Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối

Chiều tối của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. Xác định và chỉ ra được vai trò của những yếu tố cổ điển, hiện đại trong bài thơ giúp cho việc tiếp cận, phân tích bài thơ Chiều tối có định hướng và hiệu quả hơn. Các em hãy cùng theo dõi bài Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối để có thêm những gợi ý hay cho bài viết nhé.

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
   1. Mở bài
   2. Thân bài
   3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

phan tich ve dep co dien va hien dai cua bai tho chieu toi

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối
 

Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

I. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối

1. Mở bài

Bài "Chiều tối" trích trong tập thơ "Nhật ký trong tù" là một bài thơ không chỉ mang đến thành công về mặt nội dung mà còn cho thấy tài năng của tác giả về nghệ thuật trong việc sử dụng kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại.
 

2. Thân bài

-Yếu tố cổ điển:

+ Thể hiện qua hình ảnh thơ quen thuộc: Cánh chim, chòm mây, con người.
+ Thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình: bộc lộ tâm trạng quá thiên nhiên.
+ Thể hiện qua thời gian nghệ thuật.
+ Thể hiện qua bút pháp điểm xuyết- nhãn tự "hồng".

-Yếu tố hiện đại:

+ Thể hiện qua tâm trạng nhân vật trữ tình: buồn mà không bị lụy, hành động và cố gắng.
+ Hình ảnh hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động, con người nổi bật là trung tâm tác phẩm.
+ Tinh thần lạc quan trong gian khó của Bác Hồ.
+ Tứ thơ vận động theo sự phát triển.
 

3. Kết bài

Khái quát về giá trị của bài thơ

 

II. Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối

"Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh có đóng góp rất lớn vào thành tựu của văn học Việt Nam. Những vần thơ được Bác viết chan chứa tình thần dân tộc, lòng yêu đất nước hoà quyện với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động. Như Tố Hữu cũng đã từng viết:

" Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"

Chiều tối là một trong những bài thơ xuất sắc nhất được trích từ tập Nhật kí trong tù. Bài thơ không chỉ thành công trong việc tái hiện chân dung người chiến sĩ cách mạng với tinh thần lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào cách mạng mà còn thể hiện được tài năng nghệ thuật xuất chúng của Hồ Chí Minh khi kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại trong cùng một bài thơ, mang đến một "hơi thở" mới cho thơ ca Việt Nam.

Thứ nhất, yếu tố cổ điển trong bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh thơ quen thuộc, được sử dụng nhiều trong thơ ca cổ điển. Đó là cánh chim trong một buổi chiều xa xăm, là áng mây trôi nhẹ lững lờ:

" Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

Cánh chim mỏi sau ngày dài chao liệng trên bầu trời cũng về rừng ra tìm chốn nghỉ ngơi như con người vậy, sau bao vất vả, mệt nhọc cũng mong có chốn để dừng chân, thư thả. Chòm mây chiều cô độc trôi đi một cách vô định. Cảnh đượm buồn như nỗi lòng người thi sĩ, có mệt mỏi, có buồn thương và cả sự cô đơn lạc lõng nơi đất khách quê người. Bút pháp "tả cảnh ngụ tình" trong thơ cổ cũng được Bác vận dụng đầy sáng tạo, lấy trạng thái của cảnh để bộc lộ những tâm sự, cảm xúc con người, như đại thi hào Nguyễn Du từng nói: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

Phải chăng, lúc này đây, trên con đường giải lao đầy gian khó, những gông cùm trĩu nặng trên đôi vai cùng trạng thái mất tự do về thể xác cũng khiến Bác có chút mỏi mệt, nỗi buồn vương, ưu tư vẫn còn nặng lòng mà mượn cảnh để nói lên những tâm sự của mình.

