Với những luận điểm chi tiết, dễ hiểu, những mẫu dàn ý Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình dưới đây sẽ giúp các em củng cố kiến thức tác phẩm, có thêm những định hướng về nội dung và phương pháp viết bài khi hoàn thiện bài văn phân tích truyện Những đứa con trong gia đình.
Đề bài: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
Dàn ý Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
I. Dàn ý Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
2. Thân bài
a. Nội dung chính:
- Xây dựng nên một hình ảnh về dòng sông truyền thống của một gia đình yêu nước
- Họ có tinh thần dũng cảm với lòng căm thù sự tàn bạo của giặc và chiến đấu hết mình, hy sinh, thủy chung với cách mạng
b. Các nhân vật
- Nhân vật chú Năm:
+ Lưu giữ những chiến công và tội ác bất dung của quân giặc gây ra cho gia đình qua cuốn sổ ghi chép
+ Chín chắn, nhiều kinh nghiệm và giàu tình cảm
+ Có tâm hồn mơ mộng nhưng cũng đầy lý trí
- Nhân vật Chiến:
+ Người chị có phẩm chất của một người mẹ trong gia đình
+ Yêu thương, chăm sóc em, biết lo toan, gánh vác những việc trong gia đình
+ Tính toán kỹ lưỡng, sắp xếp mọi chuyện trước ngày nhập ngũ
+ Dành lấy phần hiểm nguy để thay em ra trận
+ Kiên quyết, dũng cảm: "Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!"
- Nhân vật Việt:
+ Sau trận giao tranh ác liệt, dù mình đang bị thương đến đau đớn, mắt đã không còn nhìn thấy rõ, người đói khát, sức lực dường như đã cạn kiệt, vậy mà Việt vẫn không mảy may có một ý nghĩ nào sẽ từ bỏ
+ Dũng cảm chiến đấu, luôn nghĩ về gia đình
+ Có sự ngây thơ, hồn nhiên của cậu bé mới lớn ( tinh nghịch, sợ ma,...)
c. Nghệ thuật
- Tình huống truyện đặc sắc tạo mạch cho sự phát triển của câu chuyện
- Ngôn ngữ truyện giàu màu sắc Nam Bộ, giọng điệu kể chuyện tự nhiên, gần gũi làm nên sức hút của câu chuyện.
3. Kết bài
Qua tác phẩm, ta thêm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc và cốt cách của con người miền Nam thủy chung, son sắt. Thêm yêu, thêm quý và trân trọng những sáng tạo nghệ thuật được viết nên bởi một tấm lòng yêu nhân dân.
II. Dàn ý Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài:
- Sơ lược về tác giả và tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Nhân vật Việt:
* Tình huống xuất hiện: Sau khi đã hạ được một chiếc xe bọc thép của địch giữa rừng cao su, anh bị thương rất nặng hai mắt không nhìn thấy gì, lạc mất đồng đội, toàn thân đau đớn vì rỏ máu, sau mấy ngày không ăn uống thì gần như kiệt sức hoàn toàn.
* Lai lịch:
- Việt xuất thân trong một gia đình nông dân Nam Bộ, có truyền thống đánh giặc cứu nước lâu đời, trải qua nhiều mất mát đau thương, có nhiều chiến công hào hùng, rạng rỡ.
* Vẻ đẹp từ tấm lòng yêu thương gia đình sâu sắc:
- Khi cận kề với cái chết Việt nhớ tới má đầu tiên, trong tâm trí của anh, ký ức về má ùa về một cách sống động.
- Tình cảm dành cho má của Việt còn được biểu hiện thông qua những tưởng tượng, ước mong khi anh đang kiệt sức giữa chiến trường.
- Trong đêm trước ngày ra chiến trường, khi nhìn chị Chiến sắp xếp công việc gia đình, thì Việt lại liên tưởng đến hình ảnh của má.
=> Có thể thấy rằng Việt đã dành những tình cảm vô cùng sâu sắc dành cho má, nó là tình thương, sự kính trọng và cả nỗi nhớ mong vô tận sau khi má khuất.
- Không chỉ dành tình cảm cho má, mà hiện tại trong gia đình đối với chị Chiến, người gắn bó nhất với Việt, anh cũng có những tình cảm sâu sắc.
+ "thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt thấy lòng mình rõ thế".
+ Giấu nhẹm chị như giấu của riêng vì sợ mất chị sau những lời đùa tếu, tán tỉnh của mấy anh em.
* Vẻ đẹp của tinh thần căm thù giặc và quyết tâm trả thù:
- Tranh giành quyết liệt suất đi bộ đội với chị Chiến, bất chấp những lời phân tích thiệt hơn của chị.
- Khi khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, thì suy nghĩ trong tâm tưởng "chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về", rồi "mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai".
- Ở ngoài mặt trận, Việt là một người lính trẻ gan góc, dũng cảm và kiên cường.
- Khi bị thương, mắt không nhìn thấy gì, lạc đồng đội, kiệt sức đến nỗi chỉ còn một ngón tay có thể cử động, thế nhưng Việt vẫn dùng ngón tay ấy để đặt ở cò súng và đạn đã lên nòng, với tư thế sẵn sàng chiến đấu.
=> Nhân vật Việt đã hiện lên những nét đẹp tiêu biểu của con người thời đại, là vẻ đẹp lý tưởng của cộng đồng, mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.
b. Nhân vật Chiến:
* Vẻ đẹp của lòng yêu gia đình sâu sắc:
- Đối với má chị Chiến dành nhiều tình cảm yêu thương, tưởng nhớ, ngưỡng mộ thông qua hồi ức của Việt, chị Chiến đang hình thành cho mình những phong thái những tính cách giống hệt má ngày còn sống.
- Đối với Việt, chị Chiến cũng dành nhiều tình cảm, sắn sóc, yêu thương, luôn nhường nhịn Việt. Chỉ có duy nhất lần đi bộ đội là chị không nhường, bởi lẽ chị thương Việt còn nhỏ, chị muốn nhận phần khó khăn nguy hiểm về mình, để cho Việt được sống thêm những ngày tháng bình yên ở quê nhà.
* Vẻ đẹp từ tấm lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm trả thù mạnh mẽ:
- Sau khi má chết, Chiến cũng như Việt tranh giành quyền đi bộ đội, để giết giặc trả thù cho gia đình.
- Ý nghĩ trong tâm tưởng đầy sâu sắc"chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về", rồi "mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai".
- Lòng quyết tâm của Chiến còn thể hiện trong lời dặn dò em thông qua lời chú Năm rằng: "Chú Nam bảo rằng, kỳ này đi là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu".
- Lời thề sắt đá "Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất vậy à", một câu nói rất gọn chắc, quyết liệt thể hiện đúng bản chất bộc trực thẳng thắn của người dân Nam Bộ.
* Vẻ đẹp trong cuộc sống đời thường:
- Đảm đang tháo vát, biết vun vén là lo toan, chị thu xếp việc rất chu toàn, tính toán chính xác.
- Có tâm hồn thiếu nữ, biết làm đỏm làm dáng khi luôn mang theo bên mình một chiếc gương, kể cả khi ra chiến trường.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
III. Dàn ý Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Chuẩn)
Được mệnh danh là "nhà văn của người nông dân Nam Bộ", những trang viết của nhà văn Nguyễn Thi dù ở bất cứ thể loại nào dường như cũng đều bắt nguồn từ hiện thực những năm tháng chiến tranh ác liệt ở Nam Bộ và thể hiện rõ nét những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người nơi đây. Bằng lối viết vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất trữ tình cùng năng lực phân tích tâm lí nhân vật và xây dựng tình huống độc đáo, những tác phẩm của Nguyễn Thi luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" - ra đời năm 1966 là một trong số những sáng tác tiêu biểu và xuất sắc nhất của ông.
Đặt điểm nhìn ở nhân vật Việt, "Những đứa con trong gia đình" là câu chuyện sâu sắc, thấm thía và đầy cảm động về những đứa con trong một gia đình đầy truyền thống, là ông nội, là ba, là má, là chú Năm, là chị Chiến và cả Việt nữa. Câu chuyện về gia đình nông dân Nam Bộ ấy đúng như lời chú Năm từng nói "Câu chuyện gia đình như một dòng sông và con sông của gia đình ta cũng đang dào dạt đổ về biển lớn". Vâng có lẽ, gia đình Nam Bộ ấy có thật nhiều truyền thống tốt đẹp - yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, luôn thủy chung với cách mạng. Truyền thống tốt đẹp ấy của gia đình đang hòa mình và thống nhất với truyền thống của quê hương, đất nước, dân tộc. Và để rồi, trong dòng sông truyền thống gia đình ấy, mỗi nhân vật đều là một khúc sông tuyệt vời để làm nên vẻ đẹp của dòng sông ấy...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích truyện Những đứa con trong gia đình tại đây.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-truyen-ngan-nhung-dua-con-trong-gia-dinh-68695n.aspx