Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay

Chào hỏi không chỉ là một hình thức thể hiện văn hóa, lịch sự giao tiếp mà còn phản ánh trực tiếp thái độ, tình cảm và tính cách của con người. Bài văn mẫu nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu, bàn luận về vấn đề chào hỏi ở học sinh hiện nay. Các bạn hãy đón đọc nhé!

Đề bài: Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

nghi luan xa hoi ve y thuc chao hoi cua hoc sinh hien nay

Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay
 

I. Dàn ý nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: "ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay"

2. Thân bài

· Giải thích khái niệm: ý thức chào hỏi
· Vai trò, ý nghĩa của việc chào hỏi đối với học sinh...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay tại đây

 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay (Chuẩn)

Để có thể trưởng thành thì mỗi người không chỉ cần học tập mà còn phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Từ xa xưa dân tộc ta đã có truyền thống tôn sự trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, thật vậy chúng ta phải luôn biết ơn và tôn trọng, lễ phép với những người lớn tuổi hơn và với cả những người có công dạy dỗ với mình. Thế nhưng hiện nay truyền thống tôn sự trọng đạo của một số bộ phận học sinh không được phát huy và nó đặc biệt thể hiện ở ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay.

Như chúng ta biết ý thức là sự tự giác, là nhận thức của mỗi người. Chúng ta cũng hiểu rằng ý thức chào hỏi là sự tự giác, là sự tự nhận thức của bản thân về các mối quan hệ để chào hỏi. Chúng ta được học ăn học nói, được sự giáo dục và uốn nắn từ gia đình, từ nhà trường, chúng ta đều được học tập trong một nền giáo dục như nhau vậy tại sao lại có bạn học sinh được coi là có ý thức nhưng bên cạnh đó cũng có người bị coi là vô ý thức?

Khi một người được coi là ý thức chào hỏi thì người đó sẽ nhận được sự quan tâm và yêu quý của mọi người. Chào hỏi tuy chỉ là một câu nói, một hành động rất nhỏ thế nhưng nó lại thể hiện được ý thức của con người. Chào hỏi người khác giúp ta tạo được ấn tượng ban đầu tốt với mọi người là cơ sở tồn tại của mọi mối quan hệ. Chào hỏi còn thể hiện lối sống văn minh lịch sự, thể hiện bản thân là một người lễ phép, hòa đồng, biết tôn ti phép tắc. Chào hỏi đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta và chẳng phải là việc làm khó khăn gì tại sao nhiều bạn học sinh lại khó để mở miệng ra chào một câu đến thế?

Câu trả lời cho băn khoăn phía trên là do đại bộ phận học sinh bây giờ đều không có ý thức chào hỏi. Nếu đa số học sinh không chào hỏi mà một bạn học sinh trong đám đó bỗng nhiên chào người lớn hay thầy cô đi qua thì ngay lập tức những bạn bên cạnh sẽ rỉ tai nhau rằng đứa kia giả tạo, nịnh bợ rồi đạo đức giả. Điều đó thật tệ đúng không nào, chẳng ai mong muốn mình bị bàn tán, rồi họ cũng sợ vì lý do nhỏ nhoi như thế mà bị cô lập, quãng thời gian học tập rồi sẽ cô độc một mình, nghĩ đến đây ai chẳng giật mình sợ hãi. Vậy là các bạn có ý thức chào hỏi cũng sẽ dần bị đồng hóa trở thành những người không có ý thức chào hỏi.

Câu chuyện về ý thức chào hỏi đã trở thành vấn đề bàn tán và đáng lo ngại với mọi người. Nào là gặp người lớn không chào, tỏ thái độ với người lớn tuổi, không tôn trọng người khác, không biết cư xử chừng mực, học sinh vô lễ với giáo viên đã trở thành những đề tài quen thuộc với mọi người. Mặc cho những bài học, những lời răn dạy của người lớn, của cha mẹ, thầy cô thế nhưng nghe xong rồi cũng đâu vào đấy. Học sinh vẫn cứ tụm năm tụm ba ngồi tán phét với nhau nhưng thấy giáo viên đi qua thì lại không chào, học sinh gặp người lớn trên đường không chào, bạn bè suồng sã chửi bới nhau thậm chí đánh nhau. Đạo đức và nề nếp của một bộ phận thuộc tầng lớp học sinh đang đi xuống nghiêm trọng và cần phải có biện pháp để khắc phục.

Ý thức chào hỏi của học sinh không chỉ hiểu đơn giản là ở trong cuộc sống thực mà nó cũng nên được hiểu trong khía cạnh trên mạng xã hội. Hiện nay hầu hết các bạn học sinh đề sử dụng mạng xã hội, nó đã trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ. Cũng chính từ mạng xã hội mà học sinh học được cách nói năng vô lễ, nói tục chửi bậy dường như đã không xa lạ gì khi chúng ta xem mạng xã hội bây giờ. Nhờ vào sự phổ biến và lan truyền của mạng xã hội mà nhiều từ mới mang nghĩa tiêu cực được lan truyền rộng rãi hơn, thậm chí việc sử dụng tiếng lóng đã trở thành trào lưu với đông đảo giới học sinh. Là bạn bè với nhau nhưng thay vì chào hỏi nhau thật thân thiện thì lại có những hành động suồng sã, không tôn trọng nhau và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt của tình bạn.

Thế nhưng không phải cứ là học sinh là không có phép tắc chào hỏi. Hằng ngày chúng ta vẫn thấy những tấm gương vượt khó trong học tập, vẫn thấy những học sinh lễ phép và giúp đỡ mọi người. Cũng như hai mặt của một vấn đề luôn có mặt tốt và mặt xấu vì vậy cần tránh thái độ tiêu cực vơ đũa cả nắm. Vì cuộc sống luôn có người này người kia, tự vấy bẩn đạo đức cá nhân thì dễ nhưng để gìn giữ được phẩm chất cao đẹp ấy thì quả thực là khó.

Chào hỏi, một hành động đơn giản như thế thôi nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Là một học sinh ngoài nghĩa vụ học hành thì chúng ta cũng cần phải tự tu dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành một con người hoàn thiện hơn, xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển.

-----------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-y-thuc-chao-hoi-cua-hoc-sinh-hien-nay-46116n.aspx
Chào hỏi là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt, bài Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay trên đây đã cùng các em tìm hiểu về văn hóa chào hỏi của học sinh. Cùng với lời chào hỏi, khi tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, các em không nên bỏ qua: Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay, Nghị luận về trang phục và văn hóa, Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay, Nghị luận về vấn đề trang phục của học sinh hiện nay.

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.2★- 5 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận xã hội về hiện tượng thần tượng
Dàn ý nghị luận xã hội về chữ hiếu
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 CTST, KNTT
Nghị luận xã hội về ý thức học tập
Nghị luận xã hội về hiện tượng bạo lực học đường
Từ khoá liên quan:

nghi luan xa hoi ve y thuc chao hoi cua hoc sinh hien nay

, bai van nghi luan ve loi chao hay nhat, nghi luan ve y nghia cua loi chao trong giao tiep hang ngay,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới