Nói và nghe Trao đổi về vấn đề Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội)

Nạn bạo hành trẻ em những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, các em có thể tham khảo bài Nói và nghe: Trao đổi về vấn đề: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội).

Đề bài: Nói và nghe: Trao đổi về vấn đề: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội)

noi va nghe trao doi ve van de bao hanh tre em trong gia dinh ngoai xa hoi

Văn mẫu Trình bày suy nghĩ về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay
 

I. Dàn ý Nói và nghe Trao đổi về vấn đề Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội)

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần trao đổi.
2. Thân bài:
- Giải thích Bạo hành trẻ em là gì?
- Thực trạng bạo hành trẻ em: trong gia đình, ngoài xã hội hiện nay
- Chỉ ra các hậu quả.
- Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em.
- Đưa ra một vài giải pháp để chấm dứt nạn bạo hành trẻ em.
3. Kết bài:
- Bài học rút ra sau khi bàn luận


II. Bài nói tham khảo: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nạn bạo hành trẻ em hiện nay

1. Bài nói tham khảo số 1: Em có suy nghĩ gì về thực trạng trẻ em bị bạo hành hiện nay ở nước ta

Chào cô và các bạn. Mình là An. Hôm nay, mình sẽ trình bày những suy nghĩ của bản thân về vấn đề Bạo lực trẻ em trong gia đình và xã hội. Đây là một vấn đề tuy không còn mới nhưng vẫn luôn được cộng đồng quan tâm. Các bạn cùng trao đổi nhé!

Trước tiên, mình xin trình bày thế nào là bạo lực trẻ em. Theo mình, bạo hành trẻ em là hành vi gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Nó được thể hiện trong lời nói, hành động như đánh đập, chửi bới, xúc phạm, chê bai,...

Hiện nay, tình trạng bạo hành trẻ em đang diễn ra khá nghiêm trọng với số lượng ngày càng nhiều. Trong xã hội, nhiều người lớn nhẫn tâm bóc lột sức lao động của những đứa trẻ không gia đình. Họ đánh đập, chửi mắng khi chúng không hoàn thành đúng những gì mong muốn. Trong gia đình, việc trẻ bị đánh mắng vẫn diễn ra hàng ngày. Nhiều người mẹ, người cha tự cho mình cái quyền được đánh trẻ vì nghĩ rằng đó là một hình thức giáo dục. Để rồi, những đòn roi, những lời nói gây tổn thương mỗi đứa trẻ.

Và sau những cơn giận giận dữ, la mắng của người lớn, trẻ phải đối mặt với vết thương thể xác và tâm hồn. Đó là cơn đau tê tái cùng mấy vết hằn đượm máu bởi đòn roi. Là những thương tổn dai dẳng trong tâm hồn với những vết thẹo dài đầy ám ảnh. Thậm chí, có "thiên thần bé nhỏ" còn mất đi cả sự sống quý giá. Còn gì đau đớn hơn như thế? Liệu những con người nhẫn tâm kia có từng ăn năn hối hận?

Các bạn thân mến, chúng ta không thể phủ nhận những áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống đôi khi khiến người lớn dễ nổi nóng, bực mình. Tuy nhiên, nếu họ biết kiềm chế cảm xúc, biết bao dung và yêu thương nhiều hơn thì sẽ không có những sự việc đáng buồn xảy ra. Với mình, bạo lực trẻ em dù ở bất kỳ hình thức nào thì cũng cần phải lên án và loại bỏ, để những đứa trẻ non nớt được sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh.

Để làm được những điều trên, chúng ta hãy tuyên truyền đến tất cả mọi người cùng nhau chung tay vì một xã hội nói không với bạo lực trẻ em. Khi bắt gặp người lớn bạo hành trẻ nhỏ, mỗi người cần xem xét tình hình và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, mỗi người lớn hãy tự ý thức về phát ngôn và hành động của bản thân để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Phần trình bày của mình đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ tất cả mọi người. Cảm ơn các bạn!

Bao hanh tre em trong gia dinh

Bài văn mẫu lớp 7: Nói và nghe: Trao đổi về vấn đề: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội)

2. Bài nói tham khảo Nói và nghe Trao đổi về vấn đề Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) số 2

Xin chào thầy cô và các bạn. Mình là Ngọc. Hôm nay, mình muốn trao đổi ý kiến của bản thân với các bạn về vấn đề: Nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.

Các bạn yêu quý, ai trong chúng ta cũng có một gia đình, nơi chúng ta được sống trong tình yêu thương, sự chở che của những người thân yêu quý. Thật may mắn biết bao vì trên bước đường đời, chúng ta luôn có người thân bên cạnh. Nhưng các bạn biết không, đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không có được niềm may mắn ấy, khi các em phải chịu đòn roi và bạo hành đến từ chính người thân của mình. Thật đáng buồn biết bao!

Trước tiên, chúng ta cần hiểu bạo lực trẻ em là gì? Bạo hành trẻ em là hành động hoặc lời nói ngược đãi, xâm phạm đến thân thể, danh dự nhân phẩm của trẻ, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần trẻ em. Hành vi bạo lực trẻ em đang ngày một phổ biến đến mức khó kiểm soát với những hình thức khác nhau.

Trong xã hội, nhiều trường hợp trẻ em bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập chửi bới nặng nề chỉ vì không hoàn thành công việc được giao. Một số khác có hành vi cưỡng bức, xâm hại trẻ em,... Bạo hành trẻ em không chỉ tồn tại trong xã hội mà nó còn xâm nhập vào từng gia đình - nơi tưởng chừng như trẻ em được bảo vệ và yêu thương nhất. Lướt một vòng trên các trang báo chính thống, chúng ta không khó để thấy những thông tin như mẹ ruột đánh đập con chỉ vì tức giận nhất thời; dì ghẻ đánh đập con riêng của chồng; mẹ la mắng, chê bai con vì kết quả học tập không như kì vọng,...

Chính tất cả những hành động, lời nói ấy đã khiến biết bao đứa trẻ bị tổn thương tinh thần và thể xác. Chúng phải luôn sống trong sợ hãi, mặc cảm, hoang mang, thậm chí là những vết thương tâm hồn sẽ mãi theo trẻ suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, khi bị bạo hành, trẻ dễ có xu hướng thay đổi hành vi ứng xử, từ một người hiền lành trở nên cáu kỉnh và cục cằn. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ bị thay đổi tâm lý, dễ mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn tính cách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Để tìm ra các biện pháp khắc phục vấn đề này, chúng ta cần xem xét đến yếu tố nguyên nhân. Đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn việc dẫn đến bạo lực trẻ em xuất phát từ người lớn - bậc phụ huynh. Có thể họ vì nóng nảy nhất thời hoặc do bản thân có xu hướng bạo lực nên dễ dàng "xuống tay" đánh mắng trẻ em. Ngoài ra, người lớn còn lấy các nguyên do khác như trẻ không nghe lời, trẻ học kém,... để xúc phạm và có hành vi tàn ác.

Như vậy, để xã hội không còn tồn tại vấn đề nhức nhối này, chúng ta cần tuyên truyền tới những người xung quanh về lối sống văn minh, không bạo lực gia đình. Khi phát hiện trường hợp trẻ em bị bạo hành, chúng ta cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân nên học cách lắng nghe và yêu thương con trẻ, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.

Nếu còn tồn tại vấn đề bạo hành trẻ em, chúng ta sẽ phải đối mặt với nỗi đau dai dẳng, khôn nguôi. Mong rằng, mỗi người hãy góp tiếng nói nhỏ bé của mình để phòng chống nạn bạo hành trẻ em và biết lên án những hành vi xấu, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của trẻ. Mỗi người cha, người mẹ, người lớn trong xã hội cần yêu thương, bao dung hơn với những lỗi lầm, khờ dại của trẻ, để trẻ được sống trong một thế giới an toàn, vui tươi và hạnh phúc.

Bài trình bày của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Mình rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người để bài làm thêm hoàn chỉnh hơn nữa.

3. Bài nói tham khảo Nói và nghe Trao đổi về vấn đề Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) số 3

Chào tất cả các bạn, mình là Minh Huy, hôm nay mình xin trình bày những suy nghĩ của bản thân về vấn đề Bạo lực trẻ em trong gia đình và xã hội.

