PayPal cho doanh nghiệp là dịch vụ gửi hóa đơn, theo dõi doanh số và quản lý tiền tuyệt vời, được thiết kế cho các thương nhân với doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về PayPal cho doanh nghiệp nếu bạn có ý định sử dụng nền tảng này.
Bạn bắt đầu sử dụng PayPal cho doanh nghiệp? Bạn dùng PayPal để nhận thanh toán từ các khách hàng online? Nếu bạn đã sử dụng nền tảng này trong nhiều năm, có lẽ bạn cảm thấy mình đã nắm rõ mọi thứ về nó, từ trong ra ngoài. Có thực sự như vậy không? Vậy bạn đã nghe nói đến PayPal Credit trước được gọi là Bill Me Later, hay khả năng chấp nhận thanh toán trực tiếp và sử dụng Bitcoin chưa?
PayPal cho doanh nghiệp - Những điều bạn cần biết
Có thể bạn biết ít hơn những gì mình nghĩ. Chính vì thế, đã đến lúc để tìm hiểu về tất cả những thứ mà dịch vụ PayPal cho doanh nghiệp cung cấp. Nhưng trước tiên, hãy tập trung vào PayPal Credit.
1. PayPal Credit là gì?
PayPal Credit, trước đây là Bill Me Later đã được ra mắt vào năm 2008. Nó cho phép các thương nhân cung cấp tín dụng cho khách hàng để họ có thể mua sắm trước và thanh toán sau (chỉ với đơn hàng từ 99 đô la trở lên).
Nghe có vẻ phản tác dụng với một cửa hàng thương mại điện tử, nhưng thực sự nó rất tài tình. Mặc dù khách hàng của bạn không trả trước, nhưng bạn vẫn nhận được tiền thanh toán ngay lập tức. Không có sự gián đoạn từ luồng thanh toán PayPal cho doanh nghiệp hiện tại của bạn. Sau đó, khách hàng có 6 tháng để thanh toán hết số dư.
Với dịch vụ tuyệt vời như thế nhưng thật đáng ngạc nhiên, việc sử dụng PayPal Credit lại không "cất cánh" ngay lập tức. Nó đã bị đình trệ với khoảng 25 triệu người dùng cho đến năm 2018 và 2019 khi nó tăng vọt lên con số 250 triệu đến 275 triệu. Sau đó, vào đầu năm 2019, nó đã đạt 50 tỷ đô la về khối lượng giao dịch.
2. Làm thế nào để thêm banner PayPal Credit vào Shopify?
Khi bạn sử dụng PayPal cho doanh nghiệp, thật tốt khi quảng cáo rằng bạn chấp nhận thanh toán PayPal Credit trong cửa hàng thương mại điện tử của mình cho các đơn hàng trên 99 đô la. Bằng cách đó, bạn có thể lôi kéo khách hàng thêm nhiều mặt hàng hơn vào giỏ mua sắm của họ để đủ điều kiện. Những người không có PayPal Credit sẽ có thể đăng ký.
Bạn thực hiện những bước sau để thêm banner PayPal Credit vào trang sản phẩm của mình trên Shopify:
- Đăng nhập vào bảng quản trị viên Shopify của bạn.
- Chọn cửa hàng online.
- Chọn các chủ đề.
- Click vào 3 dấu chấm (...).
- Chọn Edit HTML/CSS.
- Nhấp chuột vào theme.liquid bên dưới Layout.
- Dán mã cho banner PayPal (có được khi đăng ký PayPal Credit) vào mẫu có sẵn.
- Click vào Save.
3. Cách thêm nút PayPal Credit vào cửa hàng Magento của bạn
Bạn không mất nhiều thời gian để cung cấp tài chính cho khách hàng qua PayPal Credit. Đây là những gì bạn cần làm để có thể thiết lập nó trong Magento:
- Đi tới trình đơn Admin.
- Chọn System > Configuration.
- Bạn chọn Payment Methods bên dưới Sales trong bảng vừa xuất hiện.
- Click vào nút Configure bên dưới PayPal Express Checkout.
- Nhấp chuột vào Configure.
- Mở rộng menu của Required PayPal Settings.
- Chọn Yes để kích hoạt PayPal Credit.
- Click vào nút Save Config.
Bây giờ khách hàng của bạn đã sẵn sàng để mua sản phẩm từ cửa hàng Magento của bạn bằng PayPal Credit.
4. tính năng của PayPal cho doanh nghiệp mà bạn nên thử
Nhiều doanh nghiệp sử dụng PayPal trong nhiều năm mà không tận dụng bất kỳ tính năng bổ sung nào của dịch vụ. Điều này một phần là vì họ không nghiên cứu hoặc đơn giản là không khám phá kỹ nền tảng để tìm hiểu thêm về những gì nó mang đến. Dưới đây là 5 tính năng PayPal cung cấp cho doanh nghiệp mà bạn nên xem xét sử dụng.
