Phân tích nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi

Bài văn Phân tích nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình cảm kính yêu, trân trọng trước những công lao trời bể và niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ Tố Hữu và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu.

Đề bài: Phân tích nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
 1. Mở bài
 2. Thân bài
 3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

phan tich noi dau xot tiec thuong bac trong bai bac oi

Phân tích nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi
 

I. Dàn ý Phân tích nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi (Chuẩn)


1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích.


2. Thân bài

a. Khổ thơ đầu:
- "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa":
+ Bộc lộ những nỗi đau đớn, khung cảnh tang thương những ngày đưa tiễn Bác về với cõi vĩnh hằng, sự đau thương, nỗi nghẹn ngào đau xót trong lòng con người kéo dài liên tục trong suốt mấy ngày trời không dứt.
+ "Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa", sự ra đi của Bác không chỉ để lại sự đau đớn trong lòng những người dân Việt Nam, mà dường như cả vũ trụ trời đất cũng nhuốm màu tang thương, buồn bã.
- "Chiều nay con chạy về thăm Bác/Ướt lạnh vườn cau mấy gốc dừa":
+ Lối xưng hô "con-Bác" mang đến cảm giác gần gũi thân thương, sự gắn bó và tình cảm sâu nặng của Tố Hữu đối với Bác.
+ Mấy chữ "chạy về thăm Bác" bộc lộ sự vội vã, bàng hoàng của tác giả trước hung tin, nhà thơ không thể tin nổi những gì mình đã nghe được.
+ Cảnh vật đìu hiu ảm đạm, mấy gốc cau, vườn trầu trở nên lạnh lẽo, tang tóc.

b. Khổ thơ thứ hai:
- Tố Hữu lần từng bước quanh khu nhà sàn mong tìm lại được chút bóng dáng, chút hơi thở quen thuộc của Người: "lối sỏi quen", "thang gác", chiếc chuông treo trước phòng.
- Thế nhưng chỉ còn cảnh "Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!". Chốn thân quen giờ trở nên xa lạ, vắng vẻ chỉ vì đã không còn người quen thuộc săn sóc, chăm nom. Cảnh còn người mất càng làm cho người ở lại thêm nghẹn ngào, đau xót khôn tả.

c. Khổ thơ thứ 3:
- "Bác đã đi rồi sao Bác ơi!", nhà thơ đã không thể tin nổi vào sự thật đang diễn ra trước Bác, không tin được rằng người cha già của dân tộc lại buông tay dễ dàng đến thế.
- Trong khi "Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời", miền Nam đang tiến dần đến chiến thắng, ngày giải phóng đã không còn xa, chỉ đợi "Rước Bác và thăm, thấy Bác cười". Ấy thế mà Bác lại ra đi trước, không kịp đợi ngày vui của dân tộc.
=> Sự đẹp đẽ và đầy hy vọng của chiến trường miền Nam lúc này lại càng tô đậm thêm những cảm xúc đau đớn, tiếc nuối trước sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

c. Khổ thơ thứ 4:
- Bác đã ra đi rồi, thì những thức trái thân thương tươi đẹp mà đôi tay Bác vẫn thường chăm bón bỗng trở nên thừa thãi, vô nghĩa, trái bưởi vàng ngọt, hoa nhài đâu còn ai ngắm, ai ngửi.
- "Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm.Quanh mặt hồ in trắng mây bay", sự tìm kiếm vô vọng và đầy tiếc nuối của nhà thơ trong hai chữ "còn đâu" đã dấy vào lòng người những sự xúc động nghẹn ngào sâu sắc.
- Những cảnh quen chỉ khiến cho người ta ngẩn ngơ, đau đớn, xót xa thêm.


3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi (Chuẩn)

Nhắc đến Tố Hữu là nhắc đến một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, là nhà thơ gắn bó với lý tưởng cộng sản, có "một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng - Nghệ thuật - Tình yêu", cũng là người đã đưa nền thơ ca mang đậm khuynh hướng trữ tình chính trị đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và nội dung. Thơ của Tố Hữu mang đậm tính thời sự, phản ánh những vấn đề có tính lịch sử và hướng tới toàn dân. Đặc biệt các nhân vật trữ tình thường xuất hiện là những con người mang tầm vóc lịch sử và thời đại, có ảnh hưởng sâu rộng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Một trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất mang đặc điểm này là bài thơ Bác ơi, ra đời trong sự kiện Hồ Chủ tịch ra đi về cõi vĩnh hằng, cả nước ngập tràn trong đau thương, mất mát. Với những cảm xúc nghẹn ngào, xót xa, xúc động sâu sắc của tác giả, bài thơ đã được Xuân Diệu xem là một "bài điếu văn bi hùng bằng thơ", mà cho đến ngày hôm nay đọc lại, độc giả vẫn như cảm nhận được một cách chân thực nhất những xúc động, đau thương của Tố Hữu, cũng như của hàng triệu người dân Việt trước tin Bác ra đi.

Sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, cuộc kháng chiến tại miền Nam bước vào giai đoạn khó khăn chưa từng có trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, nhân dân cả nước đang cùng hướng về miền Nam thân yêu. Thì sự ra đi đột ngột của Bác đã trở thành một cú sốc lớn của đất nước, Người đã ra đi mà không kịp chờ ngày Bắc Nam thống nhất, nhân dân hai miền về chung một nhà. Sự ra đi đầy nuối tiếc của Hồ Chủ tịch đã để lại cho hàng triệu người con đất Việt sự nuối tiếc và xót thương vô hạn, trong đó có nhà thơ Tố Hữu, người đã gắn bó với sự nghiệp cách mạng, gắn bó với Đảng với nhân dân và một lòng kính yêu Bác xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính vì thế, nên khi nghe tin Bác mất, dù đang nằm viện, nhưng nhà thơ vẫn cố về lại nhà sàn nơi Bác ở để nhìn mặt Bác lần cuối, trước khi Bác đi vào cõi vĩnh hằng. Trước không khí tang thương, cảnh vật con người nhuốm màu tang tóc, đìu hiu Tố Hữu đã viết bài thơ Bác ơi để tiễn đưa Bác, cũng như bộc lộ nỗi đau đớn trong lòng mình. Mà trong bốn khổ thơ đầu tiên nỗi thương xót, tình cảm tiếc thương Hồ Chủ tịch được bộc lộ vô cùng sâu sắc và mạnh mẽ.

"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!"

Hai câu thơ đầu tiên đã bộc lộ những nỗi đau đớn, khung cảnh tang thương những ngày đưa tiễn Bác về với cõi vĩnh hằng, sự đau thương, nỗi nghẹn ngào đau xót trong lòng con người kéo dài liên tục trong suốt mấy ngày trời không dứt, không một lúc nào ngơi nghỉ, sự mất mát này quá to lớn đối với đất nước và những con người ở lại. Thực cảnh đau buồn ấy được diễn tả rất sâu sắc trong câu "Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa", câu thơ được ghép từ hai vế có sự đối xứng lẫn nhau, làm nổi bật lên cảm xúc đau thương trước thực tại. Sự ra đi của Bác không chỉ để lại sự đau đớn trong lòng những người dân Việt Nam, mà dường như cả vũ trụ trời đất cũng nhuốm màu tang thương, buồn bã, trời đổ mưa như để khóc thương trước sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại, mang tầm vóc vũ trụ. Hai câu thơ tả thực "Chiều nay con chạy về thăm Bác/Ướt lạnh vườn cau mấy gốc dừa", lối xưng hô "con-Bác" mang đến cảm giác gần gũi thân thương, sự gắn bó và tình cảm sâu nặng của Tố Hữu đối với Bác. Mấy chữ "chạy về thăm Bác" bộc lộ sự vội vã, bàng hoàng của tác giả trước hung tin, nhà thơ không thể tin nổi những gì mình đã nghe được, vội vã về thăm Bác tại khu nhà sàn, thì mới nhận ra không khí tang thương, ra là Bác đã đi thật rồi. Cảnh vật đìu hiu ảm đạm, mấy gốc cau, vườn trầu một tay Bác chăm bón, nay thiếu hơi người cũng trở nên lạnh lẽo, tang tóc bao nhiêu.

"Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!"

Bác đã ra đi, khung cảnh giản dị thân thuộc bỗng trở nên quạnh quẽ, Tố Hữu lần từng bước quanh khu nhà sàn mong tìm lại được chút bóng dáng, chút hơi thở quen thuộc của Người. Ấy là "lối sỏi quen" Bác vẫn thường tản bộ, là "thang gác" dẫn lên căn phòng Bác ở, lại nhìn đến chiếc chuông treo trước phòng thường ngày vẫn reo trong gió. Thế nhưng trả lại nhà thơ là cảnh "Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!", thiếu đi Bác nơi này dường như chẳng còn chút sinh khí, chỉ còn lại cảnh vật lặng lẽ, đìu hiu, khiến người ta không khỏi chạnh lòng đau xót. Chốn thân quen giờ trở nên xa lạ, vắng vẻ chỉ vì đã không còn người quen thuộc săn sóc, chăm nom. Cảnh còn người mất càng làm cho người ở lại thêm nghẹn ngào, đau xót khôn tả.

"Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười"

Nỗi đau xót, tiếc thương Bác còn được bộc lộ một cách rõ nét và sâu sắc hơn trong khổ thơ thứ ba. Sau khi lần tìm hình bóng thân thuộc của Bác trong chốn thân quen nhưng chỉ thấy những cảnh lạnh lẽo, hiu hắt thì Tố Hữu đã không kìm lòng được mà thốt lên đầy nghẹn ngào, xót xa rằng "Bác đã đi rồi sao Bác ơi!". Dường như nhà thơ đã không thể tin nổi vào sự thật đang diễn ra trước Bác, không tin được rằng người cha già của dân tộc lại buông tay dễ dàng đến thế. Trong khi "Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời", miền Nam thân yêu mà Bác ngày ngày ngóng đợi tin mừng, nghe từng tiếng súng, dõi theo từng bước quân hành, nay đang tiến dần đến chiến thắng, ngày giải phóng đã không còn xa, chỉ đợi "Rước Bác và thăm, thấy Bác cười". Ấy thế mà Bác lại ra đi trước, không kịp đợi ngày vui của dân tộc, Người đã cống hiến hết cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng đất nước, đến khi chỉ còn vài bước chân nữa, thì Người lại đành phải bỏ lỡ. Sự đẹp đẽ và đầy hy vọng của chiến trường miền Nam lúc này lại càng tô đậm thêm những cảm xúc đau đớn, tiếc nuối trước sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, bởi lẽ ngày sau chiến thắng, cũng chẳng thể thấy nụ cười hạnh phúc của Bác nữa, hỏi rằng có nỗi đau nào thấm thía hơn nỗi đau này?

"Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay..."

Nay khi Bác đã ra đi rồi, thì những thức trái thân thương tươi đẹp mà đôi tay Bác vẫn thường chăm bón bỗng trở nên thừa thãi, vô nghĩa, trái bưởi vàng ngọt, nhưng không có Bác hái vào thưởng thức, chia sẻ, hoa nhài dẫu thơm nhưng đâu còn ai ngắm, ai ngửi. Và xót xa nhất là lời thơ "Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm.Quanh mặt hồ in trắng mây bay", sự tìm kiếm vô vọng và đầy tiếc nuối của nhà thơ trong hai chữ "còn đâu" đã dấy vào lòng người những sự xúc động nghẹn ngào sâu sắc. Bác đã vĩnh viễn ra đi thật rồi, từ nay sẽ chẳng bao giờ còn được trông thấy bóng dáng vị cha già thân thuộc dạo bước trong vườn, vui vầy với thiên nhiên nữa, chỉ còn lại những cảnh quen, nhìn vật nhớ người, khiến cho người ta ngẩn ngơ, đau đớn, xót xa thêm mà thôi.

Bác ơi đã thể hiện đầy chân thực cảm xúc ngỡ ngàng, xót xa khôn xiết của nhà thơ Tố Hữu trước sự ra đi của Bác, lời thơ cũng là tình yêu chan chứa của nhà thơ cũng là của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị cha già dân tộc.

--------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-noi-dau-xot-tiec-thuong-bac-trong-bai-bac-oi-57866n.aspx
Bài viết trên đã phân tích những cảm xúc đau thương tiếc nuối của tác giả trước sự ra đi của Hồ Chủ tịch, để tìm hiểu thêm về bài thơ Bác ơi, mời các em tham khảo các bài viết Soạn bài Bác ơi và bài Cảm nhận về bài thơ Bác ơi của Tố Hữu.

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác
Qua 2 câu thơ: "Muốn mù... bạc tình" hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương
Phân tích bài thơ Mồng hai Tết viếng cô Kí
Phân tích khổ ba bài thơ Viếng lăng Bác
Cảm nhận về bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
Từ khoá liên quan:

phan tich noi dau xot tiec thuong bac trong bai bac oi

, phan tich bai tho bac oi cua to huu,

SOFT LIÊN QUAN
  • CV xin việc bác sỹ chấn thương chỉnh hình

    CV xin việc khoa chấn thương

    CV xin việc bác sỹ chấn thương chỉnh hình là biểu mẫu CV xin việc dành cho vị trí bác sỹ chấn thương chỉnh hình tại các bệnh viện. Nếu có nhu cầu xin việc ở vị trí này thì việc chuẩn bị một CV xin việc hoàn chỉnh là rất cần thiết mà các bạn không thể bỏ qua.

Tin Mới