Cũng giống như các kiểu văn nghị luận khác chúng ta đã học, văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng có cách làm theo trình tự nhất định. Bằng việc trả lời các câu hỏi và làm bài tập trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 2, các em sẽ lần lượt được tìm hiểu trình tự làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí có gì giống và khác so với các kiểu văn nghị luận khác. Để giúp các em giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong khi soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chúng tôi cung cấp lời giải chi tiết các bài tập cho em, các em theo dõi tài liệu soạn văn lớp 9 phần soạn bài này để tìm hiểu nội dung chi tiết.
I. Đề bài nghị luận về một ố vấn đề tư tưởng, đạo lý
a. Các đề bài trên có điểm giống nhau là:
- Đều viết về vấn đề tư tưởng, đạo lý
- Các đề 1, 3,10 đều đưa ra vấn đề cụ thể. Còn các đề còn lại không nêu yêu cầu rõ ràng nhưng người viết cần tự biết cách giải thích, chứng minh và bàn luận
b. Các đề bài tương tự như:
- Đoàn kết là sức mạnh
- Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Suy nghĩ về câu nói:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Hồ Chí Minh)
……..
II. Luyện tập
Lập dàn ý cho đề 7, mục I
a. Mở bài:
- Giới thiệu và khái quát ý nghĩa của tự học.
- Dẫn ra câu nói
b. Thân bài:
- Giải thích câu nói (nghĩa đen, nghĩa bóng).
- Biểu hiện của tinh thần tự học (dẫn chứng qua các nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Hiền, ….).
- Ý nghĩa của tinh thần tự học trong đời sống hôm nay của mỗi người học sinh
- Học tập là quá trình cả đời, cần có ý thức tinh thần tự học.
c. Kết bài
- Khẳng định sự cần thiết của ý thức tự học và liên hệ với bản thân.