Dàn ý cảm nhận về bài thơ Chiều tối, mẫu số 1

Bài mẫu dàn ý cảm nhận về bài thơ Chiều tối, mẫu số 1 dưới đây chắc chắn là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em học sinh hỗ trợ đắc lực em trong quá trình em hoàn thiện yêu cầu này. Các em có thể tham khảo để bổ sung cho dàn ý của mình đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý cảm nhận về bài thơ Chiều tối

1. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ: “Chiều tối” được Hồ Chí Minh sáng tác vào cuối thu năm 1942 khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ, bài thơ thể hiện được tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người cùng ý chí, tinh thần thép của Bác trong hoàn cảnh xiềng xích, mất tự do.

2. Thân bài
- Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên
+ Bức tranh thiên nhiên chiều tối được Bác gợi mở với hình ảnh cánh chim mỏi mệt, là đám mây trắng đơn độc.
=> Một khung cảnh rừng núi rộng lớn, choáng ngợp nhưng lại tịch mịch, quạnh quẽ khi hoàng hôn. 
+ Bác Hồ đã sử dụng những thi liệu đậm màu sắc cổ điển ấy để làm cầu nối thể hiện nỗi buồn xa xứ, tâm trạng cô đơn của người cộng sản khi phải lưu lạc nơi đất khách.
- Hai câu thơ sau: Bức tranh sự sống
+ Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô không chỉ gợi ra cái khỏe khoắn của con người trong công việc lao động mà còn phản chiếu bức tranh đời sống bình dị mà ấm áp.
+ Chữ “hồng” được coi là nhãn tự của bài thơ bởi sự xuất hiện của lò than rực hồng đã xua đi bóng tối và sự lạnh lẽo của khung cảnh rừng núi.
+ Hai câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu cuộc đời và sự lạc quan của Bác ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thử thách nhất.

3. Kết bài
- Khái quát ngắn gọn giá trị bài thơ
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Chiều tối

Một tác phẩm hay là tác phẩm hàm chứa giá trị tư tưởng sâu sắc. Ở đó, ta không chỉ thấy được tài năng của người viết mà còn chứa đựng cả một tâm hồn, một cốt cách của thi nhân. Bài thơ Chiều tối là một bài thơ như thế, Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu của đất nước, một nhà thơ của dân tộc mang một tình cảm lớn lao với Tổ Quốc đã viết nên những vần thơ chạm vào đáy hồn nhân thế. Mà có lẽ, bài thơ còn giá trị cho đến tận mãi về sau.

"Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây nhẹ giữa tầng không"

Sau ngày dài kiếm ăn, từng đàn chim nối đuôi nhau trở về nơi rừng mong tìm chốn nghỉ ngơi.Cánh chim mỏi mệt đập nhẹ giữa không trung trong buổi chiều tàn. Chòm mây cô độc trôi lững lờ giữa khoảng không vô định, cảnh vật tuy nhẹ nhàng nhưng mang một nỗi buồn man mác...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài văn Cảm nhận bài thơ Chiều tối tại đây.

---------------------HẾT------------------------

Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11 tuần học thứ 23. Trên đây là Dàn ý cảm nhận về bài thơ Chiều tối, mẫu số 1. Để củng cố thêm kỹ năng viết bài phân tích, cảm nhận. Chúng tôi mời các bạn đón đọc thêm những bài viết như: Phân tích bài thơ Chiều tối, Cảm nhận về bài thơ Chiều tối, Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, Soạn văn lớp 11 - Chiều tối;...

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-bai-tho-chieu-toi-mau-so-1-48353n.aspx
 


Tác giả: An Nguy     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về bài thơ Chiều tối
Dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ Chiều tối
Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 3
Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên, mẫu số 1
Từ khoá liên quan:

Dan y cam nhan ve bai tho Chieu toi mau so 1

, dan y cam nhan cua em ve bai tho chieu toi, dan y cam nghi ve bai tho chieu toi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Sang thu

    Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

    Phân tích bài thơ Sang thu là đề bài tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 yêu cầu các em học sinh phải nêu cảm nhận của mình về nội dung bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. Một số bài văn mẫu đề bài phân tích bài thơ Sang thu hay nhất được Taimienphi.vn tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài làm tập làm văn của mình và đạt được điểm số cao.

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Lời bài hát Chúng ta của tương lai - Sơn Tùng M-TP

    Ca khúc Chúng ta của tương lai một sản phẩm âm nhạc mới của Sơn Tùng M-TP đang làm chao đảo bảng xếp hạng âm nhạc trong và ngoài nước với giai điệu vô cùng bắt tai. Cập nhật ngay lời bài hát Chúng ta của tương lai để cùng ngân nga theo ca khúc này bạn nhé.