4.1. Thanh toán hàng loạt
Nếu bạn đang làm việc trong một doanh nghiệp tuyển dụng các nhà thầu, freelancer hay nhân viên ở xa, thì hầu như bạn sẽ phải chuyển khoản để thanh toán lương. Thay vì thực hiện thanh toán một người mỗi lần, bạn có thể tận dụng tính năng thanh toán hàng loạt của PayPal.
Đây là một giải pháp lý tưởng nếu bạn có nhiều hơn một khoản phải thanh toán mỗi tháng. Với tính năng này, bạn có thể xử lý tất cả các khoản thanh toán trong một lần duy nhất. Và nếu khoản thanh toán đều giống nhau trong tất cả các tháng, thì bạn có thể lưu template để không phải điền email mỗi lần giao dịch.
4.2. Chấp nhận Bitcoin với Braintree
PayPal sở hữu Braintree, một giải pháp thanh toán online chấp nhận tất cả mọi loại thanh toán, bao gồm Bitcoin. Nếu bạn sử dụng tiền ảo, thì đây là một cách hoàn hảo để mở rộng phạm vi sử dụng loại tiền này.
4.3. Tinh chỉnh mã nguồn mở của PayPal
Phần mềm mã nguồn mở vượt xa các đối thủ nguồn đóng bởi nó tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh. Khi bạn mở một cánh cửa cho các lập trình viên trên toàn cầu làm việc trên SDK của bạn, thì bạn nhất định sẽ thấy sự tiến hóa xảy ra hết lần này đến lần khác. Đây là một lý do PayPal vẫn dẫn đầu trong các giải pháp thanh toán.
Hiện tại, bạn biết PayPal là nền tảng mã nguồn mở, vậy tại sao không tìm hiểu cách thêm mã để làm cho nó thậm chí còn tốt hơn? Hiện tại có một số dự án đang hoạt động, bao gồm máy quét thẻ tín dụng cho các ứng dụng di động và máy quét siêu dữ liệu trong thời gian thực.
4.4. Chấp nhận thanh toán trực tiếp với đầu đọc thẻ
Có lẽ doanh nghiệp của bạn hoạt động trực tuyến 100%. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần có một cách để cung cấp khả năng thanh toán linh hoạt cho các giao dịch trực tiếp của mình.
Thay vì chỉ nhận tiền mặt và séc, bạn có thể mở rộng sang thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ bằng cách sử dụng hệ thống POS. Bạn có thể kết nối thiết bị bán hàng này với smartphone hay máy tính bảng để quẹt thẻ. Hệ thống được nâng cấp cũng đi kèm với đầu đọc thẻ. Mọi thứ thật thuận tiện khi được thực hiện thông qua ứng dụng.
4.5. Mở rộng kinh doanh với các khoản vay vốn lưu động
Đây là điều mà bạn không nhìn thấy hàng ngày với bộ xử lý thanh toán (payment processors). Trước đây, bạn phải phụ thuộc vào các nhà đầu tư paypal và ngân hàng để có vốn phát triển kinh doanh. Ngày nay, bạn có thể sử dụng tài khoản PayPal cho doanh nghiệp để đăng ký vay vốn lưu động (mà không ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn). Bạn có thể đăng ký và nhận tài trợ vào tài khoản của mình trong vòng vài phút (không cần kiểm tra tín dụng).
Số tiền mà bạn đủ điều kiện vay sẽ phụ thuộc vào doanh số hàng năm của bạn. Bạn phải thu được ít nhất $15.000 mỗi năm và đã có một tài khoản kinh doanh ít nhất là 3 tháng. PayPal sẽ cung cấp cho bạn tối đa 35% doanh số của bạn.
Bạn sẽ có nhiều lựa chọn để trả nợ. Bạn có thể chọn cách để PayPal lấy từ 10% đến 35% doanh số của mình mỗi tháng cho đến khi khoản vay được trả hết. Ngoài ra, bạn phải chịu các khoản phụ phí được xác định theo tỷ lệ phần trăm bạn chọn cho khoản thanh toán.
Bạn có thể xem xét các khoản tiền vay khác nhau (tới mức tối đa mà dịch vụ cung cấp) để xem khoản nào phù hợp với ngân sách của mình. Khoản tiền tối thiểu bạn có thể vay là $1.500. Khi hoàn trả khoản vay (có thể trả hết trước hạn mà không phải bị phạt), bạn có thể nộp đơn xin vay một khoản khác sau ba ngày.
https://thuthuat.taimienphi.vn/paypal-cho-doanh-nghiep-nhung-dieu-ban-can-biet-56853n.aspx
PayPal không chỉ là một bộ xử lý thanh toán, mà nó còn đóng vai trò là một đối tác kinh doanh. Khi được khai thác hết tiềm năng, bạn có thể tăng doanh số và nhận được sự ủng hộ về tài chính để mở rộng kinh doanh. Nếu bạn nghiêm túc với mô hình kinh doanh bán hàng trực tuyến hay offline của mình, thì hãy thử những tính năng này của PayPal cho doanh nghiệp vì chúng đem lại những lợi ích tuyệt vời. Nếu chưa có tài khoản, các bạn tham khảo Cách tạo tài khoản Paypal tại đây.