Những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng chúng qua bài Viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường, Ngữ Văn 7, Kết nối tri thức, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.
Đoạn văn mẫu viết Đoạn văn có dùng thành ngữ đẽo cày giữa đường
I. Yêu cầu về hình thức và nội dung bài viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường
1. Hình thức:
- Đoạn văn khoảng 5-7 câu.
- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.
2. Nội dung:
- Chủ đề tự chọn.
- Đảm bảo yêu cầu tiếng Việt: có sử dụng thành ngữ "Đẽo cày giữa đường" .
II. Bài tham khảo viết đoạn văn (khoảng 5 - 7) câu có sử dụng thành ngữ Đẽo cày giữa đường:
1. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường - mẫu số 1:
Trong kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam, em ấn tượng nhất với câu thành ngữ "Đẽo cày giữa đường". Đây là câu chuyện về người thợ mộc ngồi ở cửa hàng ven đường đẽo một cái cày. Do nghe và chỉnh sửa quá nhiều theo lời nhận xét của những người đi đường nên anh ta đã tiêu tan cơ nghiệp. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải có chính kiến riêng, không nên ai nói cũng nghe. Tuy vậy, ta cũng cần linh hoạt, không nên quá cứng nhắc, phủ nhận hết những ý kiến của mọi người xung quanh. Mọi người nhận xét là có ý tốt, bản thân ta cũng cần biết chọn lọc những lời nhận xét, góp ý đó sao cho phù hợp nhất, giúp ích được nhiều nhất cho cuộc sống và công việc của chính mình.
Đoạn văn mẫu viết Đoạn văn có dùng thành ngữ đẽo cày giữa đường hay nhất
2. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường - mẫu số 2:
Cuối tuần trước, mẹ dẫn em tới một buổi học làm đồ thủ công để phát triển sự tập trung. Ở đó, em đã được hướng dẫn để làm ra một số món đồ trang sức như khuyên tai, nhẫn, vòng tay,... từ gỗ, vỏ sò. Ban đầu, em định làm một chiếc khuyên tai bằng vỏ sò, nhưng bạn bên cạnh lại gợi ý cho em làm một cái vòng tay từ đá và ngọc trai. Thấy bạn làm đẹp nên em cũng nghe theo. Rồi có bạn khác lại hỏi sao em không làm vòng cổ cho đẹp và tinh tế. Em thấy bạn nói đúng nên chuyển qua làm vòng cổ. Cuối cùng, khi nhìn lại, em thấy chiếc khuyên tai ban đầu vẫn là đẹp và đơn giản nhất. Tuy nhiên, lúc đó đã hết giờ nên em không thể làm lại được nữa. Mẹ bảo rằng em đúng là "đẽo cày giữa đường", thử bao nhiêu thứ nhưng kết quả vẫn không có sản phẩm mang về. Đây quả là một bài học đáng nhớ đối với em. Câu chuyện nhắc nhở bản thân em phải có quyết định, chính kiến của riêng mình.
3. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường - mẫu số 3:
Bạn Minh lớp em bị mọi người nhận xét là "đẽo cày giữa đường" vì bạn rất dễ xao động trước ý kiến của người khác. Trong giờ học toán, Minh làm bài rất nhanh. Lúc hỏi đáp án, thấy các bạn ra khác mình nên Minh hì hụi sửa theo, dẫn đến những lần làm đúng rồi sửa lại thành sai. Sau nhiều lần như vậy, Minh đã sửa được thói quen ấy. Cả lớp rất vui vì bạn đã thay đổi tích cực hơn.
4. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường - mẫu số 4:
Tuần vừa rồi, trường em có tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em được phân công lên biểu diễn một tiết mục múa đại diện cho lớp. Hôm đó, mẹ mặc cho em một chiếc váy công chúa rất xinh. Mẹ còn đính thêm một chiếc kẹp tóc ngôi sao ở trên đầu cho em. Trước giờ biểu diễn, em nghe theo bạn cùng bàn búi tóc lên. Một lúc sau, bạn khác lại khuyên em nên tết tóc hai bên cho nữ tính và phù hợp hơn với chiếc kẹp trên đầu. Em chạy đi tìm cô giáo để nhờ cô tết tóc hộ mình. Cô giáo nghe xong thì bảo em rằng: "Con như vậy là đang "đẽo cày giữa đường đấy". Dù để tóc như nào thì trông con cũng vẫn rất xinh xắn. Bây giờ con chỉ nên chọn một kiểu thôi nhé! Chúng ta sắp đến lúc lên sân khấu rồi đó.". Nghe cô nói, em quyết định sẽ để tóc như ban đầu mẹ làm và lên biểu diễn. Tiết mục diễn ra rất thành công và em đã có được những bức ảnh đẹp.
5. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường - mẫu số 5:
Người xưa, ông cha có câu thành ngữ "Đẽo cày giữa đường" để răn dạy mọi người phải có chính kiến riêng, không nên vì những lời nói bên ngoài mà làm ảnh hưởng đến công việc của bản thân. Thật vậy, đó là câu chuyện về một người thợ mộc bỏ tiền ra mua gỗ về đẽo thành chiếc cày rồi đem đi bán. Mỗi lần nhận được lời nhận xét từ người khác, anh thợ mộc đều làm theo. Kết quả anh ta chẳng bán được cái cày nào mà gỗ thì cũng hỏng bỏ hết. Vậy nên, trong cuộc sống, ta phải tự rèn luyện cho mình sự độc lập, tự chủ và niềm tin vào bản thân, không vì ý kiến của người khác mà làm hỏng đi công việc của mình.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-co-su-dung-thanh-ngu-deo-cay-giua-duong-73971n.aspx
Mỗi câu thành ngữ lại mang đến một ý nghĩa, bài học riêng. Ta cần hiểu rõ ý nghĩa của chúng để vận dụng vào bài viết một cách chính xác và hiệu quả nhất. Taimienphi.vn vẫn còn rất nhiều những chủ đề hay đợi chờ các em khám phá. Các em cùng xem văn mẫu lớp 7 hay dưới đây:
- Trình bày ý kiến tán thành về một vấn đề trong đời sống
- Đoạn văn Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác