Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa

Các em hãy cùng tham khảo Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa để thấy được hình ảnh quen thuộc đã đánh thức những kí ước tuổi thơ, làm sống dậy những tình cảm kính yêu nhà thơ Bằng Việt với người bà tần tảo của mình.

Đề bài: Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

doan van phan tich kho 1 bai tho bep lua

Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa


I. Dàn ý Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khổ 1 bài thơ.

2. Thân đoạn

a. Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc kí ức tuổi thơ

- Điệp ngữ "Một bếp lửa" không chỉ gợi ra hình ảnh sống động của bếp lửa mà nó còn thể hiện được những cảm xúc tha thiết, trào dâng trong lòng tác giả.
- Từ láy "chờn vờn" gợi liên tưởng đến ánh sáng lập lòe của bếp lửa khi sáng sớm.
- "Ấp iu" không chỉ gợi ra hơi ấm của bếp lửa mà còn gợi liên tưởng đến đôi tay khéo léo và tấm lòng của người nhóm lửa.

b. Tình cảm của người cháu dành cho bà

- "Nắng mưa" là những gian khó, thử thách trong cuộc sống.
- "thương" tình yêu thương, sự biết ơn, trân trọng với những tần tảo, hi sinh của bà.
→ Bà đã không quản ngại nắng mưa, giãi dầu, bà nhận về mình những vất vả, hi sinh để nuôi cháu lớn khôn, nên người.

3. Kết đoạn

Khẳng định giá trị khổ thơ và bài thơ.


II. Những Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa hay nhất


1. Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa, mẫu 1 (Chuẩn)

"Bếp lửa" của Bằng Việt là những kỉ niệm về tuổi thơ gian khó, nhọc nhằn nhưng cũng đầy ấm áp bên người bà tần tảo, giàu yêu thương của tác giả. Ngay trong phần đầu của bài thơ, nhà thơ Bằng Việt đã gợi mở ra hình ảnh bếp lửa và cũng là khởi nguồn cho những tình cảm dạt dào, tha thiết của người cháu dành cho bà.

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Hình ảnh bếp lửa "chờn vờn sương sớm" gợi ra trong tâm trí nhà thơ những gì gần gũi, ấp áp, thân thuộc nhất về tuổi thơ, về những ngày tháng bên bà. Điệp ngữ "Một bếp lửa" không chỉ gợi ra hình ảnh sống động của bếp lửa mà nó còn thể hiện được những cảm xúc tha thiết, trào dâng trong lòng tác giả. Ngọn lửa gọi về những kí ức thân thuộc, sưởi ấm tâm hồn nhà thơ bằng hơi ấm bình dị mà ấm áp bởi nó gắn với tình thương của bà. Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" được thắp lên bởi sự ân cần, kiên nhẫn và bằng tình yêu của bà. Tình thương ấy đã giúp cháu lớn khôn, trưởng thành và giờ đây, ở một nơi xa xôi, người cháu nhớ về bà bằng tất cả sự biết ơn, kính trọng 'Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Trong những tháng ngày tuổi thơ gian khó, bà đã luôn ở bên, lo cho cháu từng bữa ăn giấc ngủ, bà không quản ngại nắng mưa, gian khó để nuôi cháu lớn khôn. Tình cảm của nhà thơ Bằng Việt dành cho bà cũng đã khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc gần gũi, thân thương mà trên hết đó chính là tình thương dành cho bà.


2. Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa, mẫu 2 (Chuẩn)

