nhân vật đều có cùng vị thế xã hội, lứa tuổi và nghề nghiệp.
- Các cô gái gọi Tràng là anh do sự khác nhau về giới tính
- Điệu bộ, cử chỉ phụ trợ cho lời nói: cười nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít.
Câu 2 (trang 19 SGK ngữ văn 12 tập 2)
a.
- Nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên: Bá Kiến, Chí Phèo
- Trường hợp Bá Kiến nói với một người nghe là: khi nói với Chí Phèo và Lí Cường.
- Trường hợp Bá Kiến nói với nhiều người nghe là: khi nói với mấy bà vợ, dân làng
b.Vị thế của Bá Kiến với
+ mấy bà vợ: là chồng
+ Lí Cường: là cha
=> lời nói ra lệnh
c.Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện chiến lược giao tiếp:
+ đuổi hết mọi người, đuổi khéo họ như thể là không có chuyện gì và cô lập Chí.
+ Bá Kiến “hạ nhiệt” cơn tức giận của Chí bằng lời nói gần gũi, nhẹ nhàng và cách gọi “anh” xưng “tôi” như người thân quen trong nhà.
+ Bá Kiến nâng vị thế của Chí lên ngang hàng với mình gọi Chí là “anh” tỏ vẻ kính trọng, nhận Chí là họ hàng. Cách nâng vị thế này làm cho Chí thấy mình được tôn trọng và quên đi mất mục đích ban đầu của mình.
+ Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải tiếp đón Chí với giọng điệu uy nghi, trách móc con trai mình, nhận lỗi về phía con trai nhưng thực chất là đang dập tắt ngọn lửa căm thù trong Chí.
d.
- Với chiến lược giao tiếp như trên Bá Kiến đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp của mình khi đã dập tắt được ngọn lửa căm thù trong Chí.
- Người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến phản ứng thuận theo những lời nói của Bá Kiến.
Luyện tập
Câu 1: (trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Sự chi phối của vị thế xã hội ở nhân vật với lời nói của họ:
+ Anh Mịch: lời nói van xin, tha thiết, khẩn cầu
+ Ông lí: đầy quyền lực, nghiêm nghị, không thương xót.
Câu 2: (trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- viên đội sếp Tây:
+ vị thế xã hội: là người có quyền
+ nghề nghiệp: cảnh sát
+ giới tính: nam
+ văn hóa: thấp kém vì lời thoại tỏ thái độ khinh thường, hống hách
- đám đông: vị thế xã hội thấp nên lời thoại tỏ thái độ tò mò, hiếu kì
- chú bé con: lòi thoại chân thực, ngây thơ
- chị con gái: chỉ quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài
- anh sinh viên: có trình độ văn hóa, quan tâm đến diễn thuyết
- bác cu- li: địa vị thấp nên chỉ quan tâm đến chi tiết liên quan đến đời sống.
- nhà nho: là người có học thức nên có cái nhìn sâu sắc.
=> lời thoại của nhân vật phản ánh địa vị, trình độ, giới tính và phẩm chất của họ.
Câu 3: (trang 22 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- Bà lão hàng xóm và chị Dậu có vị thế ngang nhau, đều là người nông dân và có quan hệ rất mật thiết gần gũi nên lời nói và cách xưng hô thể hiện sự cảm thông và chia sẻ đối với nhau.
- Sự tương tác về hành động nói và lượt lời của hai nhân vật là:
+ hỏi thăm - cảm ơn
+ góp ý - lĩnh hội
+ dự định - thúc giục
- Lời nói và cách nói của các nhân vật cho thấy tính cách và ứng xử của hai người có những nét văn hóa đáng trân trọng: sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông giữa láng giềng với nhau.
2. Soạn bài: Nhân vật giao tiếp, ngắn 2
---------------HẾT----------------
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước Soạn bài Việt Bắc để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 12 của mình.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Nghị luận xã hội về lòng trung thực nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo để học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-12-nhan-vat-giao-tiep-30027n.aspx