Soạn bài Bức tranh của em gái tôi, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều

Các tác phẩm truyện luôn đem đến cho chúng ta rất nhiều thông điệp và bài học giá trị. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những câu chuyện ý nghĩa ấy qua phần Soạn bài Bức tranh của em gái tôi, Ngữ văn 6, Cánh Diều, học kì II dưới đây nhé!

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều

soan bai buc tranh cua em gai toi ngu van lop 6 canh dieu

Soạn bài Ngữ văn lớp 6 Bức tranh của em gái tôi ngắn nhất
 

I. Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
1. Truyện kể về việc gì? Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện?
- Truyện kể về việc người em gái với tài năng hội họa thiên bẩm tham gia trại vẽ quốc tế. Đồng thời, đề cập tới những chuyển biến trong tâm trạng, suy nghĩ của người anh trai khi tài năng của em gái được bộc lộ.
- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: Ở nhà, trại thi vẽ quốc tế, phòng triển lãm tranh.
2. Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính là người thế nào?
- Các nhân vật trong truyện: Người anh trai (nhân vật "tôi"), Kiều Phương (Mèo), bố mẹ, chú Tiến Lê, bé Quỳnh.
- Nhân vật chính gồm "tôi" - người anh trai, và Kiều Phương - người em gái.
- Tính cách của nhân vật chính:
+ Nhân vật "tôi": Ban đầu thường khó chịu với sự nghịch ngợm của em, tự ti, mặc cảm khi nghĩ mình bất tài; sau khi thấy bức tranh em gái vẽ mình thì xấu hổ, cảm động nhận ra sự ích kỉ của bản thân.
+ Kiều Phương: Có đam mê và năng khiếu về hội họa; thích tìm tòi, nghịch ngợm; luôn yêu thương anh trai; nhân hậu, vị tha, trong sáng.
3. Truyện kể theo ngôi thứ mấy và tác dụng của ngôi kể ấy?
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
- Tác dụng của ngôi kể:
+ Giúp câu chuyện trở nên đáng tin cậy.
+ Diễn tả một cách chân thực cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi".
4. Truyện nêu lên vấn đề gì? Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân em như thế nào?
- Truyện đã nêu lên vấn đề: sự đố kị, mặc cảm, tự ti của con người khi thấy người khác tài năng và nhận được nhiều sự chú ý hơn.
- Vấn đề nêu trên đã và đang hiện hữu rất rõ trong cuộc sống hàng ngày.
5. Đọc trước truyện "Bức tranh của em gái tôi"; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Tạ Duy Anh.
- Nhà văn Tạ Duy Anh sinh ngày 9/9/1959, tên khai sinh là Tạ Việt Đăng.
- Quê quán: thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Sự nghiệp:
+ Ông từng là cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai.
+ Sau khi tham gia Trường viết văn Nguyễn Du, ông tốt nghiệp thủ khoa và được giữ lại làm giảng viên.
+ Ông là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới, gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993.
+ Hiện nay, ông đang là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ "Bức tranh của em gái tôi".
+ "Vó ngựa trở về".
+ "Con dế ma".
+ "Dưới bàn tay vô hình".
+ "Xưa kia chị đẹp nhất".
...

Các em có thể đọc thêm nhiều bài văn mẫu hay nói về tác phẩm như Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi hay bài Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi để hiểu rõ được tác phẩm cũng như các nhân vật. Từ đó khi gặp các bài liên quan đều có thể làm bài dễ dàng. 
 

II. Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:
1. Từ nhan đề và hình minh họa, em thử đoán nội dung của truyện này nói về việc gì?
Từ nhan đề "Bức tranh của em gái tôi" và hình minh họa, em đoán truyện sẽ kể về tác phẩm hội họa của người em gái.
2. Người kể câu chuyện ở ngôi nào? Kể về ai?
- Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng "tôi".
- Câu chuyện kể về Kiều Phương hay Mèo - em gái của nhân vật "tôi".
3. Tại sao nhân vật "tôi" lại bí mật theo dõi em gái?
- Nhân vật "tôi" bí mật theo dõi em gái vì đột nhiên "tôi" bắt gặp cô bé chế thuốc vẽ bằng cách nhào một thứ bột đen sì, trông rất đáng sợ.
4. Phần 2 giúp người đọc hiểu ra điều gì?
- Phần 2 giúp người đọc thấy được rõ tài năng hội họa của người em gái.
5. Chú ý sự thay đổi của nhân vật "tôi" qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3.
- Ban đầu: Xem thường, khó chịu với các hành động nghịch ngợm của em gái.
- Lúc sau:
+ Tự ti vì cảm thấy như bị mọi người đẩy ra ngoài, nghĩ mình bất tài.
+ Không thể thân với em gái như trước, gắt gỏng dù chỉ là lỗi nhỏ nhất.
+ Quyết định làm việc mình vẫn coi khinh: xem trộm tranh của em gái rồi lén thở dài.
6. Sự việc nào trong phần 4 làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn? Hấp dẫn ở chỗ nào?
- Sự việc khiến câu chuyện hấp dẫn: Bức tranh của Mèo thắng giải nhất ở trại thi vẽ quốc tế.
- Sự việc đó hấp dẫn ở chỗ:
+ Đưa độc giả đến sự việc phía sau: Mèo nhất định muốn anh trai đi nhận giải cùng.
+ Bức tranh đạt giải là bức Mèo vẽ nhân vật "tôi" - anh trai của mình.
7. Chú bé trong bức tranh được miêu tả như thế nào?
Chú bé trong bức tranh được miêu tả rất đẹp với vẻ mộng mơ, suy tư:
- "một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh".
- "Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ".
- "Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".
-> Chú bé đó chính là nhân vật "tôi".
8. Chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi".
- Đầu tiên: "giật sững người", ngỡ ngàng".
- Tiếp theo: "hãnh diện".
- Cuối cùng: "xấu hổ", "muốn khóc".
Soan bai Buc tranh cua em gai toi ngan

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
 

III. Sau khi đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 trang 70 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
Truyện "Bức tranh của em gái tôi" kể về cô bé Kiều Phương có tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực hội họa. Do hay nghịch ngợm, tự bôi bẩn lên mặt mình nên cô bé được anh trai đặt cho biệt danh là Mèo. Từ khi tài năng được chú Tiến Lê phát hiện ra, cả nhà đều dồn sự tập trung vào Mèo, khiến người anh cảm thấy như bị bỏ rơi. Dần dần, cậu trở nên xa cách, gắt gỏng và đố kị với em gái. Nhưng một sự kiện đã thay đổi suy nghĩ của cậu. Bức tranh Kiều Phương vẽ đạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế. Cô bé nhất quyết muốn anh trai đi nhận giải cùng. Ở đây, người anh đã phát hiện ra nhân vật chính trong bức tranh ấy chính là mình. Cậu xúc động, vui sướng nhưng đồng thời cũng xấu hổ vô cùng. Từ đó, cậu càng thêm trân trọng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của em gái mình.
Câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
* Một vài chi tiết thể hiện sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em:
- Người em hay lục lọi đồ vật một cách thích thú, trong khi người anh thì cảm thấy khó chịu với những hành động đó.
- Khi em gái đạt giải, cô bé "lao vào ôm cổ" anh trai, trong khi người anh "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra".
- Cô bé chọn anh mình làm nhân vật chính cho bức tranh quan trọng, trong khi người anh vì sự tự ti mà ghen tị, cáu gắt với em gái.
Câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
- Các chi tiết chứng minh nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh được chú ý miêu tả tâm trạng:
soan bai buc tranh cua em gai toi tac gia tac pham
- Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã giúp ta hiểu và cảm nhận chân thực hơn về những biến chuyển trong suy nghĩ, cảm xúc, hành động của người anh. Đồng thời, nó cũng khiến cho người em được miêu tả một cách khách quan hơn, góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào.
Câu 4 trang 70 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
a, Người anh "muốn khóc quá" bởi vì:
- Cảm động trước tình cảm mà em gái dành cho mình.
- Hối hận vì những suy nghĩ, hành động trẻ con của mình lúc trước.
b, Câu nói: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhận hậu của em con đấy!" giúp em thấy người anh đã nhận ra lỗi sai của mình. Cậu hiểu ra những hành động, suy nghĩ trước đó là trẻ con, ích kỉ và từ đó thêm trân trọng tình cảm mà em gái dành cho mình.
c, Truyện kết thúc bất ngờ bởi nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải của Kiều Phương lại chính là anh trai mình - người đang tự ti, đố kị với sự quan tâm mà mọi người dành cho em gái.
Câu 5 trang 70 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
- Theo em, nội dung trong dấu "..." là sự ích kỉ, lòng đố kị và cái nhìn không tốt mà nhân vật "tôi" dành cho em gái mình.
- Điều này thể hiện tâm trạng xấu hổ, hối hận và tự trách của người anh trai khi chứng kiến tình cảm em gái dành cho mình.
- Em đã từng có tâm trạng đó khi hiểu lầm những người có ý tốt với mình.
Câu 6 trang 70 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
Truyện đã ca ngợi tấm lòng thương yêu, nhân hậu, vị tha giữa người với người cùng lòng dũng cảm khi dám nhận lỗi sai của mình. Đồng thời, nó cũng phê phán sự đố kị, ghen ghét. Đây chính là những thông điệp, giá trị nhân văn, tích cực mà tác giả muốn lan tỏa. Cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc, tươi đẹp nếu chúng ta biết bao chung, chia sẻ và đồng cảm. Ngược lại, việc ghen ghét, đố kị, săm soi chỉ khiến con người ngày một mệt mỏi và không thể phát triển bản thân được.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-buc-tranh-cua-em-gai-toi-ngu-van-lop-6-canh-dieu-75229n.aspx
Qua phần trả lời các câu hỏi bên trên, hi vọng em đã hiểu sâu hơn về thông điệp ý nghĩa mà tác phẩm Bức tranh của em gái tôi mang lại. Hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm những bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác: Soạn bài Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào? ngắn gọn, Soạn bài Điều không tính trước, Soạn bài Chích bông ơi!, Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9...để có thể nắm chắc kiến thức, chuẩn bị bài tốt nhất.

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Bạch tuộc ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều
Soạn bài Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai Buc tranh cua em gai toi

, Soan bai Buc tranh cua em gai toi lop 6 sach moi ngan gon, Soan bai Ngu van lop 6 Buc tranh cua em gai toi ngan nhat Canh Dieu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới