Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hay

Bà con đồng bào miền núi trên vùng Tây Bắc tuy phải chịu áp bức dưới chế độ thực dân nửa phong kiến tàn ác nhưng trong mỗi người đều có khao khát được tự do và hạnh phúc. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ sẽ là bài mẫu giúp em cảm nhận rõ điều này:

Đề bài: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ.

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

phan tich suc song tiem tang cua nhan vat mi trong vo chong a phu

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
 

I. Dàn ý Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ ngắn gọn


1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về nhà văn Tô Hoài (Đặc điểm về quê hương, con người, cuộc đời, các sáng tác tiêu biểu, phong cách nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm, cảm hứng chủ đạo, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần phân tích: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ".


2. Thân bài

a. Mị là một cô gái trẻ đẹp với nhiều phẩm chất đáng quý nhưng cuộc đời của Mị lại luôn gặp phải những đau khổ và bi kịch
- Mị xinh đẹp, chăm chỉ và giàu lòng hiếu thảo với cha mẹ.
- Vì món nợ truyền kiếp Mị đã trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra: Mị sống kiếp của con trâu con ngựa, trở thành công cụ lao động của nhà thống lí
- Sống quá lâu trong cái khổ, trong sự hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, Mị dần trở nên chai lì, vô cảm và tê liệt.

b. Dẫu sống trong cái khổ với đầy rẫy sự áp bức nhưng người đọc vẫn thấy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị

* Những phản ứng ngầm của nhân vật.
- Nhiều lần trong tác phẩm Mị có ý định ăn lá ngón để tự tử.
- Hành động ấy của nhân vật xét đến cùng xuất phát từ việc Mị ý thức được thực tại cuộc sống của chính mình và muốn vượt thoát khỏi nó.

* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật trong đêm tình mùa xuân.
- Bằng ngòi bút trữ tình và giàu chất thơ cùng những am hiểu sâu sắc về Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân Tây Bắc với những nét độc đáo nhất, nhất trong số đó chính là âm thanh của tiếng sáo và có đã có tác động sâu sắc đến tâm hồn Mị.

- Diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị:
+ Mị không còn dửng dưng, vô cảm với những gì diễn ra trong cuộc sống: Mị nghe thấy âm thanh của tiếng sáo và nhẩm thầm lời của bài hát.
+ Tâm hồn Mị bắt đầu có dấu hiệu của sự nổi loạn: Mị uống rượu.
+ Mị ý thức về tuổi trẻ và khao khát được sống như ngày xưa.
+ Mị vẫn muốn đi chơi và Mị đã chuẩn bị đi chơi.
+ Mị đã thắp sáng lên ngọn đèn điều đó có nghĩa ý niệm về không gian đã trở lại trong Mị.
+ A Sử về và trói đứng Mị nhưng dường như Mị đã quên mất việc mình đang bị trói, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo và chân Mị vẫn vùng bước đi.
→ A Sử chỉ có thể trói chặt thể xác của Mị còn tâm hồn Mị đã đi theo âm thanh của tiếng sáo, đã vượt thoát ra khỏi cả những nỗi đau về thể xác.

* Hành động Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ
- Lúc đầu, khi thấy A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm.
- Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, tâm hồn Mị đã được đánh thức.
+ Mị thấy đồng cảm và động lòng trắc ẩn.
+ Mị căm phẫn tội ác của cha con nhà thống lí Pá Tra.
+ Trong đầu Mị hiện lên ý định cởi trói cho A Phủ song Mị lại thấy sợ.
+ Cuối cùng, tình thương người, thương mình của Mị đã vượt qua mọi nỗi sợ hãi, thúc đẩy Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ.
+ Mị giục A Phủ chạy trốn và cuối cùng quyết định chạy trốn theo A Phủ.


3. Kết bài

Khái quát những đặc điểm cơ bản về nhân vật Mị, dụng ý nghệ thuật của tác giả Tô Hoài và nêu cảm nhận của bản thân.


II. Bài văn mẫu Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay nhất

 

1. Bài văn Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay ngắn số 1

1.1. Dàn ý Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị.
1.1.1. Mở bài:
- Giới thiệu về truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" và tác giả Tô Hoài.
- Giới thiệu về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ.
1.1.2. Thân bài:
a) Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí:
- Mị là cô gái xinh đẹp, thổi sáo giỏi, có biết bao người say mê. 
- Mị là cô con gái hiếu thảo, chăm chỉ, biết nhà vẫn còn nợ thống lí nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay bố.
=> Khi còn con gái, Mị tự do, yêu đời, xinh xắn, tràn đầy sức sống.
b) Cuộc sống trong nhà thống lí khiến Mị trở nên thờ ơ, vô cảm:
* Sự phản kháng của Mị trong những tháng đầu:
- Đêm nào Mị cũng khóc, không chấp nhận được hiện thực phũ phàng.
- Định ăn lá ngón để tự tử -> Ý định thà chết chứ không chịu làm nô lệ -> Sự phản kháng quyết liệt của người con gái tưởng chừng như yếu ớt, nhỏ bé này.
=> Vì thương bố, Mị không đành lòng chết, cô phải tiếp tục sống.
* Chuỗi ngày sống thờ ơ, vô cảm của Mị:
- "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa.
- Lúc nào cô cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Càng ngày Mị càng không nói, cứ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
- Làm việc cả đêm cả ngày, không lúc nào ngơi nghỉ.
- "Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi."
=> Không thể phản kháng, bị bóc lột, Mị dần đánh mất đi bản thân mình, không còn khát vọng được sống, chỉ biết làm việc quần quật đến chết.
=> Mị đã hoàn toàn tha hóa, trở thành con người thờ ơ, lạnh lùng, lãnh đạm với mọi thứ diễn ra xung quanh mình. 
c) Sức sống tiềm tàng của Mị: 
* Trong đêm tình mùa xuân:
- Mị nghe thấy tiếng sáo vọng lại, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. 
- Mị lén uống rượu, nhớ về những ngày mùa xuân năm xưa, Mị cũng uống rượu bên bếp và thổi sáo. 
- Mị thấy lòng mình phơi phới trở lại, Mị cảm thấy mình còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi.
=> Chính men rượu và tiếng sáo đã thôi thúc những khát khao trong Mị. Cô ước muốn được hòa mình vào với mọi người, được đi chơi như những người còn trẻ, không muốn bị giam trong căn buồng tối tăm, chật hẹp cả ngày nữa.
- Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra -> Đau đớn, tủi nhục cho số phận của chính mình.
- Từ suy nghĩ đến hành động: Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách -> Mị chuẩn bị sửa soạn để đi chơi.
- Mị bị A Sử trói lại vào cột nhà -> Niềm khát khao trong Mị vừa bùng lên lại bị vùi dập đi một cách tàn nhẫn.
- Tuy đau nhưng nhờ hơi rượu nồng nàn, tâm hồn Mị vẫn đi theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi -> Sức sống tiềm tàng trong con người Mị vừa trỗi dậy đã bị dập tắt nhưng nó không mất đi mà vẫn ở đó, âm ỉ cháy. 
* Trong cảnh cắt dây cởi trói cho A Phủ:
- Mới đầu, khi nhìn thấy A Phủ bị trói, bị vẫn rất lạnh lùng, thản nhiên.
- Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ:
+ Mị nhớ lại chính mình trong đêm tình mùa xuân -> Lòng đồng cảm xuất hiện.
+ Mị nghĩ cuộc đời mình đã bị cúng trình ma ở nhà thống lí, chết ở đây cũng không sao, nhưng A Phủ không đáng bị điều đó -> Tình thương người trong lòng Mị quay trở lại.
+ Cho dù bố con thống lí biết Mị cởi trói cho A Phủ, bắt cô trói thay vào đó rồi chết đi, Mị cũng không sợ -> Tình thương người đã vượt lên trên nỗi sợ cái chết.
- Sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy mạnh mẽ, không sợ hãi bất cứ điều gì, Mị đã có hành động: Cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng chính là cắt đi xiềng xích giữa hai con người với nhà thống lí. 
- Mị quyết định chạy trốn theo A Phủ -> cô Mị khao khát tự do, hạnh phúc, căm ghét chế độ thống trị miền núi đã quay trở lại. 
1.1.3. Kết bài:
- Khái quát lại về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong "Vợ chồng A Phủ".
- Khái quát lại về nghệ thuật của truyện và khẳng định tài năng của Tô Hoài. 

1.2. Bài văn Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị:

Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tập "Truyện Tây Bắc" của ông có truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là tác phẩm nổi bật nhất. Tác giả đã đem đến câu chuyện về Mị - một con người bị vùi dập bởi chế độ phong kiến miền núi nhưng vẫn luôn ẩn chứa sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

Mị được giới thiệu là cô gái người Mèo xinh đẹp, thổi sáo giỏi. Có biết bao trai làng say mê nhan sắc và tiếng sáo của cô mà kéo đến đầy sân nhà, đứng thổi sáo chung quanh vách, khiến bố mẹ cô không thể ngủ được vì tiếng chó sủa cả đêm. Mị cũng là cô con gái hiếu thảo, chăm chỉ. Biết nhà vẫn còn nợ thống lí nên Mị sẵn sàng làm nương trả nợ thay bố. Trước khi bị A Sử - con trai thống lí Pá Tra bắt làm vợ, Mị là cô gái tự do, yêu đời, tràn đầy sức sống. Thế nhưng, từ khi bị bắt phải lấy người mình không yêu, đêm nào cô cũng khóc. Cô không thể chấp nhận hiện thực phũ phàng này, muốn ăn lá ngón để tự tử, thà chết chứ không chịu khuất phục, làm nô lệ cho nhà giàu. Thế nhưng sự phản kháng của cô đã không thành công. Vì thương bố, cô đành tiếp tục sống. 

Ở nhà thống lí vài năm, Mị đã bị tha hóa, trở thành một con người hoàn toàn khác. Cuộc sống của cô không có niềm vui, suốt ngày chỉ có làm việc và làm việc quần quật quanh năm suốt tháng. Mị "tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa trong nhà" ấy. "Càng ngày, cô càng không nói", chỉ "cúi mặt buồn rười rượi", trở thành "con rùa nuôi trong xó cửa". Cô đã quen với cuộc sống ấy đến nỗi nghĩ rằng mình sẽ sống như vậy và chết ở trong nhà đó. Bị bóc lột sức lao động mà không thể phản kháng, Mị dần đánh mất đi bản thân mình. Cô không còn khát vọng được sống, không có khái niệm về thời gian, hoàn toàn lãnh đạm với mọi thứ xung quanh. 

Thế nhưng, nỗi khát vọng sống của cô không mất đi hoàn toàn mà chỉ bị cuộc sống quẩn quanh, bế tắc che khuất. Nó vẫn là ngọn lửa đang âm ỉ cháy, chỉ cần điều kiện để bùng lên mạnh mẽ. Trong đêm tình mùa xuân, Mị nghe thấy tiếng sáo, cô nhẩm thầm bài hát quen thuộc mà ngày xưa mình từng thổi. Cô lén người nhà thống lí uống rượu, nhớ về những ngày mùa xuân năm xưa. Khi này, khát vọng tuổi trẻ bỗng quay về. Mị thấy lòng mình phơi phới trở lại, Mị cảm thấy mình còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi. Cô ước muốn được hòa mình vào với mọi người, được đi chơi như những người còn trẻ, không muốn bị giam trong căn buồng tối tăm, chật hẹp cả ngày nữa. Sức sống tiềm tàng của Mị đã được thổi bùng lên nhờ men rượu và tiếng sáo. Không những thế, cô còn nghĩ lại về cuộc sống đầy tủi nhục của mình hiện tại, ước rằng nếu có nắm lá ngón trong tay, cô sẽ ăn cho chết ngay. Khát vọng được sống quay lại, cô càng đau đớn, nghẹn ngào, thương cho số phận của mình mà muốn phản kháng. Và cách phản kháng duy nhất cô có thể làm hiện tại là chết đi, thoát khỏi cuộc sống đọa đầy này. Từ dòng suy nghĩ kia, Mị hành động ngay lập tức. Cô quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách, chuẩn bị sửa soạn để đi chơi. Thế nhưng, niềm khát khao trong Mị vừa bùng lên lại bị vùi dập tàn nhẫn. A Sử thấy Mị, đoán biết cô muốn đi chơi bèn dùng dây đay trói cô, quấn luôn cả mái tóc dài của cô lên cột. Cô đau đớn đứng đó, không quay đầu đi đâu được. Cả cơ thể bị dây đay siết chặt nhưng tâm hồn cô vẫn đi theo tiếng sáo đến những cuộc chơi. A Sử chỉ có thể trói được thể xác chứ không trói được tâm hồn của Mị. Từ đó, người đọc có thể khẳng định rằng sức sống trong Mị vẫn luôn ở đó, chưa bao giờ mất đi.

