"Chiều tối" là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật nên việc tìm hiểu và phân tích của người học sẽ gặp ít nhiều những khó khăn. Để giúp đỡ các bạn hoàn thành bài phân tích chi tiết, đặc sắc, chúng tôi đã tuyển chọn và giới thiệu đến các bạn bài lập dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
Đề bài: Lập dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối
Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối
I. Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối
1. Mở bài
- Giới thiệu qua về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài "Chiều tối"
Ví dụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già vĩ đại của dân tộc, Người đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến vì dân, vì nước. Thật vậy trong suốt cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của mình Bác đã phải chịu vô vàn khó khăn, vô số lần vướng vào cảnh ngục tù vì lí tưởng to lớn của mình. Nhưng dù có bị đọa đày, khổ cực đến đâu thì trong Bác vẫn sáng ngời tình yêu thiên nhiên và tình yêu con người. "Chiều tối" là tác phẩm được viết khi Bác chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Đó là một bài thơ chứa đựng bao tâm tư, xúc cảm của Bác cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mà Bác cảm nhận được trong những ngày chuyển lao gian khổ.
2. Thân bài
- Hai câu thơ đầu :
+ Cảnh núi non hùng vĩ, bao la
+ khung cảnh những cánh chim về tổ cùng với sự tĩnh mịch của chiều tà gợi cảm giác buồn, nhớ nhà
+ Hình ảnh những đám mây trôi trên bầu trời rộng lớn gợi sự mênh mông, rộng lớn của không gian, đối nghịch với con người nhỏ bé
+ Thể thất ngôn tứ tuyệt
--> Khát vọng tự do, khát khao tự do để trở về quê hương tiếp tục con đường cứu nước
- Hai câu sau:
+ Cảnh sinh hoạt của người dân miền núi
+ Màu sắc cổ điển kết hợp với chất thơ hiện đại
+ Vẻ đẹp của con người lao động
+ Thể hiện cái nhìn quan tâm, đồng cảm với người lao động
+ Lò than hồng tạo nên điểm nhấn cho bài thơ
3. Kết bài
- Khẳng định lại cảm nhận về bài thơ .
Ví dụ:
Khép lại tác phẩm nhưng ta vẫn thấy đâu đó xung quanh đây là tâm trạng, là nỗi lòng của một người yêu thiên nhiên, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thời gian cứ vô tình trôi qua, tháng năm qua đi và cuối cùng Bác đã hoàn thành tâm nguyện giải phóng dân tộc của mình. Giờ đây Người đã đi xa nhưng huyền thoại về người và những đức tính tốt đẹp ấy sẽ còn đọng lại ngàn đời.
>> Xem thêm các mẫu Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối tại đây.
II. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối
Nhận xét về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Quy luật thống nhất giữa cách mạng và thơ ca chân chính đã khiến cho Bác Hồ trong khi đào luyện mình thành một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã cùng lúc, ngoài ý muốn của Người, tự chuẩn bị cho mình những điều kiện để trở thành một nhà thơ lớn”. Đây là tập thơ bằng chữ Hán được Bác viết trong thời kì bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ này là bài thơ “Chiều tối”.
“Chiều tối” được sáng tác trong hoàn cảnh Người bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào thời gian cuối mùa thu năm 1942. Khó khăn, thử thách không thể làm chùn bước chân của người chiến sĩ. Bác làm thơ để “ngâm ngợi cho khuây” và cũng là để đợi đến ngày được tự do. Những vần thơ của Người không chỉ “mênh mông bát ngát tình” (Hoàng Trung Thông) mà đó còn là những vần thơ thép, thể hiện một tinh thần thép...(Còn tiếp)
https://thuthuat.taimienphi.vn/lap-dan-y-phan-tich-bai-tho-chieu-toi-42245n.aspx
>> Bài văn mẫu Phân tích Chiều tối của Hồ Chí Minh.