Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất ngắn gọn chọn lọc

"Bếp lửa" là một bài thơ kể về thời thơ ấu bên bà của tác giả Bằng Việt. Mỗi khổ thơ là một dòng hồi tưởng, suy ngẫm riêng của nhà thơ. Em hãy tham khảo bài mẫu Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Ngữ văn 9, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé.

Đề bài: Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.
   1. Bài mẫu số 1.
   2. Bài mẫu số 2.

phan tich kho 4 bai tho bep lua cua bang viet

Viết đoạn văn cảm nhận khổ 4 bài Bếp lửa của Bằng Việt siêu hay

 

I. Dàn ý Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ngắn gọn (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu về nhà thơ bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
- Giới thiệu khái quát về nội dung của khổ thơ thứ 4.

2. Thân bài

- Kí ức về bà và những ngày gian khó của hai bà cháu:
+ Sự tàn phá dữ dội của giặc Mĩ làm cho ngôi nhà của hai bà cháu "cháy tàn cháy rụi".
+ Thành ngữ dân gian "Cháy tàn cháy rụi" gợi ra cái khốc liệt của chiến tranh và cảnh hoang tàn của ngôi nhà, của làng quê tác giả.
+ Đối lập với sự hủy diệt của kẻ thù là tình cảm yêu thương, đoàn kết của người dân xóm làng.
+ Trải qua bao gian khó bà vẫn kiên cường "vững lòng" để làm chỗ dựa cho con, cho cháu.
+ Bà mạnh mẽ gánh vác mọi thứ.
+ Bà dặn cháu không kể về ngôi nhà bị tàn phá với bố để bố yên tâm công tác
=> Bà là hậu phương vững chắc cho bố mẹ nơi tiền tuyến, là chỗ dựa vững chắc của cả gia đình.
=> Tình cảm bà cháu hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.

3. Kết bài

Đánh giá chung về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

 

II. Viết đoạn văn Phân tích khổ 4 bài Bếp lửa siêu hay ngắn gọn: 

"Bếp lửa" là một tác phẩm hay và nổi tiếng bậc nhất của cây bút tài năng Bằng Việt. Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà được tác giả lưu giữ trong bài thơ đặc biệt này. Trong đó, khổ thứ tư của bài thơ đã kể về kí ức những năm tháng sống trong chiến tranh của hai bà cháu. Đó chính là năm giặc Pháp đốt làng "cháy tàn cháy rụi". Ngọn lửa đã thiêu đốt hết tất cả nhà cửa, vật dụng, đồ dùng của người dân. Sau khi mọi người quay trở về, ngôi làng đã nhuốm một màu thê lương, ảm đạm, chỉ còn lại tro tàn. Từ đó, ta thấy được sự ác độc, tàn bạo của chiến tranh đã đẩy con người vào cuộc sống lầm than, đau khổ. Tuy nhiên, càng ở trong gian khó, dân tộc Việt Nam lại càng biết đoàn kết, yêu thương nhau. Mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau, giúp bà dựng lại túp lều tranh. Vậy là, hai bà cháu lại có một nơi trú cho những ngày tháng sau này. Bà còn dặn dò cháu đừng viết thư kể chuyện nhà cho bố ở chiến khu, sợ bố biết chuyện sẽ lo lắng, không yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng bà vẫn luôn mạnh mẽ, kiên cường, là điểm tựa tinh thần, là hậu phương vững chắc cho bố và mọi người trong gia đình. Bằng việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm, tác giả đã kể lại cho chúng ta một quãng thời gian đầy đau thương của dân tộc. Qua đó, bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam qua hình ảnh của người bà đáng kính.


III. Bài văn mẫu Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất (Chuẩn)

 

1. Bài văn mẫu phân tích, Cảm nhận khổ 4 bài Bếp lửa siêu hay - Mẫu 1

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt bình dị với những cảm xúc tinh tế, giàu suy tư và chan chứa cảm xúc. Những kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm gia đình, ...là nguồn chất liệu hiện thực phong phú "chắp cánh" cho những sáng tạo thơ văn giàu giá trị của ông. Bếp lửa là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách nghệ thuật của Bằng Việt. Bài thơ là tình yêu thương, kính trọng của nhà thơ dành cho người bà của mình. Trong khổ 4 của bài, Bằng Việt đã tái hiện đầy chân thực, xúc động về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, đó là những kỉ niệm về một thời gian khó nhưng ấm áp tình bà cháu của nhà thơ.

Tuổi thơ bên bà của tác giả là những ngày tháng bình yên trong tâm hồn nhưng cũng là những tháng ngày gian khó, vất vả nhất của hai bà cháu khi giặc Mĩ thường xuyên tàn sát, bắn phá:

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi"

Chiến tranh đã mang đến bao đau thương, mất mát cho con người, hai bà cháu và người dân trong làng cũng nhiều lần trở thành nạn nhân của sự tàn ác, bất nhân của kẻ thù. Giặc Mĩ đốt làng, đốt xóm "cháy tàn cháy rụi" làm cho cuộc sống vốn nghèo khó của hai bà cháu vốn khó khăn lại càng thêm phần cơ cực, gian khó "Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi". Thế nhưng, trong cái gian khó, u ám của hoàn cảnh thì vẻ đẹp của tình người, tình hàng xóm lại tỏa rạng ấm áp hơn bao giờ hết. Những người dân nghèo giúp đỡ, động viên lẫn nhau, giúp đỡ bà để cùng vượt qua những tháng ngày gian khó "Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh", tình cảm ấy thật đơn sơ nhưng cũng thật cao quý biết bao.

Trong không khí ác liệt của chiến tranh, hình ảnh người bà hiện lên trong dòng kí ức của người cháu thật đẹp:

"Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Dẫu hoàn cảnh có ác liệt, dẫu cuộc sống có nhiều khó khăn, mất mát nhưng bà vẫn luôn mạnh mẽ, kiên cường để làm chỗ dựa cho người cháu, cho cả gia đình mà bà yêu quý. Bà gieo vào lòng cháu niềm tin, về sự lạc quan giữa cảnh mưa bom bão đạn, bà dặn dò cháu không kể lể với bố để bố yên tâm chiến đấu nơi tiền tuyến xa xôi. Lời dặn dò của bà giản dị nhưng chứa chan tình thương của một người bà yêu cháu, một người mẹ thương con. Bà là hậu phương vững chắc nơi quê nhà nên dù phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn đi nữa thì bà vẫn luôn "vững lòng".

Qua khổ thơ ta không chỉ cảm nhận được sự kiên cường của bà, tình yêu thương chân thành, giản dị của bà dành cho cháu, cho con mà còn cảm nhận được những vẻ đẹp thật cao quý, bà bình tĩnh, lạc quan, bà là hậu phương vững chắc cho cả gia đình.

Khổ thơ tái hiện lại không khí dữ dội của chiến tranh, thế nhưng thứ đọng lại trong lòng độc giả không phải sự ám ảnh, kinh hoàng mà là niềm xúc động khôn nguôi về tình người nơi xóm làng, láng giềng, tình cảm gia đình thiêng liêng, cao đẹp và đọng lại sâu đậm nhất chính là tình cảm ấm áp, mềm mại về bà.

 

2. Bài văn Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ngắn hay - Mẫu 2

2.1. Dàn ý khổ 4 Bếp lửa của Bằng Việt
2.1.1. Mở bài: 

- Giới thiệu về bài thơ "Bếp lửa" và khổ 4 bài thơ.
2.1.2. Thân bài: 
a) Nội dung:

- Kí ức về những năm tháng sống trong nghèo khổ, cơ cực của hai bà cháu:
+ Giặc Pháp đã đốt cả ngôi làng để thị uy với người dân.
+ "Cháy tàn cháy rụi": sự khốc liệt, những mất mát mà chiến tranh mang lại cho người dân.
+ Người dân: lầm lũi, buồn rầu nhưng vẫn cùng nhau đoàn kết xây dựng lại quê hương.
=> Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, người dân Việt Nam cũng vẫn tỏa sáng với tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Hình ảnh người bà mạnh mẽ, kiên cường, là hậu phương vững chắc của gia đình:
+ Bà cùng mọi người dựng lại túp lều tranh.
+ Bà ngăn cháu kể chuyện nhà với bố -> Sợ bố lo lắng, không yên tâm thực hiện nhiệm vụ.
=> Không chỉ ở tiền tuyến mới chiến đấu gian khổ, hậu phương cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm nhưng họ luôn là chỗ dựa vững chắc cho người lính.
=> Tình bà cháu đã hòa quyện cùng tình yêu nước.
b) Nghệ thuật
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
=> Giúp tác giả dễ dàng bộc bạch nỗi lòng hơn.
2.1.3. Kết bài:
- Nêu khái quát lại cảm nhận của em về khổ 4 bài "Bếp lửa".

