Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Cùng với dạng đề nghị luận xã hội, nghị luận văn học cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 11. Để luyện tập thêm về cách làm dạng bài này, mời em đón đọc Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh trên Taimienphi.vn ngay sau đây. Bài viết sẽ giúp em hình dung rõ hơn về cấu trúc, cách tìm cũng như triển khai ý nhé.

Đề bài: Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý số 1
II. Dàn ý số 2
III. Dàn ý số 3
IV. Dàn ý số 4
V. Dàn ý số 5
VI. Dàn ý số 6
VII. Bài văn mẫu

dan y phan tich bai tho chieu toi cua ho chi minh

Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh hay, đầy đủ ý
 

I. Dàn ý phân tích bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh ngắn gọn, mẫu số 1 (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

* Khái quát chung:

- Bài thơ “Chiều tối” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong tập “Nhật kí trong tù” của Bác.
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1942, khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và áp giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (Trung Quốc), bài thơ được sáng tác trong một buổi chiều chuyển ngục.

a. Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên núi rừng

* Điểm nhìn: hướng tầm mắt lên không trung

* Hình ảnh cánh chim trời:

- Trong thi ca xưa, cánh chim thường đại diện cho sự cô đơn, lạc lõng, mất phương hướng.
- Trong thơ Bác:

+ Cánh chim đang bay về tổ sau một ngày dài vất vả kiếm ăn.

→ Khắc họa sự sống gần gũi, bình yên.

+ Cánh chim “mỏi”: vừa thấy được sự chuyển động bên ngoài, vừa thể hiện được trạng thái bên trong của sự vật.

→ Thể hiện cảm nhận tinh tế của Bác.

→ Hình ảnh thơ mang màu sắc tâm trạng: Tấm lòng đồng cảm giữa Bác với cảnh vật thiên nhiên: sau một ngày chịu đày ải, Người muốn được dừng chân nghỉ ngơi.

* Hình ảnh chòm mây:

- Trong văn học cổ điển: Là chất liệu quen thuộc trong thi ca cổ điển.
- Trong thơ Bác:

+ “Cô vân”: lẻ loi, cô đơn giữa bầu trời.
+ Từ “mạn mạn” diễn tả sự chậm rãi trong cách di chuyển của chòm mây.

→ Gợi không gian cao rộng, khoáng đạt.
→ Gợi bước chân chậm rãi, ung dung và sự thư thái, ung dung trong tâm hồn.
→ Nhấn mạnh và làm nổi bật tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Hồ Chí Minh trong chuỗi ngày bị đày ải.

b. Hai câu thơ sau -  Hình ảnh con người trong lao động

* Điểm nhìn: mặt đất

→ Đưa người đọc từ không gian thiên nhiên về với đời sống con người, từ trên cao dịch chuyển xuống dưới mặt đất.

* Hình ảnh cô gái xay ngô:

- Hình ảnh con người trong lao động trở thành trung tâm bài thơ.
- Điệp ngữ liên hoàn và đảo từ: “ma bao túc” → “bao túc ma”:

+ Khắc họa vòng quay liên tục, nhịp nhàng của cối xay.
+ Thể hiện sức sống, sự khỏe khoắn của người lao động.

* Hình ảnh lò than rực hồng:

- Khi cô gái vừa kết thúc công việc xay ngô thì lò than đã rực hồng, đánh dấu sự chuyển đổi từ chiều tối sang tối hẳn.
- Từ “hồng”:

+ Trở thành nhãn tự của bài thơ hai mươi tám chữ.
+ Làm sáng rực cả bài thơ, xua đi cái không khí tối tăm, hiu quạnh miền rừng núi và nỗi cô đơn trong lòng Người.
+ Đại diện cho màu của lí tưởng cách mạng trong người chiến sĩ, ấm nóng, tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng vượt qua nghịch cảnh tối tăm để vụt sáng.

→ Đặc trưng thơ của Hồ Chí Minh: Sự vận động từ bóng tối sang ánh sáng, luôn tích cực và tươi sáng.

c. Đánh giá

- Về nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người cũng như tinh thần lạc quan, ung dung của Bác trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn.
- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng bút pháp trữ tình tinh tế.
+ Kết hợp giữa màu sắc cổ điển và hiện đại.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị bài thơ.


II. Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối ngắn nhất, mẫu số 2 (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Bức tranh thiên nhiên rừng núi:

 “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”:

- Hình ảnh cánh chim trời:
+ Trong thi ca xưa cánh chim bay lạc giữa không trung thường đại diện cho sự cô đơn, lạc lõng, mất phương hướng.
+ Trong Chiều tối cánh chim mang màu sắc hiện đại hơn khi nó có nơi chốn để về sau một ngày dài vất vả kiếm ăn, đó là tổ ấm hạnh phúc.
+ Tinh tế cảm nhận được sự mỏi mệt ẩn chứa trong từng nhịp vỗ cánh xuất phát từ tấm lòng đồng cảm của tác giả với cánh chim, như những người đồng cảnh ngộ.

"Cô vân mạn mạn độ thiên không"

- Hình ảnh chòm mây trong văn học cổ điển:
+ Một trong những chất liệu quen thuộc trong thi ca cổ điển, bộc lộ tinh thần tự do, tự tại, phiêu bồng, thoát ly.
+ Bộc lộ sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh chòm mây trong thơ Bác:
+ Hai từ “mạn mạn” diễn tả sự chậm rãi trong cách di chuyển của chòm mây → Bước chân chậm rãi, ung dung.
+ Hai từ “thiên không” tức là bầu trời quang đãng, sạch sẽ, trong trẻo như chính tấm lòng người chiến sĩ cách mạng, không bị trói buộc giam cầm bởi những thứ tầm thường.
=> Nhấn mạnh và làm nổi bật tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Hồ Chí Minh trong chuỗi ngày bị giam cầm.

b. Hình ảnh con người trong lao động:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”

- Hình ảnh cô gái xay ngô:
+ Con người trong lao động trở thành trung tâm của bài thơ.
+ Giản dị, đời thường nhưng lại bộc lộ sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ trong công cuộc lao động.
→ Giữa hoàn cảnh khắc nghiệt, Người vẫn luôn hướng về cuộc sống, về con người với một tình yêu tha thiết.

 “Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”:

- Khi cô gái vừa kết thúc công việc xay ngô thì lò than cũng đã rực hồng, đánh dấu sự chuyển đổi từ chiều tối sang tối hẳn.
- Từ “hồng” đã trở thành nhãn tự cho cả bài thơ hai mươi tám chữ.
+ Từ “hồng” dường như làm rực sáng cả bài thơ, xua đi cái không khí tối tăm, hiu quạnh miền rừng núi.
=> Đặc trưng thơ của Hồ Chí Minh: luôn tích cực và tươi sáng, luôn hướng về ánh sáng.
- Từ “hồng” còn chính là đại diện cho màu của lý tưởng cách mạng trong người chiến sĩ, ấm nóng, tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng vượt qua nghịch cảnh tối tăm để vụt sáng. Ấy chính là chất thép ẩn hiện trong thơ Hồ Chí Minh, tinh tế và nhiều ý vị.

3. Kết bài:

 Nêu cảm nhận chung.
 

III. Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh đầy đủ ý, mẫu số 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu về tập thơ "Nhật kí trong tù" và bài thơ Chiều tối:
+ "Nhật kí trong tù" là tập thơ bằng chữ Hán được Bác viết trong thời kì bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam.
+ Chiều tối là bài thơ tiêu biểu trong tập "Nhật kí trong tù"

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác: Cuối mùa thu năm 1942 khi Người bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên.

- Bức tranh thiên nhiên (2 câu thơ đầu):

+ Cánh chim bay trong buổi hoàng hôn gợi lên sự nhỏ bé giữa một không gian rộng lớn của cả cánh rừng.
+ Chòm mây trôi lững lờ, cô đơn, lẻ loi.
+ Thi liệu thơ Đường với hình ảnh ước lệ đó cũng diễn tả sự vận động tinh tế của thời gian, cảnh vật khi chiều tà buông xuống nơi đất khách.
=> Bức tranh thiên nhiên núi rừng buổi chiều tà được gợi tả qua một vài chi tiết nổi bật đã làm hiện lên một tâm hồn thi sĩ: tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời tha thiết.

