Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom

Khoảng trời, hố bom là bài thơ mà các em sẽ được học trong bài tự đánh giá trang 87 sách Ngữ văn 10, Cánh Diều, tập 2. Để trả lời câu hỏi số 10, các em hãy tham khảo ngay bài viết Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật em trong bài thơ Khoảng trời, hố bom do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây.

Đề bài: Từ hai dòng thơ: Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/Nên mỗi người có gương mặt em riêng, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ.

doan van the hien cam nhan ve nhan vat em trong bai tho khoang troi ho bom

Dàn ý và bài văn mẫu viết Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom hay nhất
 

I. Dàn ý cảm nhận về nhân vật em trong bài thơ Khoảng trời, hố bom:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát cảm nhận về hai câu thơ "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng".
2. Thân đoạn:
- Giải thích ý nghĩa câu thơ:
+ "Em" là cô gái mở đường nên khi "em" hi sinh, không ai biết đến gương mặt của "em" như thế nào.
+ Hình dáng, phẩm chất của "em" dựa vào suy nghĩ, trí tưởng tượng và sự cảm nhận của mỗi người.
- Nêu cảm nhận về hai câu thơ: Nhân vật "em" là người:
+ Kiên cường, anh dũng: dù nhỏ bé nhưng sẵn sàng làm những việc to lớn là đi mở đường để cho đoàn xe kịp giờ ra trận, dùng thân mình đánh lạc hướng kẻ thù.
+ Nhân vật "em" khơi gợi cho em lòng biết ơn về sự hi sinh của những người lính.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định cảm xúc của em về nhân vật.
 

II. Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom tham khảo:
 

1. Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom - mẫu số 1:

Viết về những cô gái mở đường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã sáng tác nên bài thơ "Khoảng trời, hố bom". Tác phẩm là lời ngợi ca, trân trọng sự hi sinh cao cả, anh dũng của người nữ thanh niên xung phong. Đọc hai dòng thơ cuối cùng: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng", em vô cùng xúc động, ấn tượng về nhân vật "em" trong bài thơ. "Em" không ai khác là cô gái mở đường. Như biết bao con người ngoài kia, khi "em" hi sinh, không ai biết đến gương mặt "em" thế nào. Mọi người chỉ biết "em" thông qua những lời kể rồi tưởng tượng ra khuôn mặt, dáng vẻ. Bởi vậy, "nên mỗi người có gương mặt em riêng". Qua đây, em thấy "em" hiện lên thật kiên cường, anh dũng. Dù nhỏ bé nhưng sẵn sàng làm việc to lớn là đi mở đường cho đoàn xe kịp giờ ra trận, dùng thân mình đánh lạc hướng kẻ thù. Nhân vật "em" khơi gợi cho em lòng biết ơn về sự hi sinh của những người lính.

Khoang troi ho bom noi dung chinh

Đoạn văn mẫu thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom của học sinh giỏi
 

2. Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom - mẫu số 2:

Khi đọc những dòng thơ cuối cùng: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng" trong bài thơ "Khoảng trời, hố bom", nhân vật "em" đã để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu sắc. Trong cảm nhận của em, "em" là một cô gái kiên cường, dũng cảm. Là một cô gái nhỏ bé nhưng sự hi sinh của "em" lại vô cùng phi thường. Vì bảo vệ, giúp đoàn xe kịp giờ ra trận, "em" đã không tiếc thân mình mà hứng lấy luồng bom. Không ai biết "em" là ai nhưng chính "em" đã góp phần đưa Tổ quốc đến gần hơn với ngày độc lập, hòa bình. Qua câu thơ, em càng thêm cảm phục, trân trọng công lao to lớn của những người thanh niên xung phong như nhân vật "em".
 

3. Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom - mẫu số 3:

Từ hai dòng thơ: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng", em càng thêm thấm thía, biết ơn sự hi sinh thầm lặng của nhân vật "em" - người đại diện cho những thanh niên xung phong trong thời chiến. "Em" đã không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho nền hòa bình, độc lập dân tộc. Khi "em" ngã xuống, không ai rõ gương mặt "em" ra sao, như thế nào. "Em" chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng, sống lại qua những câu chuyện của đồng đội và những người thân yêu. Sự hi sinh của "em" để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng người ở lại.
 

4. Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom - mẫu số 4:

Hai dòng thơ cuối cùng trong bài "Khoảng trời, hố bom" đã khiến em vô cùng xúc động. Khi "em" hi sinh, không ai biết đến khuôn mặt "em", thế nhưng cái chết thầm lặng, cao cả của "em" đã đi sâu vào tim của những người ở lại. Mỗi người đều có cho mình một gương mặt "em" riêng biệt. "Em" đã hóa thân thành "những làn mây trắng", "khoảng trời ngập nắng" và sống mãi trong lòng mọi người. Chính vì vậy, "em" - người con gái mở đường Trường Sơn đã trở thành tượng đài bất tử về lòng nhiệt huyết, gan dạ, kiên trung.
 

5. Đoạn văn thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ Khoảng trời, hố bom - mẫu số 5:

Đọc hai dòng thơ cuối cùng: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng", nhân vật "em" đã khơi gợi trong em lòng biết ơn, cảm phục sâu sắc trước sự hi sinh to lớn của những người thanh niên xung phong. "Em" nhỏ bé nhưng thật đỗi cao cả và phi thường khi sẵn sàng xả thân, hứng lấy mưa bom bão đạn để mở đường cho đoàn xe kịp ra trận. Chẳng một ai biết đến hình dáng "em" như thế nào, "em" chỉ được biết đến qua lời kể và sự mường tượng của những người thân yêu. Bởi thế, nên mỗi người sẽ có một gương mặt "em" riêng. Trong cảm nhận của em, "em" là người con gái Việt Nam kiên cường, anh dũng.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-the-hien-cam-nhan-ve-nhan-vat-em-trong-bai-tho-khoang-troi-ho-bom-74356n.aspx
Bài thơ Khoảng trời, hố bom là tình cảm trân trọng, biết ơn của tác giả đối với những cô gái mở đường, không ngại gian khổ, hi sinh vì nền độc lập, tự do Tổ quốc. Hi vọng qua tác phẩm, các em sẽ hiểu hơn về công việc của những cô gái mở đường cũng như ghi ơn công lao của thế hệ đi trước. Taimienphi.vn luôn cố gắng đem đến cho các em những bài văn mẫu lớp 10 hay và chất lượng như: Hãy giới thiệu và nêu ý kiến đánh giá của em về một bài thơ thuộc đề tài quê hương đất nước, bài văn mẫu Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ và bài Phân tích Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ hay ngắn gọn nhất.

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện đã học hay, ngắn nhất
Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của nhà văn Đoàn Giỏi
Đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học em đã học, sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát Ngữ văn 6, Cánh Diều
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm
Từ khoá liên quan:

Doan van the hien cam nhan ve nhan vat em trong bai tho Khoang troi ho bom

, Dan y Doan van the hien cam nhan ve nhan vat em trong bai tho Khoang troi ho bom, Bai van mau Doan van the hien cam nhan ve nhan vat em trong bai tho Khoang troi ho bom,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới