Phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền

Các bạn hãy cùng chúng tôi phân tích xung đột ở đoạn trích Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền để thấy được tình yêu trong sáng, đẹp đẽ giữa hai con người vốn thuộc hai dòng họ có xung đột gay gắt nhé.

Đề bài: Phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền

phan tich xung dot kich o doan trich duoi trang doi tre dinh ninh the nguyen

 

Phần 1: Dàn ý phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền

Xem chi tiết Dàn ý phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền

Bài làm:

Đoạn trích Tình yêu và thù hận trích hồi 2, lớp 2 của vở bi kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét chứa đựng những vẻ đẹp của một tình yêu đích thực, vượt qua mọi rào cản hận thù, mọi ràng buộc của thời đại Trung cổ mà thay vào đó là màu sắc của thời Phục Hưng, đề cao tình yêu đôi lứa, khao khát có được tự do, hạnh phúc. Sự thành công của của vở kịch ấy còn đến từ cách mà Sếch-xpia xây dựng những tình huống kịch có sự xung đột, mâu thuẫn giằng xé mà ở đây là tình yêu và sự hận thù đúng như cái nhan đề được đặt cho đoạn trích.

Đầu tiên kể đến sự gặp nhau tình cờ của đôi trẻ, Rô-mê-ô đang buồn vì thất tình, nên theo bạn đến buổi dạ vĩ mà gia đình nhà Ca-piu-lét tổ chức. Tại đây, chàng trai đã lập tức trúng tiếng sét ái tình với Giu-li-ét vừa mới bước qua tuổi 14, và dường như có sự liên kết giữa hai trái tim son trẻ, Giu-li-ét cũng đã rung động với chàng trai ấy, dù chẳng biết chàng là ai đến từ đâu. Như vậy tình yêu đã đến thật tự nhiên, tự nguyện, là tiếng gọi của con tim, cả hai chưa hề biết thù hận là gì, chỉ một lòng hướng về những rung cảm đầu tiên trong tâm hồn khi nhìn thật sâu vào đôi mắt nhau.

Bước đầu của những xung đột kịch xuất phát từ sự si mê của Rô-mê-ô, sau khi gặp Giu-li-ét chàng đã quay lại nhà nàng ngay trong đêm, với ước muốn gặp mặt, để bày tỏ nỗi lòng. Tình yêu nồng nàn, mãnh liệt đã xóa bỏ hết những nghi ngại về bức tường đá cao chót vót, về mối thù giữa hai gia tộc của chàng, Rô-mê-ô trèo lên bức tường, chờ bắt gặp được cô gái của lòng mình. Rô-mê-ô dùng những lời nói thật hoa mỹ, thật đẹp để ca ngợi Giu-li-ét, suốt phần đầu dường như chàng chỉ độc thoại và Giu-li-ét thì không hay biết có sự xuất hiện của chàng. Giu-li-ét đứng bên của sở, nàng băn khoăn điều gì, trăn trở điều gì mà không ngủ được, đó là vì mối nghi ngại trong lòng, là vì xuất thân của Rô-mê-ô, lòng nàng có sử ngăn trở, không cho tình yêu được vỗ cánh. Giu-li-ét đã yêu Rô-mê-ô nhưng nàng muốn chàng từ bỏ dòng họ, hoặc là Rô-mê-ô lập lời thề yêu nàng, rồi nàng sẽ theo chàng, bỏ lại dòng họ phía sau. Qủa thực vì tình yêu người ta có thể làm tất cả, đây không phải là sự lựa chọn bồng bột dại khờ, mà trong bối cảnh Trung cổ lúc ấy đó là sự lựa chọn duy nhất của cả hai, để tình yêu được sống, được phát triển. Rô-mê-ô im lặng, đắn đo, lòng chàng đang nghĩ gì mà không lên tiếng? Có lẽ là nghĩ về gia tộc, nghĩ về tình yêu, nghĩ về hận thù. Tuy nhiên tất cả dường như đã được giải trừ bởi lời thuyết phục của Giu-li-ét "Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi", rằng cái tên nó chẳng có ý nghĩa gì, chẳng phải xương thịt, chỉ cần đánh đổi cái tên là có thể có được tình yêu của nàng, điều ấy khó lắm ư?

Cuộc độc thoại của riêng hai con người đang yêu kết thúc, đã đến lúc họ đối mặt với nhau, tỏ rõ lòng mình và xung đột kịch cũng được đẩy lên cao hơn. Rô-mê-ô đã lên tiếng, thừa nhận tên họ của mình, chàng yêu nàng đến mức thù ghét cái tên của mình, chàng muốn tự tay xé nát cái tên đó ra. Đó là những lời thật tâm và diễn tả chân thực nhất tấm lòng của Rô-mê-ô. Thế nhưng, Giu-li-ét khi đối mặt trực tiếp với chàng lại trở nên lạnh lùng, nàng đang che giấu tình cảm của mình, vì mối thù của gia tộc. Nhưng nàng lại chẳng che giấu được sự quan tâm của mình cho chàng, những lời nàng thốt ra "Tường vườn này ca, rất khó trèo qua; và nơi tử địa anh biết mình là ai rồi đấy nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây", rồi thì "Nếu họ bắt gặp anh họ sẽ giết chết anh" giống lời cảnh báo nhưng thật ra trong đó chất chứa sự bất an và lo lắng cho chàng trai trẻ. Rô-mê-ô đã kịp thời trấn an và thể hiện tình yêu bằng khẳng định những bức tường đá, thậm chí sự đe dọa mạng sống cũng chẳng thể làm khó được chàng, đôi cánh tình yêu sẽ chở chàng đến bên này mà không gặp trở ngại gì cả. Đối với chàng, ánh mắt nàng mới là thứ khiến chàng đau đớn, chỉ có ánh mắt âu yếm mới khiến chàng quên đi mọi sự sợ hãi và hiểm nguy.

Đoạn trích ngắn đã thể hiện sự si mê, lòng yêu sâu sắc của đôi lứa dành cho nhau, một tình yêu thật nồng nàn, vượt qua mọi xung đột đến từ hai gia tộc, yêu nhau họ chẳng còn quan tâm điều gì nữa. Tên họ ư? Vô nghĩa. Tường đá ư? Chàng vẫn cứ trèo lên đấy thôi. Hận thù ư? Chẳng đáng sợ bằng sự lạnh lùng trong đôi mắt xinh đẹp của nàng. Họ sẵn sàng bỏ lại, cởi bỏ những ràng buộc cho nhau để đến với nhau bằng tình yêu thật đẹp thật cao cả.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-xung-dot-kich-o-doan-trich-duoi-trang-doi-tre-dinh-ninh-the-nguyen-42182n.aspx

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích đoạn Thề nguyền
Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều), soạn văn lớp 10
Xung đột trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng (Trích Quan Âm Thị Kính)
Sơ đồ tư duy Thề nguyền
Cảm nhận đoạn trích Thề nguyền
Từ khoá liên quan:

phan tich xung dot kich o doan trich duoi trang doi tre dinh ninh the nguyen

, Phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 20/12/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành