Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ngắn gọn, hay nhất

Tình cảm bà cháu luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, ấm áp, gắn tiền với tuổi thơ của biết bao người. Bài Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa, Ngữ văn 9, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây sẽ cho em cái nhìn rõ nét hơn về đề tài này.

Đề bài: Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa

phan tich kho 1 bai tho bep lua cua bang viet ngan gon hay nhat

Top bài phân tích Nội dung khổ 1 bài bếp lửa của Bằng Việt hay ngắn gọn

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.


I. Dàn ý Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa".
- Dẫn dắt vào khổ thơ đầu của tác phẩm: Hình ảnh bếp lửa và tình cảm của đứa cháu dành cho người bà kính yêu.
2. Thân bài:
a, Hình ảnh bếp lửa:
- Điệp ngữ "một bếp lửa" được đặt ở đầu câu:
+ Hình ảnh quen thuộc, thân thương.
+ Hình ảnh gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
- "Chờn vờn sương sớm":
+ Hình ảnh tả thực, diễn tả thói quen sinh hoạt của con người ở làng quê Việt Nam.
+ Hình ảnh ẩn dụ cho nỗi nhớ bà luôn "chờn vờn" trong tâm trí đứa cháu.
- "Ấp iu nồng đượm":
+ Bếp lửa được nhóm bởi bàn tay của bà.
+ Sự dịu dàng, chăm chút, tràn đầy yêu thương của bà cũng ấm áp như ngọn lửa mà bà nhóm lên.
=> Hình ảnh bếp lửa thân thuộc, gợi nhớ đến người bà và tình thương của bà dành cho cháu.
b, Tình cảm của đứa cháu dành cho người bà kính yêu:
- "Cháu thương bà":
+ Trực tiếp bộc lộ cảm xúc.
+ Chữ "thương" gói trọn niềm biết ơn, lòng kính trọng và nỗi nhớ sâu sắc mà người cháu ở nơi phương xa dành cho bà.
- "Biết mấy nắng mưa": Hình ảnh ẩn dụ cho những khó văn, vất vả, nhọc nhằn của cuộc đời bà.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ 1 bài thơ "Bếp lửa".
- Liên hệ mở rộng.

 noi dung kho 1 bai bep lua cua bang viet hay ngan gon

Top Viết đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài bếp lửa của Bằng Việt siêu hay


II. Đoạn văn Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa hay nhất

Với khổ thơ đầu trong bài "Bếp lửa", Bằng Việt đã thành công giúp người đọc khái quát được tư tưởng, chủ đề của toàn bộ tác phẩm. Đó chính là tình yêu thương và nỗi nhớ nhung da diết của người cháu dành cho bà, thể hiện qua hình tượng bếp lửa. Hình ảnh ấy vô cùng quen thuộc đối với mọi gia đình ở nông thôn Việt Nam, là công cụ để con người đun nước, nấu cơm và sưởi ấm. Ngọn lửa bập bùng cháy, "chờn vờn" ẩn hiện trong làn "sương sớm" khiến khung cảnh làng quê càng thêm thơ mộng. Dòng hồi tưởng ấy dẫn dắt nhân vật trữ tình đến với nỗi nhớ về người bà thân yêu. Đôi bàn tay bà đã nhóm lên bếp lửa, chăm sóc và nuôi dưỡng đứa cháu thơ ngây. Từ láy "ấp iu" đã diễn tả được sự ân cần, chu đáo của bà. Chính nhờ tình yêu thương của bà mà ngọn lửa "nồng đượm" hơn, sưởi ấm trái tim bé bỏng của cháu. Điệp ngữ "Một bếp lửa" lặp lại đến hai lần như khắc sâu thêm nỗi nhớ da diết nhân vật trữ tình dành cho bà. Để rồi, đứa cháu ấy không kìm được cảm xúc mà thốt lên: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Chữ "thương" như gói gọn tất cả nỗi nhớ, sự kính yêu cùng lòng biết ơn dành cho người bà kính yêu. Bà không ngại "nắng mưa", tần tảo nuôi nấng cháu nên người. Chỉ với ba câu thơ ngắn gọn, Bằng Việt đã mang đến cho độc giả bao xúc cảm. Qua đó, thêm trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn bó.

---------------------

Mời em tham khảo thêm các bài viết liên quan trên Taimienphi.vn như: Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa, Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa; Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa, Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.


III. Bài văn mẫu hay Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ngắn gọn của HSG:

"Bếp lửa" của Bằng Việt là một trong những tác phẩm thành công nhất viết về đề tài gia đình. Ở đây, tác giả đã khai thác chủ đề này ở góc độ khác. Mượn hình ảnh bếp lửa quen thuộc, ông bày tỏ tình yêu thương cùng nỗi nhớ nhung sâu nặng dành cho người bà kính mến. Và điều này cũng đã được thể hiện rất rõ qua khổ thơ đầu tiên của bài:

Ngay khi mới bước vào tìm hiểu tác phẩm, người đọc đã được thấy chiếc bếp lửa thân quen, giản dị:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"

Chính hình ảnh ấy đã gợi lên biết bao xúc cảm của nhân vật cháu. Đây vốn là một công cụ để đun nấu của con người. Nó đặc biệt thân thuộc với những gia đình nông thôn khi xưa. Người ta dùng củi để nhóm bếp, từ đó đun nước, nấu cơm, thậm chí dùng nó để sưởi ấm trong những đêm đông giá lạnh. Với nhân vật trữ tình, hình ảnh ấy lại càng thân thương, gần gũi biết bao. Điệp ngữ "Một bếp lửa" được lặp lại hai lần liên tiếp, lại ở vị trí đầu câu, thể hiện sự nhớ nhung, hoài niệm khôn nguôi của người cháu. Nỗi nhớ đó gợi lên kỉ niệm về bà, về những ngày tháng tuổi thơ được bà che chở, yêu thương.

Những cụm từ "chờn vờn sương sớm", "ấp iu nồng đượm" đã góp phần đưa hình ảnh bếp lửa đến gần hơn với độc giả. Chúng đem đến ấn tượng về cái bình dị, yên ắng của làng quê Việt Nam. Mỗi sớm ban mai, nhà nhà lại nhóm lửa để chuẩn bị nấu nướng. Ánh lửa "chờn vờn", lúc ẩn lúc hiện trong làn sương sớm tạo nên một khung cảnh vô cùng nên thơ. Hình ảnh đầy lãng mạn này còn là ẩn dụ cho nỗi nhớ bà cứ "chờn vờn" trong lòng cháu. Nhân vật trữ tình không thể ngừng nghĩ về người bà kính yêu. Đôi bàn tay bà "ấp iu", chăm chút cho ngọn lửa, cũng là chăm chút chính đứa cháu bé bỏng khi xưa. Nhờ sự ân cần, dịu dàng đó, bếp lửa lại càng thêm "nồng đượm".

Trong dòng hồi tưởng ấy, nhân vật trữ tình không kìm được mà trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ, tình yêu thương của mình đến bà:

"Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Cả cuộc đời bà tần tảo, chăm lo cho đứa cháu nhỏ. Hình ảnh "nắng mưa" tượng trưng cho những vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống mà người bà đáng kính đã phải trải qua. Nhưng chúng đâu đủ sức để cản bước chân bà. Tình yêu thương vô bờ bến đã biến thành sức mạnh, thành động lực để bà tiếp tục cần mẫn, chăm chỉ, miệt mài. Chính nhờ sự chăm sóc đó, đứa cháu năm nào giờ đã lớn khôn, trưởng thành, dang rộng đôi cánh của mình để bay đến những chân trời xa. Nhân vật trữ tình không ngần ngại mà bày tỏ lòng mình, gửi chữ "thương" đến người bà tần tảo, giàu đức hi sinh. Chỉ một chữ thôi cũng đủ cô đọng, gói trọn sự biết ơn, kính trọng và nỗi nhớ da diết của một người cháu với bà.

Khổ thơ đầu tiên với ba câu ngắn gọn đã thành công giới thiệu đến người đọc chủ đề của cả tác phẩm. Đó chính là tình yêu, sự nhớ nhung gửi đến người bà thân thương cùng hình ảnh bếp lửa quen thuộc, giản dị. Bằng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, Bằng Việt đã tạo nên một khúc dạo đầu mùi mẫn, dẫn dắt độc giả đến gần hơn với những thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-kho-1-bai-tho-bep-lua-cua-bang-viet-75855n.aspx
Với phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa, em hãy tập trung phân tích ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh được nêu để hiểu hơn về tình cảm của người cháu dành cho bà nhé.

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa
Đoạn văn phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài Bếp lửa
Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt siêu hay tuyển chọn
Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa
Phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất chọn lọc
Từ khoá liên quan:

phan tich kho 1 bai tho bep lua

, dan y viet doan van cam nhan kho 1 bai bep lua, phan tich noi dung kho 1 bai bep lua cua bang viet hay ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến

    Bài văm mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc

    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, “Tây Tiến” là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Để tổng hợp kiến thức về bài thơ này, Taimienphi.vn gửi đến các em phần Phân tích bài thơ Tây Tiến với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu b ...

Tin Mới