Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay

Học tập là con đường ngắn nhất đưa chúng ta đến với thành công nhưng hiện nay tình trạng học đối phó lại diễn ra phổ biến ở các thế hệ tương lai của đất nước. Bài văn mẫu Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay sẽ giúp các em thấy được thực trạng và hậu quả nghiêm trọng của việc học đối phó với sự tiến bộ của học sinh.

Đề bài: Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

nghi luan ve hien tuong hoc doi pho cua hoc sinh hien nay

Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay


I. Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: "Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay".

2. Thân bài:

a. Giải thích hiện tượng học đối phó:
- "Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ cốt học cho xong mà không hề có đam mê hay hứng thú với việc học.
- Học đối phó sẽ gây hệ lụy rất lớn đến tương lai của mỗi học sinh, khiến cho học sinh trở nên lười suy nghĩ và để lại nhiều hậu quả xấu khó lường.

b. Bàn luận về hiện tượng học đối phó:

- Biểu hiện của hiện tượng học đối phó:
+ Không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ để chép bài bạn hoặc chép lời giải trên mạng.
+ Thiếu nghiêm túc trong giờ học, học một cách thụ động chỉ để chạy theo điểm số.

- Tác hại của hiện tượng học đối phó:
+ Học đối phó sẽ khiến cho học sinh ngày càng ỉ lại vào những tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy.
+ Học đối phó sẽ cản trở đến sự phát triển của học sinh, khiến cho học sinh khó có thể đạt được thành công bền vững.
+ Học đối phó còn khiến cho chất lượng giáo dục đi xuống vì không đánh giá được đúng năng lực thực tế của học sinh.

c. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học đối phó ở học sinh :
- Do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp những bài tập khó.
- Do áp lực điểm số từ phía gia đình hoặc nhà trường khiến cho học sinh phải chạy theo điểm số.

d. Biện pháp khắc phục hiện tượng học đối phó ở học sinh:
- Học sinh cần tự giác trong việc học, cần xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự học.
- Gia đình và nhà trường cần sát sao đối với việc học ở nhà và trên trường của các bạn học sinh, không nên gây sức ép quá lớn đối với việc học để tránh tình trạng mất hứng thú với việc học.

3. Kết bài:

- Khái quát lại hiện tượng học đối phó ở học sinh.


II. Bài văn mẫu Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay (Chuẩn)

"Sự ngu dốt không đáng xấu hổ bằng việc không chịu học hỏi". Quả đúng là như vậy, nếu như bạn không chịu học hỏi thì chắc chắn bạn sẽ bị thế giới hiện đại đẩy lùi về phía sau. Thế nhưng hiện nay, hiện tượng học đối phó lại trở nên khá phổ biến đối với học sinh các cấp và đã để lại rất nhiều hệ lụy xấu gây cản trở đến sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Học tập chính là bước đệm vững chắc nhất đưa bạn đến với kho báu có tên gọi là thành công. Học tập không chỉ đơn giản là những kiến thức có ở trên sách vở mà học tập còn là cả quá trình kết hợp giữa "học" với "hành". Nếu bạn chỉ nghĩ việc học đơn thuần là để lấy điểm số cao, bất chấp mọi thủ đoạn để lấy thành tích cho bố mẹ vui mừng thì thật là đáng buồn bởi đây chính là học đối phó. "Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ cốt học cho xong mà không hề có đam mê hay hứng thú với việc học. Việc học đối phó khiến cho học sinh trở nên lười suy nghĩ và làm ngưng trệ khả năng tư duy. Do vậy, khi gặp những đề thi khó thì những bạn có thói quen học đối phó thường trở nên rất lúng túng và không tập trung để làm bài dẫn đến kết quả thi trái ngược hoàn toàn với kết quả kiểm tra hàng ngày.

Người học đối phó là người không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ để chép bài bạn hoặc chép lời giải trên mạng với mong muốn đạt được điểm số cao. Ngoài ra, những người học đối phó còn có thái độ thiếu nghiêm túc trong giờ học, học một cách thụ động hay làm việc riêng trong giờ nên khi bị cô giáo gọi lên trả lời thì lại phải cầu cứu sự trợ giúp từ các bạn xung quanh. Học đối phó sẽ khiến cho học sinh ngày càng ỉ lại vào những tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy. Không những vậy, học đối phó còn khiến cho chất lượng giáo dục của nhà trường đi xuống vì không đánh giá được đúng năng lực thực tế của học sinh, giáo viên khó nắm bắt được những lỗ hổng kiến thức để giảng dạy chi tiết khiến cho lỗ hổng kiến thức của người học ngày lớn hơn.

Nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng học đối phó là do ý thức tự giác trong học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, các bạn không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng nên dễ nản chí khi gặp những bài tập khó mà không chịu mày mò tìm hướng giải quyết. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách quan đến từ phía gia đình hay nhà trường khiến cho các bạn học một cách chống đối. Áp lực điểm số từ phía gia đình vô tình đã trở thành rào cản khiến các bạn học trong trạng thái chán nản bởi bất cứ vị phụ huynh nào cũng đều mong muốn con mình trở thành người tài giỏi nhưng lại ép con học đến mức không có thời gian nghỉ ngơi. Về phía nhà trường thì chưa có cách xử lý triệt để khi học sinh học chống đối hoặc do các thầy cô giao bài tập về nhà quá nhiều khiến nhiều bạn nản chí nên chỉ muốn đi chép bài để nộp cho nhanh xong.

Do vậy, để có thể khắc phục được tình trạng học chống đối ở học sinh và đưa non sông Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói thì mỗi học sinh chúng ta cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, cần xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự học để đạt được hiệu quả học tập cao nhất có thể chứ không phải chỉ là những điểm số ảo trên giấy. Chúng ta cần chủ động đọc bài và làm bài tập trước ở nhà để khi đến lớp có thể tự tin thể hiện kết quả mình đã làm trước cả lớp. Điều quan trọng không thể thiếu để giúp các bạn học sinh tự giác trong học tập đó chính là sự quan tâm, giám sát và đồng hành từ phía gia đình và nhà trường để giúp các bạn cảm thấy việc học không còn là áp lực nặng nề mỗi khi tới trường nữa.

Tại sao việc "trồng người" lại phải mất cả "trăm năm"? Bởi vì con người chính là những chủ nhân đưa đất nước đi lên. Một đất nước giàu mạnh là nhờ có nền giáo dục phát triển nhằm đào tạo ra nhiều nhân tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào" nên mỗi chúng ta cần phải trau dồi kiến thức, chăm chỉ học tập để gặt hái được những quả ngọt trong cuộc đời.

----------------HẾT----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-hien-tuong-hoc-doi-pho-cua-hoc-sinh-hien-nay-66221n.aspx
Qua bài Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay, hi vọng các em học sinh sẽ có ý thức học tập nghiêm túc để trở thành những công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà phát triển giàu mạnh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các bài: Nghị luận về phong trào đi du học nước ngoài của học sinh hiện nay, Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên.

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận về phong trào đi du học nước ngoài của học sinh hiện nay
Nghị luận xã hội về hiện tượng bạo lực học đường
Dàn ý nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng
Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, Ngữ văn lớp 9
Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay
Từ khoá liên quan:

nghi luan ve hien tuong hoc doi pho cua hoc sinh hien nay

, nghi luan xa hoi 200 chu ve hien tuong hoc qua loa doi pho, nghi luan ve hoc doi pho lop 9 hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới