Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau

Các em hãy cùng Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau để thấy được những thay đổi về tình cảm cũng như nhận thức của anh Tràng sau khi có vợ.

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich tam trang nhan vat trang sang hom sau

Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau


I. Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề - tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau

2. Thân bài:

a. Khái quát chung

- Anh Tràng nhặt được vợ ngay khi nạn đói diễn ra dữ dội nhất.
- Sự xuất hiện của người vợ nhặt đã mang đến một "luồng gió mới" cho cuộc sống của người dân xóm Ngụ cư và ngôi nhà nhỏ của mẹ con Tràng.
- Sau khi có vợ, anh Tràng đã có những thay đổi rõ rệt cả về nhận thức và tình cảm.

b. Phân tích Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau

* Khi vừa thức dậy:
- Tràng cảm thấy "trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra".
- Nhận ra những thay đổi của quang cảnh xung quanh, chợt nhận ra "xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ".
- Cảm thấy yêu hơn ngôi nhà của mình, nhận thức được trách nhiệm của bản thân với ngôi nhà ấy "hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này"

* Trong bữa cơm:
- Cố giấu cảm giác thất vọng khi ăn miếng cháo "đắng chát và nghẹn bứ trong cổ".
--> Cách ứng xử khéo léo để tránh làm cho không khí bữa ăn trở nên nặng nề; Nỗi thẹn của một người đàn ông khi không thể mang đến bữa ăn đủ đầy cho vợ, mẹ.
- Suy nghĩ về câu chuyện của người vợ nhặt
- Trong đầu xuất hiện hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng.

c. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật

- Về nội dung:
+ Nhân vật Tràng là người biết ý thức về bản thân và trách nhiệm với gia đình, có nhận thức mới về cách mạng.
+ Qua nhân vật Tràng, tác giả muốn nhắn gửi rằng tình thương giữa những con người nghèo khổ có thể vượt lên trên tất cả, kể cả cái chết.

- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sinh động.
+ Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc.

3. Kết bài:

Khẳng định vẻ đẹp nhân vật, giá trị của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của tác giả.


II. Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau (Chuẩn)

Vợ nhặt của Kim Lân được bắt nguồn từ hiện thực nạn đói năm 1945. Thế nhưng, cái nhà văn muốn "gieo" vào lòng người đọc không phải ám ảnh đói khát, chết chóc mà là ánh sáng của tình người, giống như Hoài Việt từng nhận định: "Nhà văn Kim Lân dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng". Sự thay đổi của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là anh Tràng sáng hôm sau đã làm nổi bật lên những "tia sáng" ấm lòng ấy.

Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được tình huống "nhặt vợ" đầy lạ lùng của anh cu Tràng. Anh Tràng là người đàn ông nghèo khổ lại xấu xí, ngay khi nạn đói hoành hành dữ dội nhất, anh lại lấy được vợ, một người vợ theo không. Trong tình cảnh như vậy chính Tràng cũng phải ngạc nhiên "Ra là hắn đã có vợ rồi đấy ư?", tuy nhiên sự kiện bất ngờ nhặt được vợ đã làm thay đổi cuộc đời và số phận của Tràng. Ngay trong buổi sáng hôm sau, Tràng đã có những thay đổi lớn cả về suy nghĩ và nhận thức, Tràng như trở thành một con người khác, con người trưởng thành, trụ cột của gia đình.

Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng cảm thấy "trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra". Trong niềm vui sướng lâng lâng ấy, Tràng đã dần nhận ra những thay đổi của quang cảnh xung quanh, chợt nhận ra "xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ". Nhà cửa được thu vén gọn gàng, sân vườn được quét tước sạch sẽ, trong giờ phút có tính chất bước ngoặt cuộc đời ấy, con người ta bỗng thấy mình trưởng thành. Tràng cảm thấy yêu hơn ngôi nhà của mình, nhận thức được trách nhiệm của bản thân với ngôi nhà ấy "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng", hắn thấy gắn bó yêu thương với căn nhà rúm ró, xiêu vẹo ấy và chợt nhận ra dù nhà có nghèo rách thế nào vẫn là tổ ấm che mưa, che nắng, hắn cho rằng bản thân hắn phải có trách nhiệm với người thân là mẹ hắn - bà cụ Tứ và người vợ đã theo không hắn về. Hắn nghĩ rồi sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái, cùng nhau làm ăn vun vén cho hạnh phúc, "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng", "bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này", chính những suy nghĩ ấy giúp hắn hiểu ra bây giờ hắn mới nên người.