Kí ức tuổi thơ là những gì đẹp đẽ, khó quên nhất trong cuộc đời mỗi người. Với nhà thơ Bằng Việt thì những ngày tháng tuổi thơ lại thiêng liêng, đáng quý hơn cả bởi tuổi thơ ấy gắn liền với sự tần tảo, hi sinh và cả tình thương của bà. Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ "Bếp lửa", nhà thơ Bằng Việt đã mở ra hình ảnh bếp lửa- hình ảnh xuyên suốt tác phẩm và những tình cảm của người cháu dành cho bà. Hình ảnh bếp lửa được gợi nhắc trong khổ thơ như hư như thực, như gần mà như xa. Bếp lửa "Chờn vờn sương sớm" là hình ảnh tả thực, trong đó bếp lửa "ấp iu nồng đượm" lại là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, đó là ngọn lửa được thắp lên bởi đôi tay tần tảo, bởi tình yêu thương của bà. Điệp ngữ "một bếp lửa" không chỉ nhấn mạnh đến đối tượng được gợi nhắc- "bếp lửa" mà còn thể hiện được sự trào dâng của những con sóng cảm xúc trong lòng tác giả. Tuổi thơ bên bà của tác giả là những ngày tháng gian khó nhưng cũng ấm áp và hạnh phúc nhất. Sự ấm áp ấy được thắp lên bởi trái tim, tình thương của bà. Bà đã không quản ngại nắng mưa, giãi dầu, bà nhận về mình những vất vả, hi sinh để nuôi cháu lớn khôn, nên người. Tình thương của người cháu dành cho bà như vỡ òa trong câu thơ cuối của khổ 1 "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Thông qua hình ảnh bếp lửa quen thuộc kết hợp với hệ thống từ láy, điệp ngữ, nhà thơ Bằng Việt đã tái hiện đầy sống động hình ảnh bếp lửa và thành công khơi dậy những tình cảm gần gũi, ấm áp về bà trong trái tim mỗi độc giả.


3. Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa, mẫu 3 (Chuẩn)

Bếp lửa là bài thơ hay viết về tình bà cháu. Trong 3 câu thơ đầu tiên, nhà thơ Bằng Việt đã thông qua hình ảnh bếp lửa - hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình xưa để giãi bày, bộc bạch tình thương của người cháu dành cho bà. Bếp lửa đã trở thành một hình ảnh đặc biệt trong kí ức tuổi thơ của tác giả bởi bếp lửa chứa đựng bao kỉ niệm, chứa đựng cả tình thương và sự ấm áp của bà. Điệp ngữ "Một bếp lửa" được lặp lại hai lần đã thu hút sự chú ý của độc giả để từ đó khơi dậy những hình dung sống động, cảm xúc thân thuộc nhất cho độc giả. Từ láy 'chờn vờn" gợi liên tưởng đến ánh sáng lập lòe của bếp lửa khi sáng sớm. "Ấp iu" không chỉ gợi ra hơi ấm của bếp lửa mà còn gợi liên tưởng đến đôi tay khéo léo và tấm lòng của người nhóm lửa. Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" được thắp lên bởi sự cần mẫn, chăm chút và cả tình thương của bà. Câu thơ đọc lên ta thấy được cả tấm lòng thương yêu, trân trọng của người cháu dành cho bà. "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa", câu thơ giản dị nhưng lại chứa đựng những tình cảm thật mãnh liệt, thiêng liêng. Người cháu không chỉ cảm nhận được tình thương mà còn hiểu được cả những vất vả, gian khó của bà. Chỉ một tiếng "thương" nhưng lại chứa đựng được toàn bộ tình yêu, sự biết ơn, trân trọng của người cháu dành cho bà. "Bếp lửa" đã trở thành kí ức tuổi thơ tươi đẹp, ấm lòng, là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình bà cháu trong trái tim, tâm hồn của nhà thơ.

---------------HẾT----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-phan-tich-kho-1-bai-tho-bep-lua-69734n.aspx
Theo dòng kí ức của nhà thơ Bằng Việt, các em có thể tìm hiểu thêm những kí ức tuổi thơ và tình cảm của người cháu bên bà qua việc tham khảo: Đoạn văn phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài Bếp lửa, Đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa, Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa, Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa.

Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa
Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt siêu hay tuyển chọn
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay ngắn chọn lọc
Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
Từ khoá liên quan:

doan van phan tich kho 1 bai tho bep lua

, phan tich kho tho dau bai bep lua, viet doan van cam nhan kho 1 bai bep lua,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu

    Văn mẫu hướng dẫn phân tích bài Sang Thu

    Khổ cuối bài thơ Sang thu được coi là kết tinh của những chiêm nghiệm, triết lí cuộc sống vô cùng sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, vậy em có Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu như thế nào, cùng viết bài văn ngắn để chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó nhé.

Tin Mới