Lạm phát là gì? Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam và thế giới

Theo kinh tế học, lạm phát là tình trạng tăng giá cả trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học thường sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số thu nhập quốc dân để diễn giải vấn đề này. Vậy cụ thể lạm phát là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm phát? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để lý giải những vấn đề trên.

 

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát tiếng Anh là inflation. Nó là sự gia tăng giá bán chung của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, dẫn đến sự mất giá của một đơn vị tiền tệ nhất định. Khi mức giá chung tăng cao thì cùng một số tiền, người tiêu dùng sẽ mua được lượng hàng hóa/dịch vụ ít hơn so với trước đây. Do vậy, lạm phát chính là tấm gương phản chiếu sự suy giảm sức mua của thị trường tính theo một đơn vị tiền tệ nhất định.

lam phat la gi cac nguyen nhan gay ra lam phat

Bản chất của lạm phát là gì?

Lạm phát được chia thành 3 cấp độ là:

- Lạm phát tự nhiên: 0 - 10%
- Lạm phát phi mã: 10 - dưới 1000%
- Siêu lạm phát: Trên 1000%

Thực tế, hầu hết các quốc gia đều kỳ vọng lạm phát dưới mức 5% - cấp độ lạm phát tự nhiên. Nếu như một quốc gia có mức tăng trưởng kỳ vọng một năm là 10% thì có nghĩa, đồng tiền của quốc gia đó mất giá 5% và họ chỉ có mức tăng trưởng thật sự là 5%.

 

2. Một số ví dụ về lạm phát

Nền kinh tế Hy Lạp năm 1944, Đức năm 1923, Yugoslavia năm 1994, Zimbabwe năm 2008 và Hungary năm 1946 là những ví dụ về lạm phát rõ ràng nhất. Đó là những trường hợp siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử, ảnh hưởng của lạm phát làm cho giá trị của hàng hóa/dịch vụ có thể tăng gấp đôi chỉ trong vòng vài ngày, thậm chí là vỏn vẹn 15 giờ đồng hồ (lạm phát ở Hungary năm 1946).

Hậu quả của những "cơn bão" lạm phát này là khiến cho chính phủ các nước kể trên phải đồng loại thay đổi đơn vị tiền tệ do sự mất giá "không phanh" của đồng tiền đang sử dụng. Đó thực sự là thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng của nhiều quốc gia châu Âu. Và dù đã được giải quyết bằng nhiều biện pháp triệt để, song lạm phát vẫn giống như một "cơn ác mộng" đối với nền kinh tế nhiều nước, điển hình là Đức hay Hungary nhiều năm về trước.

 

3. Các nguyên nhân gây lạm phát

Lạm phát là kẻ thù số một của mọi nền kinh tế. Bất kỳ quốc gia nào cũng đều không mong muốn tình trạng này xảy ra, hậu quả của lạm phát để lại rất nhiều rủi ro, khó khăn, có nhiều nguyên nhân lạm phát, cụ thể như dưới đây.

3.1 Lạm phát do nhu cầu của thị trường gia tăng

Nhu cầu sử dụng một mặt hàng nào đó gia tăng có thể dẫn đến sự tăng giá của mặt hàng đó. Điều này cũng có thể khiến giá cả các những mặt hàng tương tự trở lên leo thang và khiến hàng hóa trên thị trường đồng loạt tăng giá. Sự lạm phát do sự tăng lên về nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường được gọi là "Lạm phát do cầu kéo".

lam phat la gi cac nguyen nhan gay ra lam phat 2

Cầu tăng cao cũng là nguyên nhân gây lạm phát

3.2 Lạm phát do chi phí đẩy của doanh nghiệp

Các yếu tố như: Tiền lương, chi phí mua nguyên liệu đầu vào, chi phí bảo dưỡng máy móc, tiền bảo hiểm của nhân công,... được gọi là các chi phí đẩy của doanh nghiệp. Khi giá cả của những yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí để sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.

Do đó, để bảo toàn lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tiến hành tăng giá sản phẩm bán ra. Điều này khiến cho mức giá của toàn bộ nền kinh tế cũng tăng theo. Quá trình này được gọi là "Lạm phát do chi phí đẩy".

3.3 Lạm phát do cơ cấu

Ngoài những nguyên nhân trên, cơ cấu sẵn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Ở các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tiến hành tăng tiền lương "danh nghĩa" cho người lao động.

lam phat la gi cac nguyen nhan gay ra lam phat 3

Lạm phát do cơ cấu mang lại hiệu quả xấu cho nền kinh tế

Nhưng ở những lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp cũng phải "đuổi" theo xu thế đó và tăng tiền lương "danh nghĩa" cho người lao động. Tuy nhiên, do hoạt động sản xuất, kinh doanh không mang lại nhiều lợi nhuận nên các doanh nghiệp đã tiến hành tăng giá bán sản phẩm. Và điều này gây nên tình trạng lạm phát.