- Bức tranh cuộc sống (2 câu thơ sau)

+ Con người đã xuất hiện đẩy lùi đi nỗi buồn của người tù "sơn thôn thiếu nữ"
+ Bác đã có cái nhìn từ bao quát toàn cảnh đến chi tiết, từ xa đến gần, từ bầu trời xuống mặt đất để thấy được cuộc sống con người xóm núi.
+ Vòng quay của cối xay ngô cứ lặp đi lặp lại đều đều gợi vòng tuần hoàn của thời gian, cuộc sống.
+ Biện pháp nghệ thuật điệp liên hoàn đầu cuối này cũng thể hiện sự tuần hoàn của thời gian, vũ trụ.
+ "Hồng" là nhãn tự, là điểm bừng sáng của bài thơ, hình tượng thơ có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui.
→ Lò than ấy cũng thắp sáng lên một niềm tin cách mạng mãnh liệt, cách mạng nhất định sẽ thắng lợi.

3. Kết bài

Cảm nhận chung


IV. Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

- Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, giữa tâm hồn của người chiến sĩ và thi sĩ luôn luôn được thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc.
- Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu và độc đáo nhất.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào cuối thu năm 1942, khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và áp giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (Trung Quốc), trong một buổi chiều chuyển ngục.

- Bức tranh thiên nhiên núi rừng trong hai câu thơ đầu:
+ Hình ảnh cánh chim là thi liệu vốn rất quen thuộc trong thơ cổ, nhưng vào trong thơ Bác lại xem lẫn cả nét hiện đại. Cánh chim mỏi mệt, tìm chốn ngủ có sự tương đồng với tình cảnh của Bác.
+ Hình ảnh chòm mây trôi lơ lửng, cũng là thi liệu cổ điển, gợi sự ung dung, tự tại, nhưng đồng thời mang nét hiện đại bộc lộ tâm trạng của người tù (lẻ loi, cô đơn).

- Bức tranh cuộc sống sinh hoạt:
+ Vẻ đẹp của con người: Sự tươi trẻ khỏe khoắn của người thiếu nữ, vẻ đẹp của cuộc sống lao động bình dị => Quan điểm mỹ học mới về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
+ Vẻ đẹp của sự sống: Là sự kết hợp giữa nét vẽ cổ điển (lấy sáng tả tối, hình ảnh lò than rực hồng) và nét vẽ hiện đại (sự chuyển đổi thời gian, không gian, cảm giác).

3. Kết bài

- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Lạc quan, hướng về sự sống và ánh sáng, lòng nhân ái gắn liền với lòng yêu thiên nhiên.
- Bút pháp gợi tả thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, kết hợp hài hòa các yếu tố cổ điển, hiện đại.


V. Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 5 (Chuẩn)

1. Mở bài

Bài thơ" Chiều tối" là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

* Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng:
- Cánh chim trên bầu trời kia sau ngày dài kiếm ăn mỏi mệt, bay về tổ ấm của mình để nghỉ ngơi.
- Chòm mây lơ lửng trôi nhẹ nhàng, bình yên đến vậy mà sao gợi nỗi buồn mênh mang
- Không gian cao rộng
=> Phải chăng thiên nhiên ấy đang chất chứa nỗi lòng của người tù cách mạng đang một mình đơn độc giữa núi rừng bạt ngàn nơi đây, lấy cánh chim với đám mây kia làm người bạn tâm giao gửi gắm nỗi lòng

* Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người:
- Cảnh vật và con người hòa quyện vào nhau
- Một bức tranh sinh hoạt bình dị, đời thường mà khoẻ khoắn, gợi nét sinh động trong đời sống nhân dân.
- Chữ "hồng" trở thành nhãn tự của bài thơ.

3. Kết bài

Đọc bài thơ "Chiều tối" em càng thêm khâm phục Bác, càng trân quý tự do và hoà bình hôm nay. Và tự hứa với lòng, dù trong khó khăn thử thách của cuộc sống vẫn không nản chí, giữ vững tinh thần lạc quan và niềm tin tất thắng.


VI. Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 6

1. Mở bài

- Giới thiệu qua về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài "Chiều tối"

Ví dụ:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già vĩ đại của dân tộc, Người đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến vì dân, vì nước. Thật vậy trong suốt cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của mình Bác đã phải chịu vô vàn khó khăn, vô số lần vướng vào cảnh ngục tù vì lí tưởng to lớn của mình. Nhưng dù có bị đọa đày, khổ cực đến đâu thì trong Bác vẫn sáng ngời tình yêu thiên nhiên và tình yêu con người. "Chiều tối" là tác phẩm được viết khi Bác chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Đó là một bài thơ chứa đựng bao tâm tư, xúc cảm của Bác cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mà Bác cảm nhận được trong những ngày chuyển lao gian khổ.

2. Thân bài

- Hai câu thơ đầu :
+ Cảnh núi non hùng vĩ, bao la
+ khung cảnh những cánh chim về tổ cùng với sự tĩnh mịch của chiều tà gợi cảm giác buồn, nhớ nhà
+ Hình ảnh những đám mây trôi trên bầu trời rộng lớn gợi sự mênh mông, rộng lớn của không gian, đối nghịch với con người nhỏ bé
+ Thể thất ngôn tứ tuyệt
--> Khát vọng tự do, khát khao tự do để trở về quê hương tiếp tục con đường cứu nước

- Hai câu sau:
+ Cảnh sinh hoạt của người dân miền núi
+ Màu sắc cổ điển kết hợp với chất thơ hiện đại
+ Vẻ đẹp của con người lao động
+ Thể hiện cái nhìn quan tâm, đồng cảm với người lao động
+ Lò than hồng tạo nên điểm nhấn cho bài thơ

3. Kết bài

- Khẳng định lại cảm nhận về bài thơ .

Ví dụ:

Khép lại tác phẩm nhưng ta vẫn thấy đâu đó xung quanh đây là tâm trạng, là nỗi lòng của một người yêu thiên nhiên, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thời gian cứ vô tình trôi qua, tháng năm qua đi và cuối cùng Bác đã hoàn thành tâm nguyện giải phóng dân tộc của mình. Giờ đây Người đã đi xa nhưng huyền thoại về người và những đức tính tốt đẹp ấy sẽ còn đọng lại ngàn đời.


VII. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

Bên cạnh một sự nghiệp chính trị vẻ vang Hồ Chí Minh còn có một sự nghiệp sáng tác rất mực đồ sộ và đáng quý. Có thể nói rằng xuyên suốt chặng đường cách mạng lắm gian lao, thì việc sáng tác văn thơ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, luôn đồng hành trong suốt hành trình giải phóng dân tộc của Bác. Với lối văn thơ trữ tình chính trị đậm nét, các tác phẩm của Hồ Chí Minh, không chỉ cổ vũ tinh thần yêu nước, đả kích quân thù, mà trong đó còn ẩn chứa những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của vị lãnh tụ vĩ đại. Chiều tối (Mộ) là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh, không chỉ bộc lộ những vất vả khó khăn mà Người đã phải trải qua trong quá trình làm cách mạng mà quan trọng hơn hết qua đó chúng ta thấy những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của người thi sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, vừa về nước chưa được bao lâu, Hồ Chí Minh lại tiếp tục sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Sau nửa tháng đi bộ, vượt rừng đầy vất vả,...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài văn mẫu Phân tích Chiều tối tại đây.

-------------------------HẾT--------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-chieu-toi-cua-ho-chi-minh-64380n.aspx
Trên đây là một vài mẫu Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh. Tùy vào ý định của mình, em có thể lựa chọn những cách triển khai khác nhau. Tuy nhiên, em cũng vẫn cần đảm bảo được tính logic, hợp lí của bài. Đồng thời chỉ ra được dụng ý nghệ thuật mà tác giả gửi gắm qua từng hình ảnh, câu thơ. Ngoài nghị luận văn học, em cũng có thể tham khảo thêm những bài văn hay lớp 11 đặc sắc khác trên Taimienphi.vn để nâng cao khả năng làm văn của mình nhé. 

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh siêu hay, ngắn gọn
Vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối
Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối
Phân tích bài thơ Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh
Từ khoá liên quan:

dan y phan tich bai tho chieu toi

, dan y phan tich bai tho chieu toi cua ho chi minh, dan y phan tich bai tho chieu toi chi tiet,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Chiều tối

    Sơ đồ bài thơ Mộ Hồ Chí Minh

    Nếu em chưa biết cách xây dựng Sơ đồ tư duy Chiều tối, một tác phẩm đặc sắc của Hồ Chí Minh, vậy em có thể tham khảo bài mẫu của chúng tôi dưới đây để dễ dàng hơn trong việc ôn luyện, củng cố lại các kiến thức về bài thơ này đạt hiệu quả nhất.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách chỉnh độ nhạy OB47 FF Full Đỏ, Auto Headshot chuẩn

    Để cải thiện khả năng ngắm, di chuyển và hạ gục đối thủ dễ dàng hơn, Taimienphi sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh độ nhạy OB47 chuẩn nhất.