2.2. Bài văn Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay ngắn của HSG

Bằng Việt là một cây bút tài năng thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông có tuổi thơ lớn lên bên người bà đáng kính ở quê thuộc huyện Thạch Thất, Hà Tây. Những năm tháng đã được tái hiện lại trong bài "Bếp lửa". Ở khổ thơ thứ tư, ông đã ghi lại hoàn cảnh của hai bà cháu khi chiến tranh đang ở thời kì căng thẳng, khốc liệt nhất.

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

  Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

  Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh"

Trong kí ức của mình, Bằng Việt không thể nhớ rõ đó là năm nào. Thế nhưng điều in hằn trong tâm trí ông chính là hình ảnh "làng cháy tàn cháy rụi", chỉ còn sót lại tro tàn. Tất cả vật dụng, đồ đạc, nhà cửa của người dân bị ngọn lửa thiêu rụi. Người dân trong làng tản cư trở về với vẻ mặt lầm lũi, ủ dột, buồn rầu. Từ đó, ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh, nó không chỉ cướp đi sự hòa bình, hạnh phúc của người dân mà còn đem đến cho con người nhiều mất mát, đau thương. Thế nhưng, càng đau thương, con người lại càng mạnh mẽ. Họ biến nỗi đau thành động lực để cùng nhau đoàn kết, đưa đất nước thoát khỏi cảnh bom rơi, để con cháu sau này được sống trong hòa bình hạnh phúc. Người bà của tác giả cũng là một trong những người như thế:

"Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

  Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

  Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!""

Bà không cho đứa cháu báo tin nhà vì bà sợ bố ở chiến khu sẽ lo lắng mà không yên tâm công tác. Thế nên, bà đã dặn "Cứ bảo nhà vẫn được bình yên". Hai chữ "bình yên" ấy được viết bởi bà, người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình. Cho dù có bất cứ khó khăn nào ập đến, người bà lưng còng ấy vẫn sẽ cố gắng giải quyết để con cháu an tâm. Bà chính là hiện thân của những người mẹ Việt Nam vĩ đại, giàu đức hi sinh, là hậu phương để tiếp thêm sức mạnh cho tiền tuyến. Trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng đã viết:

"Cháu chiến đấu hôm nay

  Vì lòng yêu Tổ quốc

  Vì xóm làng thân thuộc

  Bà ơi, cũng vì bà"

Người bà trong "Tiếng gà trưa" là đại diện cho những con người ở hậu phương, là động lực để người lính chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Người bà trong "Bếp lửa" của Bằng Việt cũng là hậu phương vững chắc để người ở chiến trường được yên tâm. Với việc kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nhà thơ đã diễn tả lại những năm kháng chiến khốc liệt và hình ảnh người bà kiên cường, mạnh mẽ.

Thông qua khổ thơ, ta không những cảm nhận được không khí chiến tranh mà còn cảm thấy tự hào vì tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau trong lúc khó khăn của dân tộc ta. Chỉ với bảy câu thơ ngắn ngủi, Bằng Việt đã khái quát cho ta thấy được một góc nhìn khác trong cuộc chiến giành độc lập của dân tộc ta.

----------------------HẾT-----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-kho-4-bai-tho-bep-lua-cua-bang-viet-65549n.aspx
Em ấn tượng với hình ảnh thơ nào nhất trong khổ 4? Để cảm nhận trọn vẹn tình cảm yêu thương, kính trọng của tác giả Bằng Việt dành cho bà, bên cạnh bài Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa, Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa của Bằng Việt ngắn gọn, hay nhất
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất
Đoạn văn phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài Bếp lửa
Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa
Từ khoá liên quan:

phan tich kho 4 bai tho bep lua cua bang viet

, dan y phan tich kho 4 bai tho bep lua, phan tich kho bon bai tho bep lua cua bang viet hay nhat ngan gon ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến

    Bài văm mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc

    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, “Tây Tiến” là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Để tổng hợp kiến thức về bài thơ này, Taimienphi.vn gửi đến các em phần Phân tích bài thơ Tây Tiến với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu b ...

Tin Mới