Như các bạn đã biết, hiện nay bạo hành trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bạo hành trẻ em được coi là những hành vi ngược đãi trẻ cả về thể chất và tinh thần, gây tổn thương đến sức khỏe và tâm hồn của trẻ qua các hành động đánh đập, đe doạ, chửi bới, chê bai của người lớn, thậm chí là người thân bên cạnh trẻ.

Đáng buồn thay, theo thời gian, số lượng vụ bạo hành trẻ em ngày một tăng lên. Chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn thấy hình ảnh những người cha người mẹ đánh đập con mình không thương tiếc. Họ nhẫn tâm tung những đòn roi lạnh lùng xuống thân thể đứa trẻ tội nghiệp. Hay đó còn là hình ảnh một vài cô giáo mầm non, những người làm giáo dục lại chửi bới, mắng một, đánh đập, xúc phạm học sinh. Đau đớn hơn, những người bên cạnh lại dửng dưng trước hành động sai trái đó. Họ như thoả hiệp với sự tàn nhẫn, thoả hiệp với tội ác trước mắt.

Chính những hành động và lời nói tàn nhẫn ấy đã vô tình gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ sự tổn thương. Trẻ bị bạo hành thường xuyên sẽ phải sống trong tâm lí hoang mang, sợ hãi, rụt rè, tự ti. Các em luôn cảm thấy không an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, khi quá sức chịu đựng của bản thân, các em còn có thể mất đi cả mạng sống của mình vì bạo lực gia đình.

Để dẫn đến những thực trạng và hậu quả thương tâm ấy, có rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do đứa trẻ ấy thiếu may mắn, sống trong một gia đình không hạnh phúc, cha mẹ li hôn, sống với dì ghẻ, bố dượng. Hay những áp lực về kinh tế, cuộc sống khiến người lớn trở nên cộc cằn, khó chịu, thiếu bao dung với lỗi lầm của trẻ. Một số khác thì không thể kiểm soát được hành vi của mình sau khi uống rượu, bia dẫn đến đánh đập vợ con. Đó còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen, thiếu tình thương của người lớn dành cho trẻ em. Và tất cả đều dẫn đến những hành vi gây phẫn nộ và đau lòng.

Các bạn ạ, trẻ em chúng ta xứng đáng được sống trong bình an, hạnh phúc, xứng đáng được yêu thương và bảo vệ. Vì vậy, mình nghĩ mỗi người chúng ta cần tuyên truyền để xã hội, cộng đồng có những hiểu biết về vấn nạn bạo hành trẻ em. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có các chính sách, quy định thiết thực hơn để bảo vệ trẻ. Chúng ta phải biết lên tiếng tố cáo, sẵn sàng đấu tranh trước những hành vi xâm hại, bạo lực.

Phần trao đổi của mình xin tạm dừng ở đây, rất hi vọng các bạn sẽ bổ sung, đóng góp ý kiến để chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Thông qua bài Nói và nghe Trao đổi về vấn đề Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) trên đây, các em sẽ có cái nhìn toàn diện về vấn đề đáng lo ngại này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-trao-doi-ve-van-de-bao-hanh-tre-em-trong-gia-dinh-ngoai-xa-hoi-70777n.aspx
Ngoài vấn đề bạo hành trẻ em, để làm văn tốt, các em tham khảo thêm nhiều văn mẫu lớp 7 hay khác:
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề Ngữ văn 7 Cánh Diều
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Nói và nghe Trình bày ý kiến của em về lòng yêu nước
Tổng hợp đề thi môn Toán, Văn, tiếng Anh lớp 7
Từ khoá liên quan:

Noi va nghe Trao doi ve van de Bao hanh tre em trong gia dinh ngoai xa hoi

, Bao hanh tre em trong gia dinh, Thuyet trinh bao hanh tre em,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 7

    Tuyển tập văn mẫu cho học sinh lớp 7

    Tổng hợp những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất là tài liệu học tốt tập làm văn mà Taimienphi.vn gửi đến các bạn học sinh lớp 7 cùng giáo viên phụ trách môn học này. Việc tham khảo, tìm hiểu những bài văn mẫu lớp 7 sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thành các bài tập làm văn của mình trong năm học lớp 7 và đạt được điểm số cao môn học này.

Tin Mới