Bữa cơm đầu tiên sau ngày có nàng dâu thiếu thốn đến thê thảm "Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo". Mà gọi là cháo cho sang thực chất thì "niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn", rồi nàng dâu lại được thiết đãi món "chè khoán" cháo cám. Trong bữa cơm ấy không chỉ Tràng mà cả vợ Tràng và mẹ Tràng đều có một nỗi tủi hờn len lỏi trong tâm trí khiến cho không ai nói câu gì, ai cũng cắm đầu ăn cho xong, tránh nhìn mặt nhau. Sau khi có vợ, cuộc sống của mẹ con Tràng vẫn bị cái đói, cái khát bủa vây. Sau câu chuyện của người vợ nhặt về việc người dân mạn ngược phá kho thóc Nhật, chia cho người đói, Tràng đã thay đổi suy nghĩ và cái nhìn của mình về cách mạng. Trước đây đã có lần Tràng gặp đám người đi trên đê sộp, đi sau lá cờ đỏ to lắm, Tràng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy, cướp thóc đấy. Mà bản thân Tràng chưa hiểu gì đã sợ quá phải xe tắt cánh đồng, đi lối khác để tránh gặp Việt Minh. Hình ảnh lá cờ đỏ cứ ám ảnh mãi trong đầu óc Tràng nghĩa là Tràng đã bắt đầu giác ngộ cách mạng, bắt đầu có những hiểu biết và suy giải được vì sao dân mình đói khổ, biết phải đứng lên như thế nào để có thể giành lại miếng ăn, giành lại sự sống. Chính nỗi ám ảnh của đám người đi trên đê sộp cùng lá cờ đỏ sẽ đưa Tràng đi theo con đường cách mạng, không chỉ giúp cho bản thân Tràng mà giúp cho cả ba con người trong gia đình Tràng vươn lên, thay đổi cuộc đời.

Quả thực, ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân vô cùng tinh tế, ông đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau chuyển biến theo một chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, qua chi tiết này, tác giả còn muốn đọc giả hiểu một điều rằng: chính niềm vui và niềm tin vào cuộc sống ngày mai sẽ hướng con người ta vào những hành động thiết thực, từng bước tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

----------------HẾT-----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-tam-trang-nhan-vat-trang-sang-hom-sau-69612n.aspx
Càng đọc Vợ nhặt, càng đi sâu vào những tiểu tiết, vụn vặt ta càng thấm thía nỗi đau khổ khốn cùng của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Tìm hiểu thêm về tác phẩm, mời các em cùng đọc thêm nhiều bài văn hay về tác phẩm này như: Suy nghĩ về kết thúc truyện Vợ nhặt, Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt, Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt, Cảm nhận về vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt.

Tác giả: Hoài Linh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích khổ 2 bài Tràng Giang của Huy Cận
Làm sáng tỏ ý kiến: Tràng là một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng
Phân tích đoạn trích Hai tâm trạng trong Chiến tranh và hòa bình
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang
Từ khoá liên quan:

phan tich tam trang nhan vat trang sang hom sau

, dien bien tam ly nhan vat trang trong buoi sang hom sau, dan y dien bien tam trang nhan vat trang sang hom sau,

SOFT LIÊN QUAN
  • Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

    Văn mẫu phân tích nhân vật

    Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là một đoạn diễn biến tâm trạng nhân vật hay và nhiều tình tiết hấp dẫn do vậy đoạn diễn biến tâm trạng này xuất hiện trong các dạng bài văn và kiểm tra khá nhiề. Để giúp các em học sinh có thêm kiến thức cũng như phân tích đúng tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, Taimienphi xin giới thiệu một số bài văn mẫu phân tích Chí Phèo sau khi gặp thị Nở hay nhất dưới đây để các em tham khảo.

Tin Mới