Dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Dựa vào những kiến thức đã học của bản thân, các em cùng thực hành xây dựng dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để trình bày những nhận xét, đánh giá của bản thân về cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y binh giang bai tho chieu toi

Dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
 

II. Dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

1. Mở bài

- Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị tài ba, một nhà cách mạng với hệ tư tưởng tiến bộ, người mở đường và dìu dắt cách mạng Việt Nam đi đến đến thắng lợi mà chúng ta còn nhắc đến Bác như một nhà văn, nhà thơ xuất sắc với nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam.
- Chiều tối là một trong những tác phẩm in đậm dấu ấn sáng tác của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sáng tác:
- Chiều tối (Mộ) là bài thơ số 31 trong tổng số 134 bài thơ của tập Nhật ký trong tù, sáng tác vào buổi chiều cuối thu năm 1942 khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và áp giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.

* Hai câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên núi rừng được gợi ra bằng những nét chấm phá mang phong cách Đường thi xen lẫn nét hiện đại.
- Hình ảnh cánh chim:
+ Cổ điển: Là thi liệu quen thuộc vẫn xuất hiện trong nhiều tác phẩm thi ca, cánh chim với ánh hoàng hôn kết hợp với nhau tạo ra bóng chiều.
=> Gợi ra những cảm xúc từ sâu tận trong tâm hồn, nỗi buồn nhớ quê hương, nhớ nhà tha thiết lại càng hiện lên rõ nét hơn cả.
+ Hiện đại: Hình ảnh cánh chim không phải bất định mà có phương hướng rõ ràng "về rừng tìm chốn ngủ", được cảm nhận ở trạng thái vận động bên trong, cánh chim mỏi mệt.
=> Sự tương đồng với cảnh ngộ của nhà thơ, cánh chim tuy mỏi mệt nhưng nó vẫn còn có tự do tung cánh, có tổ ấm tìm về, còn Bác bị gông cùm xiềng xích, cũng chẳng có nơi chốn chờ đợi, đầy xót xa.
- Hình ảnh chòm mây:
+ Cổ điển: Hình ảnh ước lệ tượng trưng thường xuất hiện trong thơ xưa, gợi nên sự tự do, thanh cao phiêu diêu không vướng bụi trần, gợi nên sự khắc khoải của con người trước cõi hư vô.
+ Hiện đại: Sự cô đơn lẻ loi của chòm mây được nhấn mạnh ở việc chòm mây trôi lững lờ giữa tầng không, gợi sự liên tưởng tương đồng với cảnh ngộ của tác giả, vô định và mất phương hướng.

* Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người:
- Hình ảnh con người hiện lên là trung tâm của cả bài thơ, là tổng hòa của vẻ đẹp tuổi trẻ, căng tràn sức sống, vẻ đẹp của công việc lao động đời thường, bình dị, vẻ đẹp của quan điểm mỹ học tiến bộ và đặc sắc của Hồ Chí Minh, là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
- Sự kết hợp giữa nét vẽ cổ điển và hiện đại, bút pháp cổ điển lấy sáng tả tối thông qua hình ảnh "lò than đã rực hồng".
- Nét hiện đại thông qua từ "hồng" nhãn tự của bài thơ, chuyển từ trạng thái cô đơn, lạc lõng sang cảm giác được sum vầy, đoàn tụ của gia đình bên bếp lửa, yên vui, ấm áp vô cùng, đồng thời dịch chuyển từ nỗi buồn phảng phất trong tâm hồn thi sĩ sang niềm vui rực sáng cả tâm hồn.
=> Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, biến gian khó thành niềm vui, biến những cái bình thường, dung dị thành điểm tựa tinh thần vững chắc.

3. Kết bài

- Tổng kết lại giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ.
 

II. Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị tài ba, một nhà cách mạng với hệ tư tưởng tiến bộ, người mở đường và dìu dắt cách mạng Việt Nam đi đến đến thắng lợi. Mà chúng ta còn nhắc đến Bác như một nhà văn, nhà thơ xuất sắc với nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam, nét riêng trong thơ của Bác đã từng được Bác tâm sự rằng "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp/Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông/Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong". Trong số 134 bài thơ của tập Nhật ký trong tù chúng ta đều nhận thấy hai yếu tố kết hợp hài hòa với nhau là chất thép và chất trữ tình ẩn hiện trong mỗi vần thơ, đại diện cho tâm hồn của người chiến sĩ và tâm hồn của người thi sĩ cùng hòa quyện, song hành với nhau. Điều này được thể hiện rõ và đặc sắc nhất trong bài thơ Chiều tối, mà ở đó ta thấy hiện lên một tâm hồn chiến sĩ hội tụ nhiều vẻ đẹp. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và đặc biệt là tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên trên tất cả những khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống tù đày, khổ ải được thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế.

Chiều tối (Mộ) là bài thơ số 31 trong tổng số 134 bài thơ của tập Nhật ký trong tù, sáng tác vào buổi chiều cuối thu năm 1942 khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và áp giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh tại đây.

------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-binh-giang-bai-tho-chieu-toi-cua-ho-chi-minh-53072n.aspx
Sau khi đón đọc Dàn ý Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu lớp 11 như: Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù; Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến; Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao; Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát; Phân tích Bài ca ngất ngưởng;... 

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Bình giảng bài thơ Tảo giải (Hồ Chí Minh)
Dàn ý bình giảng bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy
Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối
Bình giảng bài thơ Chiều tốì
Từ khoá liên quan:

Dan y binh giang bai tho Chieu toi cua Ho Chi Minh

, dan y binh giang chieu toi cua ho chi minh, dan y phan tich bai tho chieu toi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Chiều tối

    Sơ đồ bài thơ Mộ Hồ Chí Minh

    Nếu em chưa biết cách xây dựng Sơ đồ tư duy Chiều tối, một tác phẩm đặc sắc của Hồ Chí Minh, vậy em có thể tham khảo bài mẫu của chúng tôi dưới đây để dễ dàng hơn trong việc ôn luyện, củng cố lại các kiến thức về bài thơ này đạt hiệu quả nhất.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Lời chúc sinh nhật tháng 12 dành cho bạn trai, bạn gái

    Bạn hãy chọn những lời chúc sinh nhật tháng 12 ý nghĩa nhất để gửi đến người thân, bạn bè, để ngày đặc biệt của họ thêm ấm áp và trọn vẹn.