Đến cảnh cởi trói cho A Phủ, sức sống tiềm tàng của Mị lần nữa được trỗi dậy. Mới đầu, khi nhìn thấy A Phủ bị trói, bị vẫn rất lạnh lùng, thản nhiên hơ tay, hơ lưng cho bớt lạnh. Dường như A Phủ không phải là một con người bị trói đứng trên cột mà chỉ là cái cây, cái thúng dựng bên cạnh cột mà thôi. Thế nhưng, khi nhìn thấy giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ, Mị bỗng thức tỉnh. Cô nhớ lại chính mình trong đêm tình mùa xuân. Cô cũng đã từng bị A Sử trói đứng ở chính đó, đau đớn, tuyệt vọng như thế. Lòng đồng cảm dần xuất hiện trong cô. Rồi Mị nghĩ cuộc đời mình đã bị cúng trình ma ở nhà thống lí, chết ở đây cũng không sao, nhưng A Phủ không đáng bị điều đó. Suy nghĩ này cho người đọc thấy được tình thương người trong Mị đã quay trở lại. Cô không còn thờ ơ, lãnh cảm trước cuộc đời nữa. Thậm chí, Mị nghĩ rằng cho dù bố con thống lí biết Mị cởi trói cho A Phủ, bắt cô trói thay vào đó rồi chết đi, Mị cũng không sợ. Đến lúc này, tình thương người đã vượt lên nỗi sợ cái chết. Sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy mạnh mẽ, hóa thành hành động cởi trói. Khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng đã tự tay cắt đi xiềng xích giữa hai con người với nhà thống lí. Cũng từ đó, Mị quyết định chạy trốn theo A Phủ. Đây không phải là hành động bản năng mà là kết quả của sức sống tiềm tàng, của khát vọng tự do hạnh phúc khi còn trẻ mà cô không thực hiện được. Chính trong đêm ấy, cô Mị tràn đầy tình yêu cuộc sống, căm ghét chế độ thống trị miền núi đã quay trở lại. 

Qua truyện ngắn, ta thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo của nhà văn Tô Hoài. Chỉ bằng một vài hành động, suy nghĩ của Mị, ông đã chỉ cho ta những khao khát, những niềm mong muốn bị chôn giấu từ tận đáy lòng của con người trong nghịch cảnh. Ngoài ra, việc có được một tác phẩm thành công, nổi tiếng như "Vợ chồng A Phủ" còn nhờ vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về mảnh đất Tây Bắc và tình cảm trân trọng, yêu quý của ông với những con người nơi đây. 

 - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Hi vọng rằng qua bài mẫu Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ, em sẽ có cái nhìn bao quát hơn về tác phẩm nói chung và nhân vật Mị nói riêng. Bên cạnh bài Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ, các em có thể tham khảo thêm: Tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với đồng bào miền núi qua Vợ chồng A Phủ, Phân tích Giá trị hiện thực truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

 

2. Bài văn Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ siêu hay số 2

Tô Hoài được biết đến là một trong số những nhà văn thành công nhất khi viết về cuộc sống và con người nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ mà kiên cường, bất khuất của dân tộc. Với lối trần thuật sinh động, ngôn ngữ gợi cảm cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, những trang viết của Tô Hoài luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là một trong số những tác phẩm đó. Đọc "Vợ chồng A Phủ" người đọc không thể nào quên được hình ảnh nhân vật Mị - một cô gái sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

Như chúng ta đã biết, Mị là một cô gái trẻ đẹp với nhiều phẩm chất đáng quý nhưng cuộc đời của Mị lại luôn gặp phải những đau khổ và bi kịch. Ngay trong phần đầu của tác phẩm, người đọc đã thấy hiện lên hình ảnh một cô Mị xinh đẹp, chăm chỉ và giàu lòng hiếu thảo với cha mẹ. Chắc hẳn, ai cũng nghĩ, người con gái hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp như Mị sẽ xứng đáng có được cuộc sống ấm êm, vui vẻ và hưởng một hạnh phúc vẹn tròn. Nhưng, vì món nợ truyền kiếp Mị đã trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra và cũng kể từ đây, Mị sống kiếp của con trâu con ngựa và với Mị, nhiều lúc cô cảm thấy mình còn không bằng con trâu, con ngựa trong nhà thống lí. Cũng kể từ đây, Mị đã trở thành công cụ lao động của nhà thống lí, Mị làm việc không biết ngày tháng,quên hết mọi ý niệm về không gian và thời gian. Và để rồi, có lẽ bởi sống quá lâu trong cái khổ, trong sự hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, Mị dần trở nên chai lì, vô cảm và tê liệt trong sức sống, lúc nào cùng làm việc như một cỗ máy với khuôn mặt "buồn rười rượi".

Dẫu sống trong cái khổ với đầy rẫy sự áp bức nhưng người đọc vẫn thấy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị mà không thế lực nào có thể dập tắt nó được. Có thể thấy, sức sống tiềm tàng ấy của Mị trước hơn hết thể hiện ở những phản ứng ngầm của nhân vật. Đã có nhiều lầm trong tác phẩm Mị có ý định ăn lá ngón để tự tử. Hành động ấy của nhân vật xét đến cùng xuất phát từ việc Mị ý thức được thực tại cuộc sống của chính mình và vượt thoát khỏi nó.

Đặc biệt, sức sống tiềm tàng của Mị được thể hiện rõ nét qua diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật trong đêm tình mùa xuân. Bằng ngòi bút trữ tình và giàu chất thơ cùng những am hiểu sâu sắc về Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân Tây Bắc với những nét độc đáo nhất, mang đậm bản sắc của núi rừng nơi đây và có lẽ đặc biệt nhất trong số đó chính là âm thanh của tiếng sáo. Bởi âm thanh của tiếng sáo chứa thật nhiều ý nghĩa, nó không chỉ là nét đặc trưng của mùa xuân Tây Bắc mà còn là biểu tượng cho hạnh phúc, tình yêu, đồng thời nó chính là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến tâm hồn Mị, đánh thức sức sống trong Mị. Để rồi, trong tâm hồn Mị đã bắt đầu có những dấu hiệu của sự thức tỉnh, "Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi", Mị cảm nhận được những âm thanh trong không gian quanh mình và rồi "Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo". Giờ đây, dường như Mị không còn dửng dưng, vô cảm với những gì diễn ra trong cuộc sống của mình nữa. Qua lời bài hát, từng dòng kí ức đang gọi nhau ùa về, sống lại trong Mị. Tâm hồn Mị bắt đầu có dấu hiệu của sự nổi loạn. Mị uống rượu, "uống ừng ực từng bát" như để quên đi những nỗi cay đắng, tủi nhục của mình. Tâm hồn Mị dần hồi sinh và phơi phới trở lại, dần thoát khỏi sự tê liệt về tinh thần. Mị ý thức về tuổi trẻ và khao khát được sống như ngày xưa "Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi". Muốn đi chơi nghĩa là Mị muốn hòa mình vào không khí của màu xuân tươi đẹp rực rỡ, là muốn đến với thế giới ngập tràn tình yêu và tự do phía bên ngoài kia, nghĩa là Mị đã thoát khỏi trạng thái tê liệt tâm hồn trong những ngày trước đây. Và đó cũng chính là lúc Mị ý thức được thân phận tủi nhục, cay đắng của chính mình. Tâm hồn thức tỉnh đó cũng là lúc Mị đối diện với thực tại phũ phàng, nhận ra thân phận buồn tủi chua xót của mình khi Mị và A Phủ không có lòng, không có tình yêu mà vẫn phải ở với nhau - một cuộc sống không có tình yêu và hạnh phúc. Nhưng dù thế nào đi nữa Mị vẫn muốn đi chơi và Mị đã chuẩn bị đi chơi. Mị đã thắp sáng lên ngọn đèn điều đó có nghĩa ý niệm về không gian đã trở lại trong Mị. Mị thắp đèn cũng chính là thắp sáng bóng tối u uất trong tâm hồn mình. Mị quấn lại tóc, "với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo". A Sử về và trói đứng Mị nhưng dường như Mị đã quên mất việc mình đang bị trói, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo và chân Mị vẫn vùng bước đi. Giờ đây, A Sử chỉ có thể trói chặt thể xác của Mị còn tâm hồn Mị đã đi theo âm thanh của tiếng sáo, hòa cùng những cuộc vui bởi trong Mị giờ đây sức sống đã trỗi dậy, vượt thoát ra khỏi cả những nỗi đau về thể xác.

