Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công

Trương Phi và Quan Công là những người có công lớn lập nên nhà Lưu Thục. Các em hãy tham khảo ngay bài viết đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công, Ngữ văn 10, Cánh Diều, học kì II dưới đây để hiểu hơn về nhân vật.

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.

doan van so sanh tinh cach cua hai nhan vat truong phi va quan cong

Đoạn văn so sánh, tìm hiểu Tính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?
 

I. Dàn ý so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu hai nhân vật Trương Phi và Quan Công.
2. Thân bài:
* Điểm giống: đều là những người trọng tình nghĩa.
* Điểm khác:
- Quan Công: điềm tĩnh, từ tốn giải quyết vấn đề:
+ Bình tĩnh giải thích mọi chuyện với Trương Phi.
+ Giết chết Sái Dương để chứng minh sự trong sạch của bản thân.
- Trương Phi: nóng nảy, cảnh giác cao độ:
+ Vừa nhìn thấy Quan Công liền chạy tới đâm.
+ Không nghe lời giải thích của Quan Công và hai chị dâu.
+ Ra điều kiện với Quan Công để Quan Công chứng minh được sự trong sạch của mình.
3. Kết đoạn:
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật.
 

II. Đoạn văn so sánh tính cách của Trương Phi và Quang Công tham khảo:
 

1. Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - mẫu số 1:

Ở đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành", tính cách của hai nhân vật là Quan Công và Trương Phi đã được khắc họa một cách đầy chân thực, rõ nét. Trong khi Quan Công vô cùng điềm tĩnh, từ tốn trước mọi việc thì Trương Phi lại hết sức nóng nảy, quyết đoán. Vì hiểu lầm nên ngay khi vừa gặp người anh kết nghĩa, Trương Phi liền tức giận xông tới, đâm Quan Công. Hành động này cho thấy, đối với kẻ thù, Trương Phi chỉ có thể nói chuyện bằng giáo gươm. Mặc dù bị Trương Phi buộc tội, đề phòng nhưng Quan Công không hề trách em, vẫn bình tĩnh giải thích hết sức thân tình. Sau những chuyện xảy ra, ta thấy được một Trương Phi giàu tình nghĩa, biết nhận lỗi sai và một Quan Công ân tình, sẵn sàng chứng minh sự trong sạch của mình bằng hành động. Trương Phi và Quan Công mang nét tính cách đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau. Chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn của đoạn trích cũng như tác phẩm.
 

2. Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - mẫu số 2:

Trong đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành", Quan Công và Trương Phi được tác giả xây dựng là những người trọng tình nghĩa. Tuy nhiên, ở hai nhân vật này lại có nét tính cách đối lập nhau. Khác với một Trương Phi nóng nảy, thiếu bình tĩnh, Quan Công lại vô cùng từ tốn, điềm tĩnh trước mọi việc. Thấy người em xông tới đâm mình, Quan Công không đáp trả mà vội vàng tránh mũi mâu, vừa né vừa nhắc về "nghĩa vườn đào". Đứng trước lời buộc tội của Trương Phi, Quan Công vẫn hết sức bình tĩnh giải thích sự tình. Cuối cùng, lúc toán quân kéo đến, Quan Công khuyên Trương Phi nên nguôi giận, xem mình chém chết tên tướng để chứng tỏ lòng thành. Hành động đầy dứt khoát của Quan Công đã cho thấy sự cương trực, thẳng thắn, không chút lo sợ. Có thể nói, Trương Phi và Quan Công có nét tính cách đối lập nhau lại bổ trợ cho nhau, đều đại diện cho phẩm chất tốt đẹp của con người.

Tinh cach cua Truong Phi va Quan Cong khac nhau the nao

Đoạn văn mẫu so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công
 

3. Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - mẫu số 3:

Ở trong đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành", tác giả La Quán Trung đã sử dụng thủ pháp đối lập để khắc họa tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công. Quan Công hiện lên với sự bình tĩnh, từ tốn trong khi Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Do hiểu lầm Quan Công nên khi vừa nhìn thấy người anh kết nghĩa của mình, Trương Phi liền "hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Mặc cho Quan Công và hai chị giải thích hết lời, Trương Phi vẫn không hề thay đổi suy nghĩ của mình. Có thể nói, Trương Phi là con người vô cùng ngay thẳng, rõ ràng. Trương Phi không chấp nhận sự lập lờ, thiếu phân minh. Chính vì vậy, nhân vật mới ra điều kiện để cho Quan Công có cơ hội chứng minh bản thân trong sạch. Chỉ khi mắt thấy, tai nghe, Trương Phi mới tạ lỗi với người anh của mình. Mặc dù có cách ứng xử khác nhau nhưng tựu chung lại, cả hai nhân vật Trương Phi và Quan Công đều là những người trọng nghĩa tình.
 

4. Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - mẫu số 4:

Nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành" đều là những người coi trọng tình nghĩa. Bằng thủ pháp tương phản, tác giả La Quán Trung đã xây dựng nhân vật với nét tính cách đối lập nhau. Ở đoạn trích, ta thấy một Trương Phi hết sức nóng nảy, cương trực. Do hiểu lầm nên khi vừa gặp lại Quan Công, Trương Phi không nói không rằng, xông tới đâm Quan công hết sức mạnh bạo, dứt khoát. Cứ ngỡ anh em gặp lại sẽ hạnh phúc, vui vầy, Quan Công vô cùng sửng sốt trước hành động của Trương Phi. Mặc dù có tài nghệ cao cường nhưng Quan Công không hề đáp trả, vẫn bình tĩnh giải thích mọi chuyện với em. Khi hiểu lầm đã được hóa giải, ta thấy một Trương Phi giàu tình cảm, sẵn sàng nhận lỗi. Tính cách của Quan Công và Trương Phi dẫu có đối lập song lại hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Chính điều này đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất ở mỗi người.
 

5. Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - mẫu số 5:

Tuy Trương Phi và Quan Công đều là những người coi trọng tình cảm nhưng ở mỗi người lại có cách hành xử đối nghịch nhau. Đứng trước hành động mạnh bạo và lời cáo buộc của Trương Phi, Quan Công vẫn hết sức bình tĩnh, nhún nhường. Nếu như Trương Phi luôn nóng nảy, sẵn sàng dùng những lời lẽ hết sức khó nghe thì Quan Công vẫn nhã nhặn, xưng hô "anh em", "huynh đệ" và hết lời giải thích. Dù rất tức giận nhưng Trương Phi vẫn suy nghĩ thấu đáo, cho Quan Công một cơ hội để chứng minh lòng thực của mình. Khi hiểu rõ sự tình, Trương Phi sẵn sàng cúi đầu tạ lỗi. Có thể thấy, bên cạnh sự nóng nảy, bộc trực, Trương Phi cũng là một người giàu tình cảm. Như vậy, tính cách của hai nhân vật đã được bộc lộ một cách đầy tinh tế, khéo léo. Cả hai có tính cách trái ngược nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-so-sanh-tinh-cach-cua-hai-nhan-vat-truong-phi-va-quan-cong-73999n.aspx
Mặc dù có cách ứng xử khác nhau nhưng cả hai nhân vật Trương Phi và Quan Công đều là những người trọng tình nghĩa. Bên cạnh đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công, các em hãy theo dõi và đón đọc thêm bài văn mẫu lớp 10 trong chương trình Ngữ văn 10, Cánh Diều như:
- Phân tích Hồi trống Cổ Thành
- Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải toán lớp 4 trang 78, 79 sách Cánh Diều tập 1, Nhân với số có hai chữ số
Giải bài tập trang 25 SGK Toán 3 Tập 1, Sách Cánh Diều
Giải bài tập trang 17 SGK Toán 3 Tập 1, Sách Cánh Diều
Giải toán lớp 6 trang 87, 88 tập 2 sách Cánh Diều
Giải bài tập trang 107, 108 SGK Toán 3 Tập 1, sách Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Doan van so sanh tinh cach cua hai nhan vat Truong Phi va Quan Cong

, dan y so sanh tinh cach cua hai nhan vat Truong Phi va Quan Cong, bai van mau tinh cach cua hai nhan vat Truong Phi va Quan Cong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới

  • Phân tích nhân vật Thị trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân hay nhất ngắn gọn

    Thị là một nhân vật đặc biệt trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Tuy không được miêu tả là người phụ nữ có nhan sắc hay sự tài hoa nhưng cô vẫn để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Em hãy đọc bài mẫu Phân tích nhân

  • Tóm tắt Đất rừng phương Nam hay, ngắn gọn

    Đoàn Giỏi là một cây bút chuyên viết về cuộc sống của con người và thiên nhiên Nam Bộ. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tập Đất rừng phương Nam. Mời các em đọc Tóm tắt Đất rừng phương Nam để hiểu được nội dung chính

  • Tóm tắt Buổi học cuối cùng ngắn gọn hay nhất, Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

    Truyện ngắn "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê là một trong những tác phẩm vô cùng ý nghĩa, được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học kì II. Hãy cùng điểm lại nội dung chính của truyện qua bài Tóm

  • STT tháng 4

    Tổng hợp những STT tháng 4 hay, ý nghĩa, chan chứa nhiều cảm xúc, các bạn có thể gửi gắm cảm xúc, lời nói yêu thương của mình đến người yêu thương bằng cách đăng status tháng 4 đầy ý nghĩa lên tường nhà mình và tag tên bạn bè hoặc gửi cho người thân yêu của mình.