Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng

Viết đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng thành ngữ là yêu cầu thuộc phần đọc hiểu văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ trang 73, sách Ngữ văn 6, Cánh Diều. Mời các em đón đọc một số đoạn văn mẫu dưới đây.

Đề bài: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.

viet mot doan van the hien cam nghi cua em ve nha van nguyen hong

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
 

I. Dàn ý viết đoạn văn thể hiện cảm nghĩ về nhà văn Nguyên Hồng:

1. Mở đoạn: Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng.

2. Thân bài:

* Nêu một số thông tin cơ bản về nhà văn Nguyên Hồng:

- Tuổi thơ ông chịu nhiều đắng cay, tủi cực:

+ Mồ côi cha từ năm 12 tuổi.

+ Mẹ đi thêm bước nữa và thường đi làm ăn xa.

=> Ông luôn khát khao tình thương và dễ đồng cảm với những người bất hạnh.

- Ông đã viết lại tuổi thơ của mình dưới dạng hồi kí trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu".

* Nêu ấn tượng của em về nhà văn Nguyên Hồng:

- Xót thương với hoàn cảnh bất hạnh, đau khổ của nhà văn.

- Cảm phục, ngưỡng mộ trước tình yêu thương của nhà văn đối với những người có hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với nhà văn Nguyên Hồng.

Neu nhung hieu biet cua em ve nha van Nguyen Hong

Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
 

II. Đoạn văn mẫu thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng:

 

1. Đoạn văn mẫu thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - mẫu số 1:

Sau khi đọc văn bản "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, em vô cùng xúc động trước trái tim rung động, giàu tình yêu thương ở nhà văn Nguyên Hồng. Tuổi thơ ông chịu rất nhiều khổ cực, đắng cay khi cha mất sớm. Cảnh cùng túng, "khố rách áo ôm" khiến mẹ ông phải bỏ nhà đi làm ăn xa. Chính bởi vậy, ông luôn khao khát về một mái ấm gia đình và dễ dàng thấu cảm với những người cùng khổ như mình. Ông đã gửi gắm những tình cảm sâu kín của mình dành cho mẹ trong cuốn hồi kí "Những ngày thơ ấu". Đối với em, Nguyên Hồng mãi là nhà văn của sự chân chất, thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo.


2. Đoạn văn mẫu nêu suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - mẫu số 2:

Khi tìm hiểu về nhà văn Nguyên Hồng, em không khỏi cảm thương trước cảnh ngộ éo le, bất hạnh của ông. Tác giả có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc khi cha mất sớm, mẹ phải rời bỏ quê hương đi "tha phương cầu thực". Niềm mong ước, khát khao về một cuộc sống gia đình hạnh phúc được ông thể hiện trong cuốn hồi kí "Những ngày thơ ấu". Những trang văn thấm đẫm tình yêu thương của ông dành cho mẹ đã đem đến cho chúng ta cảm nhận về một con người "tình sâu nghĩa nặng". Do vậy, em luôn xúc động trước các sáng tác của ông.


3. Đoạn văn mẫu thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - mẫu số 3:

Nguyên Hồng được mệnh danh là "nhà văn của những người cùng khổ" bởi những tình cảm sâu sắc, chan chứa mà ông dành cho tầng lớp "chân lấm tay bùn", "khố rách áo ôm". Đọc đoạn trích "Trong lòng mẹ", em càng xúc động trước tấm lòng nhân hậu, bao dung của ông. Mặc dù không sống gần mẹ, lại chịu những lời cay nghiệt của bà cô nhưng ông chưa bao giờ có một ý nghĩ xấu xa về mẹ. Ông trân trọng những phút giây được bên mẹ và khao khát về một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tình cảm thiêng liêng mà ông dành cho mẹ càng khiến em cảm phục, yêu mến ông nhiều hơn!


4. Đoạn văn mẫu thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - mẫu số 4:

Nhà văn Nguyên Hồng đã để lại dấu ấn đậm nét trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường hướng ngòi bút đến những đối tượng cùng khổ trong xã hội. Ngoài việc có một tuổi thơ không mấy êm đềm, ông còn phải trải qua những ngày tháng cù bất cù bơ, "đầu đường xó chợ". Chính hoàn cảnh ấy đã tạo nên một con người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng đồng cảm với những mảnh đời đau thương. Đối với em, thật hiếm có nhà văn nào có thể viết ra trang văn khiến người đọc rung cảm, xúc động mãnh liệt đến thế!


5. Đoạn văn mẫu thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - mẫu số 5:

Đối với em, nhà văn Nguyên Hồng là người để lại cho em nhiều rung cảm nhất. Mỗi tác phẩm của ông đều chan chứa biết bao tình cảm yêu thương con người. Tuổi thơ bất hạnh đã khiến ông đồng cảm sâu sắc với những thân phận thấp bé, nghèo hèn, "khố rách áo ôm" dưới đáy xã hội. Bởi vậy, ông được nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh mệnh danh là "nhà văn của nhân dân lao động". Những tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo của ông sẽ sống mãi theo dòng chảy thời gian.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-mot-doan-van-the-hien-cam-nghi-cua-em-ve-nha-van-nguyen-hong-72338n.aspx
Hi vọng từ những đoạn văn mẫu mà Taimienphi.vn cung cấp, các em có thể viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về nhà văn Nguyên Hồng. Đừng bỏ lỡ bài văn mẫu lớp 6 cùng chủ đề như:
- Soạn bài Trong lòng mẹ
- Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị"

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ hay nhất
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một văn bản thông tin đã học
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm
Soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học
Từ khoá liên quan:

Viet mot doan van the hien cam nghi cua em ve nha van Nguyen Hong

, doan van the hien cam nghi cua em ve nha van Nguyen Hong, cam nghi cua em ve nha van Nguyen Hong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới