Cách triển khai các ý chính rõ ràng, mạch lạc trong dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng, mẫu số 3 của người viết dưới đây sẽ là gợi ý hữu ích cho các em học sinh, giúp em có thêm ý tưởng cho bài làm của mình rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ hơn.
I. Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng
1. Mở bài
Giới thiệu sơ lược, khái quát về tác giả Xuân Diệu cùng bài thơ “Vội vàng”
2. Thân bài
- Ý nguyện, tâm thế và mong muốn hành động của tác giả trước bước đi của thời gian
+ Tác giả muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” để nắm bắt và giữ lấy từng khoảnh khắc thời gian.
+ Điệp ngữ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần:
=> Khẳng định ý nguyện muốn giữ lấy vẻ đẹp chóng tàn phai của thiên nhiên;
=> Làm nổi bật tâm hồn của một thi sĩ yêu đời, say mê thiên nhiên và trân trọng, nâng niu cuộc sống.
- Tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm say mê của tác giả
+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân có hình ảnh, màu sắc, thanh âm tràn trề sức sống được phác họa qua: Biện pháp nghệ thuật liệt kê kết hợp nhịp điệu thơ nhanh và dồn dập; điệp từ “Này đây” vang lên đầy say mê. Biện pháp so sánh “tháng giêng” - khái niệm thời gian vô hình như “cặp môi” – sự vật cụ thể trong mối quan hệ “ngon” – “gần”
- Thi nhân tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên nhưng vẫn không quên đi ý thức về sự trôi chảy của thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
- Những quan niệm mới mẻ về tuổi trẻ, tình yêu và thời gian của tác giả
+ Quan niệm con người đẹp nhất ở giai đoạn tuổi trẻ và tình yêu.
+ Quan niệm về thời gian mang tính tuần hoàn nhưng cũng mang tính tuyến tính và “một đi không trở lại”.
+ Quan niệm thời gian vũ trụ không đồng nhất với thời gian của đời người, nghĩa là “xuân qua” rồi xuân sẽ lại “tới” nhưng tuổi trẻ, đời người thì “chẳng hai lần thắm lại”.
- Quan niệm sống “vội vàng”, chạy đua cùng thời gian của tác giả
+ Cái “tôi” trữ tình luôn ở tư thế chủ động tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống ở độ tươi mới nhất, căng tràn nhất.
+ Quan niệm sống “vội vàng”, chủ động chạy đua với thời gian trong sự gắn bó với niềm vui sống và tinh thần lạc quan.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
II. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Vội vàng
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
( Giục giã – Xuân Diệu)
Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mình. Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian.
Xuân Diệu có bút danh là Trảo Nha, ông sinh ra ở quê mẹ Bình Định, nhưng lớn lên ở Quy Nhơn. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cũng là cây bút mở đầu cho phong trào Thơ mới ở nước ta lúc bấy giờ. Các tác phẩm nổi bật trong giai đoạn này có: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945)...(Còn tiếp)
>> Xem bài đầy đủ phân tích bài thơ Vội vàng tại đây.
---------------HẾT------------------
Vội vàng là bức tranh xuân sắc đang trong độ chín, qua đó bộc lộ tình yêu cuộc sống và những khắc khoải về thời gian của Xuân Diệu. Bài thơ được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11 tuần thứ 21. Bên cạnh Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng, mẫu số 3, các em có thể tham khảo thêm những bài viết như: Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu, Cảm nhận Vội vàng của Xuân Diệu, Soạn văn Vội vàng ngắn gọn, Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu;...
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-voi-vang-mau-so-3-47728n.aspx