Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận, soạn văn lớp 12

Hôm nay, Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp 12. Các em cùng tham khảo để cùng chuẩn bị bài học mới tốt nhất, dễ dàng và có thể nắm được kiến thức bài học sắp tới.

=> Xem lại các bài soạn văn lớp 12 trước đó tại đây: soạn văn lớp 12

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Như các em đã biết, cách diễn đạt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài làm của chúng ta. Đối với văn nghị luận cũng vậy, thể loại văn học này có những yêu cầu về cách sử dụng từ ngữ và cách dùng câu, kết hợp các kiểu câu như thế nào, để tìm hiểu phần kiến thức đó các em cùng soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận. Tài liệu soạn văn lớp 12 của chúng tôi sau đây đã hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2, trang 136, mời các em tham khảo.

 

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận, ngắn 1


I. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
 
Câu 1: (trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
a.
- Giống nhau: giọng điệu khảng định chắc chắn. Lời văn nghiêm túc, dứt khoát.
- Khác nhau:
(1) Giọng sôi nổi, mạnh mẽ
(2) Trầm lắng, thiết tha
b.
Sự khác biệt đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận:
- Đoạn 1: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khảng định độc lập của dân tộc.
- Đoạn 2: Sức sống và lòng ham sống
c.
Cách sử dụng từ ngữ:
- Đoạn 1: phép lặp cú pháp, song hành, liệt kê
- Đoạn 2: từ ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật và đời sống
 
Câu 2: (trang 156 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
- Đoạn 1: kêu gọi đồng bào toàn quốc, giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ. Sử dụng câu khảng định, biện pháp lặp cú pháp
- Đoạn 2: giọng điệu hài hước, dí dỏm, châm biếm, sử dụng từ đa nghĩa, hàm ý
b. Đặc điểm của văn nghị luận: giọng điệu nghiêm túc có thể thay đổi cho phù hợp với nội dung nghị luận.
Câu 3: (trang 156 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
Đặc điểm của giọng điệu văn nghị luận: thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc cách đánh giá nội dung nghị luận thông qua ngôn từ.
 
II. Luyện tập
 
Câu 1: ( Trang 157 SGK ngữ văn 12 tập 2)
+ Đoạn 1: Hồ Chí Minh sử dụng ngôn từ phù hợp với hoàn cảnh, nhiều từ ngữ chính trị, sử dụng câu song hành, câu ngắn => giọng điệu rắn rỏi, mạnh mẽ.
+ Đoạn 2: Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ ngữ hoa mĩ, văn chương kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp.
+ Đoạn 3: sử dụng biện pháp so sánh để làm nổi bật sự khác nhau giữa hai nhân vật.
 
Câu 2: (Trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Mở bài:
 Nêu lên vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của thanh niên là điều hết sức quan trọng và cần có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp.
Thân bài:
- Khái niệm về nghề nghiệp:  là một lĩnh vực hoạt động lao động mà để tạo ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc.
- Thực trạng xã hội: Luôn tìm kiếm những con người có năng lực chuyên môn, phát huy được năng lực của mình và có tâm và khảng định được vị thế của mình trong công việc. Luôn ưu tiên những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề.
- Nêu lên vai trò của việc lựa chọn nghề.
+ Quyết định tới tương lai
+ Chọn được nghề mà bản thân yêu thích, phù hợp thì sẽ luôn vui vẻ khi làm việc và đạt được hiệu quả cao.
+ Chọn đúng nghề sẽ phát huy được hết năng lực của bản thân
+ Sẽ luôn có trách nhiệm và hết mình với công việc....
- Hệ quả của việc chọn sai nghề
+ Sẽ không có nguồn cảm hứng với công việc, không hoàn thành được công việc
+ Về lâu dài sẽ khó mà tiếp tục được vậy nên sẽ tốn thời gian, tiền bạc và công sức để tìm được công việc yêu thích
+ Thiếu trách nhiệm với công việc....
- Cách để thanh niên lựa chọn được đúng nghề:
+ Hiểu được bản thân muốn gì, thích gì
+ Tự nhận thức được khả năng của bản thân để lựa chọn công việc phù hợp trong tương lai
+ Không chạy theo đám đông và xu hướng nghề nghiệp bởi vì mỗi thời mỗi khác, ngành nghề này đang nóng ở hiện tại nhưng tương lai chưa chắc đã giữ được vị thế.
+ Chọn cho mình công việc yêu thích và phù hợp sẽ giúp bạn vui và nỗ lực hơn rất nhiều nếu có gặp áp lực trong công việc.
Kết bài: 
Nghề nghiệp không chỉ là việc bạn làm trong tương lai mà còn là sự lựa chọn quyết định bạn có thể vui vẻ và sống ý nghĩa hay luôn cảm thấy áp lực và mệt mỏi  
 

 

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận, ngắn 1

soan bai dien dat trong van nghi luan soan van lop 12

soan bai dien dat trong van nghi luan soan van lop 12 2

soan bai dien dat trong van nghi luan soan van lop 12 3

soan bai dien dat trong van nghi luan soan van lop 12 4

soan bai dien dat trong van nghi luan soan van lop 12 5

---------------------HẾT-------------------------

Các em theo dõi phần soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong phần hướng dẫn soạn văn tiếp theo của chúng tôi.

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 12 phần bài là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đầy đủ.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Phân tích khổ 3 Tây Tiến nhằm chuẩn bị trước nội dung bài SGK Ngữ Văn lớp 12.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-dien-dat-trong-van-nghi-luan-soan-van-lop-12-32272n.aspx

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học, soạn văn lớp 9
Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội, soạn văn lớp 11
Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, Ngữ văn lớp 12
Tài liệu soạn văn lớp 12, bài giảng môn văn 12 hay nhất
Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Từ khoá liên quan:

soan bai dien dat trong van nghi luan lop 12

, soan bai ngu van lop 12 dien dat trong van nghi luan, soan van dien dat trong van nghi luan 12 ,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới