Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ giao tiếp chính của con người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như ngày nay, việc tiếp nhận nhiều ngôn ngữ nước ngoài bên cạnh việc làm phong phú hơn cho vốn ngôn ngữ dân tộc vẫn có tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài mà làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay nhé!

Đề bài: Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

nghi luan ve van de su dung ngon ngu tieng viet cua hoc sinh hien nay

Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay


I. Dàn ý Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay: Ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của học sinh hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực.

2. Thân bài

- Giải thích vấn đề:
+ Ngôn ngữ là gì?: Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay (Chuẩn)

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"?

Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu.Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Intenet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thoả sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người.

Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hoá, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

-------------------------HẾT-------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-van-de-su-dung-ngon-ngu-tieng-viet-cua-hoc-sinh-hien-nay-46299n.aspx
Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp của người Việt Nam, bởi vậy mỗi cá nhân cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng, phong phú của tiếng Việt. Bên cạnh vấn đề về ngôn ngữ giao tiếp, để luyện tập kĩ năng viết văn nghị luận, các em có thể làm quen với nhiều chủ đề khác như: Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng vô cảm, Nghị luận về lối sống người Việt khôn khéo hay khôn vặt, Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em, Nghị luận về những người không chịu thua số phận.

Tác giả: Xuân Bắc     (4.3★- 6 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý nghị luận về vấn đề trang phục của học sinh hiện nay
Nghị luận về vấn đề trang phục của học sinh hiện nay
Nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay hay, ngắn gọn
Dàn ý nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay
Dàn ý nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay
Từ khoá liên quan:

nghi luan ve van de su dung ngon ngu tieng viet cua hoc sinh hien nay

, nghi luan xa hoi ve ngon ngu cua gioi tre ngay nay, doan van nghi luan ve ngon ngu giao tiep cua hoc sinh hien nay ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Nghị luận về vấn đề tự học

    Văn nghị luận xã hội về tự học

    Nghị luận về vấn đề tự học là một trong số những vấn đề nghị luận được nhiều người quân tâm hiện nay đặc biệt là các em học sinh. Tài liệu nghị luận về vấn đề tự học giúp các em học sinh có thể tham khảo cũng như nắm bắt ...

Tin Mới