Những bài soạn mẫu dưới đây chắc chắn là tài liệu cần thiết và hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình soạn bài Lầu Hoàng Hạc trang 158, 159 SGK Ngữ văn 10, tập 1, bên cạnh đó cảm nhận về tâm trạng, xúc cảm của con người khi đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên nơi lầu Hoàng Hạc.
Soạn bài Lầu Hoàng Hạc
1. Soạn bài Lầu Hoàng Hạc, Ngắn 1
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây", toàn bài không nói gì về "lầu" cả. Tác giả đạt nhan đề như vậy nhằm nói đến mối quan hệ giữa người với người, giữa không gian, thời gian, giữa cảnh và tình,...
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Tất cả cảnh đều đẹp nhưng người lại buồn bởi lẽ: trước cảnh sắc hoàn mĩ ấy, nhà thơ nhận ra bản thân mình còn nhiều thiếu sót, nhiều khiếm khuyết. Bởi vậy nên ông thấy buồn, cảm thấy mình không xứng với cảnh đẹp tuyệt sắc trước mắt này, không xứng với những điều tuyệt mĩ ở thế giới ngoài kia.
Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước "chuẩn bị" cho một chữ sầu. Chữ sầu đến như là một sự tất yếu, là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Bởi vậy con người cô đơn đứng tại nơi đây cũng khó có thể vui nổi. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,... và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ (khách li hương) càng làm cho nỗi sầu thấm đẫm vào lòng người. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.
Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Học thuộc lòng bài thơ
----------------------HẾT BÀI 1-----------------------------
Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí đời Trần là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
2. Soạn bài Lầu Hoàng Hạc, Ngắn 2
Bố cục:
+ Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.
+ Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 160 sgk Văn 10 Tập 1):
- Dụng ý của tác giả khi đặt nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc vì hình ảnh lầu là điểm tựa để nhà thơ suy ngẫm về cuộc sống, về lẽ đời, để bộc bạch cảm xúc của mình.
Câu 2 (trang 160 sgk Văn 10 Tập 1):
- Cảnh đẹp nhưng lại trống vắng, không còn vẻ đẹp của những ngày xưa cũ, của những giá trị hoàng kim xa xưa nên mới "khiến người buồn".
Câu 3 (trang 160 sgk Văn 10 Tập 1):
- Nhất trí với ý kiến thứ hai. Ở những câu thơ trên, tác giả tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Hoàng Hạc. Khung cảnh ấy mang vẻ buồn, tịch mịch, thiếu vắng. Tác giả không hề nhắc tới chữ "sầu" nhưng khi chữ sầu được cất lên thì toàn bộ không gian thơ trước đó như hợp nhất, xoáy sâu nỗi sầu của nhà thơ.
Nhận xét - Ý nghĩa
Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp mẫu mực, cổ điển trong bút pháp của nhà thơ Thôi Hiệu. Từ đó, học sinh nắm bắt được tư tưởng chủ đề, nỗi niềm hoài cổ bao trùm bài thơ.
------------------------HẾT------------------------
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận về câu ca dao: "Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn.
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Nhàn để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 10 của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-lau-hoang-hac-thoi-hieu-39754n.aspx