Yếu tố cổ điển còn được thể hiện qua thời gian nghệ thuật, đó là buổi chiều. Các nhà thơ xưa thường chọn buổi chiều để nói về nỗi nhớ và nỗi buồn. Cảnh chiều cũng thường gợi cho con người sự trống trải và nỗi khắc khoải trong lòng. Ở bây, Bác cũng đã chọn chiều tối để bộc lộ cảm xúc, dường như đây là khoảng thời gian thật nhất để nhân vật trữ tình thể hiện rõ những nội tâm của chính mình.

Bút pháp điểm xuyết trong thơ cổ cũng đc Bác vận dụng đầy tinh tế để làm nổi bật nội dung, tầng tư tưởng của bài thơ. Nguyễn Du trong truyện Kiều cũng đã sử dụng bút pháp này để miêu tả, làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp hài hoà của mùa xuân:

" Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Trong Chiều tối, chữ ' hồng" trở thành nhãn tự tạo nên nguồn sáng cho cả bài thơ. Sự xuất hiện của ánh lửa hồng đã xua đi cái lạnh lẽo, trống trải trong lòng người, đồng thời thắp lên ngọn lửa của niềm tin, của sức sống.

Yếu tố hiện đại được tác giả kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố cổ điển tạo nên nét nổi bật. Yếu tố hiện đại được thể hiện qua tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là một tâm trạng buồn nhưng không bị lụy, luôn lạc quan hướng về phía trước. Dù mệt mỏi nhưng vẫn không ngừng hành động, vẫn sẽ tiếp tục với hành trình của mình sau nghỉ ngơi. Từ hình ảnh thiên nhiên buồn đến hình ảnh con người lao động trong đời , ánh than rực hồng là sự phát triển mới mang tinh thần mới, tinh thần của niềm tin yêu vào một tương lai tươi sáng cho dân tộc, ngày mà mọi người dân được làm chủ cuộc đời mình, lao động sản xuất giữa bầu trời tự do. Yếu tố hiện đại còn được thể hiện rất rõ qua hình ảnh con người trong bài thơ, trong thơ cổ, con người thường rất nhỏ bé thu mình trước thiên nhiên rộng lớn, bao la để đặc tả nỗi cô đơn thì đến với chiều tối, hình ảnh cô em xóm núi hiện lên nổi bật trong lao động, dù công việc rất đỗi bình dị nhưng lại đầy thu hút. Cuối cùng, tinh thần hiện đại thể hiện qua quan niệm sống, cách sống của tác giả: Mạnh mẽ đối mặt, vượt qua gian khổ, thách thức, đối mặt với hiện tại khắc nghiệt bằng thái độ lạc quan, hướng về tương lai tương sáng. Trong khó khăn, vất vả, dẫu có đôi lúc mệt nhoài với thực tại sống bác không hề khuất phục, vẫn lạc quan với niềm tin lớn lao. Trong khó nhọc Bác lấy thơ ca làm bạn, lấy lý tưởng làm mục tiêu và lấy ý chí để tranh đấu.

Bác đã viết bài thơ "Chiều tối" bằng tất cả tình yêu với thiên nhiên, với con người Việt Nam. Từng khoảnh khắc của thời gian luôn được Bác trân trọng, từ "Giải đi sớm", đến "Chiều tối" hay "Ngắm trăng" đều thấy ở Người một tâm hồn rộng lớn với bao phẩm cách cao đẹp. Thơ Bác mãi là ánh sáng soi rọi cho mỗi người, mỗi quê hương dân tộc bước đi và phát triển.

------------------------HẾT----------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-ve-dep-co-dien-va-hien-dai-cua-bai-tho-chieu-toi-53629n.aspx
Chiều tối là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, bên cạnh bài Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối, để tìm hiểu chi tiết về bài thơ, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 12 khác như: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối, Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối, Vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối.

Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng
Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Chiều tối và Từ ấy
Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang
Từ khoá liên quan:

Phan tich ve dep co dien va hien dai cua bai tho Chieu Toi

, dan y phan tich ve dep co dien va hien dai cua bai tho chieu toi, phan tich bai tho chieu toi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích Thơ duyên

    Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

    Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

Tin Mới