Thêm vào đó, sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của Mị còn thể hiện rõ nét qua hành động Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Lúc đầu, khi thấy A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm, "Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì cũng thế thôi". Mị sống cô độc, tuyệt vọng và vô cảm, phải chăng chính cái khổ, cái cực ở nhà thống lí đã khiến tâm hồn Mị trở nên chai sạn. Nhưng rồi khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, tâm hồn Mị đã được đánh thức. Mị không còn dửng dưng, thản nhiên với A Phủ nữa mà thay vào đó là sự đồng cảm và động lòng trắc ẩn "Trời ơi! Nó bắt trói đứng người ta đến chết". Giọng văn chuyển từ kể sang biểu cảm đã thể hiện rõ nét niềm cảm thương sâu sắc của Mị với A Phủ và cả với chính mình. Hơn thế nữa, Mị căm phẫn tội ác của cha con nhà thống lí Pá Tra. "Mị thốt lên: Chúng nó thật độc ác". Nhà văn đã để nhân vật tự thốt lên, trực tiếp bộc lộ sự căm phẫn và thái độ phản kháng của mình. Trong đầu Mị hiện lên ý định cởi trói cho A Phủ song Mị lại thấy sợ. Nhưng rồi đến cuối cùng, tình thương người, thương mình của Mị đã vượt qua mọi nỗi sợ hãi, thúc đẩy Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Mị giục A Phủ chạy trốn và cuối cùng quyết định chạy trốn theo A Phủ. Hành động đó của Mị là hành động bột phát song nó là điều tất yếu bởi lẽ sức sống tiềm tàng đang cứ ngày một lớn dần và trỗi dậy trong Mị.

Tóm lại, với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, chân thực và tinh tế cùng những tình huống đặc sắc, "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Đồng thời, qua đó đã thể hiện rõ nét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

--------------HẾT-----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-suc-song-tiem-tang-cua-nhan-vat-mi-trong-vo-chong-a-phu-57084n.aspx
Mị và A Phủ là những nạn nhân đáng thương của chế độ phong kiến miền núi, tuy nhiên trong bóng tối của áp bức, bạo tàn ở họ vẫn sáng lên những vẻ đẹp đáng trân trọng, đó là sức sống mãnh mẽ, mãnh liệt. Tìm hiểu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khám phá vẻ đẹp của từng nhân vật trong truyện.

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hay nhất của học sinh giỏi
Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hay nhất
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Diễn biến tâm trạng của Mị trong "đêm tình mùa xuân" trong Vợ chồng A Phủ
Từ khoá liên quan:

Phan tich suc song tiem tang cua nhan vat Mi trong Vo chong A Phu

, phan tich nhan vat mi trong vo chong a phu, phan tich suc song tiem tang cua mi trong vo chong a phu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

    Hướng dẫn phân tích truyện Vợ Chồng A Phủ

    Mị là nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài với những nét tính cách đặc trưng cho người phụ nữ miền núi Tây Bắc, nổi bật trong đó là sức mạnh phản kháng, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, cùng Phân tích sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị để thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc khắc họa hình tượng nhân vật này.

Tin Mới