3.4 Lạm phát do nhu cầu thị trường thay đổi

Tình trạng này xảy ra khi nhu cầu tiêu thụ một mặt hàng nào đó giảm sút, trong khi đó, nhu cầu về mặt hàng khác lại tăng lên. Khi đó, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp thị trường có đơn vị cung cấp độc quyền và gần như giá bán có sự niêm yết thì mặt hàng bị giảm cầu vẫn có giá bán không đổi.

- Trong khi đó, mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ tăng thì giá bán sẽ tăng lên.

Cả hai trường hợp này đều dẫn đến tình trạng mức giá chung của thị trường tăng lên và gây phát sinh lạm phát.

lam phat la gi cac nguyen nhan gay ra lam phat 4

Nhu cầu thị trường cũng là yếu tố gây phát sinh lạm phát

3.5 Một số nguyên nhân gây lạm phát khác

Nếu vẫn còn băn khoăn: "Nguyên nhân gây lạm phát là gì?" thì bạn có thể theo dõi thêm những gạch đầu dòng dưới đây:

- Lạm phát do xuất khẩu : Xuất khẩu tăng gây ra tình trạng tổng cầu lớn hơn tổng cung. Bởi đa phần hàng hóa đã được thu gom để phục vụ cho xuất khẩu, điều đó làm cho hàng hóa trong nước trở nên khan hiếm gây ra tình trạng tổng cầu trong nước lớn hơn tổng cung. Khi cung - cầu mất cân bằng sẽ gây ra tình trạng lạm phát.

- Lạm phát xảy ra do nhập khẩu : Khi giá của một hàng hóa nhập khẩu tăng sẽ khiến giá bán trong nước của sản phẩm đó tăng theo. Và khi giá bán chung của hàng hóa đó bị đội lên bởi giá nhập khẩu sẽ hình thành lạm phát.

- Lạm phát tiền tệ : Đây là vấn đề mà không ít nền kinh tế gặp phải. Khi lượng tiền lưu hành trong nước tăng lên sẽ khiến lượng tiền lưu thông tăng và dẫn đến lạm phát.

 

4. Tình trạng lạm phát ở Việt Nam

Tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ năm 2016 đến nay luôn nằm trong mức kiểm soát khi luôn nằm dưới ngưỡng 5%. Mặc dù tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2018 có sự chênh lệch đáng kể so với tỷ lệ lạm phát cơ bản, nhưng nó lại phản ánh đúng bức tranh kinh tế khi mà giá các dịch vụ y tế, giáo dục tăng kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng như lương thực, thực phẩm,... Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ lạm phát 2018 của Việt Nam nằm trong mức kiểm soát, nó cho thấy một điều rõ ràng là mức sống, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể.

Các nhà kinh tế học dự đoán, năm 2019 nền kinh tế Việt Nam sẽ đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Bởi 2019 sẽ là năm mà nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép từ nhiều phía như: Sự tăng - giảm giá xăng dầu, cuộc chiến về giá bán của các sản phẩm nội địa. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam kỳ vọng sẽ giữ lạm phát kỳ vọng ở mức 4% - Con số đòi hỏi sự nghiêm túc thực hiện của mọi cơ quan, ban ngành liên quan.

Như vậy, lạm phát đơn giản là sự mất giá của đồng tiền, nó gây ra những hệ lụy không nhỏ cho nền kinh tế. Đây là vấn đề mà mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam phải đối mặt trước bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động như hiện nay. Ngoài ra, các bạn tìm hiểu thêm Chứng khoán là gì tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/lam-phat-la-gi-cac-nguyen-nhan-gay-ra-lam-phat-49127n.aspx
Cùng với việc tìm hiểu lạm phát là gì, Gen Z là gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để có thể nhanh chóng tìm được câu trả lời cho mình, bạn đọc có thể tham khảo bài viết chia sẻ Gen Z là gì? Thế hệ Z là gì? của chúng tôi.

Tác giả: Ngọc Link     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

1080 là gì? Cách gọi tổng đài 1080 63 tỉnh trên cả nước hỏi đáp mọi lĩnh vực
Tự sướng là gì ở Nam, Nữ? Có khác với Selfie và Wefie?
CMT là gì? Viết tắt của từ nào
Fwb nghĩa là gì?, Fwb ONS là gì
C&B nghĩa là gì ? vai trò của chuyên viên C&B
Từ khoá liên quan:

Lạm phát là gì? Các nguyên nhân gây ra lạm phát

, lam phat la gi? cac nguyen nhan gay ra lam phat,

SOFT LIÊN QUAN
  • 1000 Câu hỏi kiến thức tổng hợp

    Hỏi đáp kiến thức tổng hợp tự nhiên - xã hội

    1000 Câu hỏi kiến thức tổng hợp tập hợp 20 file word gồm những câu hỏi và trả lời ngắn gọn về tất cả các lĩnh vực như tự nhiên, xã hội, địa lý, lịch sử, sinh học, hóa học... Các câu hỏi đều là những kiến thức cần thiết, ...

Tin Mới