Nếu em vẫn còn đang loay hoay chưa biết phải lựa chọn hay sắp xếp các ý chính như thế nào cho hợp lí trong dàn ý giá trị nội dung bài thơ Nói với con, một bài thơ sâu sắc, ý nghĩa về đề tài gia đình của nhà thơ Y Phương, vậy em có thể tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây để biết cách làm bài.
Dàn ý Phân tích bài thơ Nói với con
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Khái quát vài nét về nhà thơ Y Phương.
- Nêu vấn đề: Giới thiệu gắn gọn về tác phẩm Nói với con.
2. Thân bài
a) Mạch cảm xúc chủ yếu: Tình yêu thương sâu sắc của cha dành cho con thông qua những lời tâm sự, hồi tưởng, dạy bảo nhẹ nhàng mà thấm thía.
b) Phân tích cụ thể tác phẩm:
* Bốn câu đầu: "Chân phải bước tới cha... tiếng cười"
- Tiếng lòng hạnh phúc của cha khi nhắc về kỉ niệm thời thơ ấu của con: Tiếng con gọi "cha" đầu tiên, nụ cười đầu tiên của con....
=> Gợi nhắc quá khứ để gieo vào lòng con những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp, đó cũng chính là những kí ức đáng giá nhất cuộc đời con.
- Nhắn nhủ, nhắc nhở đến con về công lao và tình yêu thương vô bờ của cha mẹ dành cho con.
* 7 câu thơ tiếp: "Người đồng mình yêu lắm con ơi... đẹp nhất trên đời"
- Khắc họa vẻ đẹp của người dân tộc miền núi: "Người đồng mình yêu lắm con ơi" => Tấm lòng trân trọng, tự hào về những con người của quê hương xứ sở.
+ Những người lao động với đôi bàn tay thô sơ nhưng khéo léo, với trí óc sáng tạo => Góp phần làm nên nét văn hóa truyền thống của quê hương xứ sở.
+ Tuy sống trong điều kiện đầy khó khăn, vất vả nhưng tâm hồn họ vẫn rất đẹp, vẫn lạc quan, yêu đời.
- Tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương: "rừng cho hoa", "con đường cho những tấm lòng".
=> Mong con có thể ghi nhớ và khắc sâu vào lòng những gì thân thuộc nhất của quê hương.
* 13 câu thơ tiếp: "Người đồng mình thương lắm con ơi... quê hương thì làm phong tục"
- Vẻ đẹp của "người đồng mình" thể hiện ở ý chí và sức mạnh trong tâm hồn:
+ "cao", "xa": Tính từ gợi tả thời tiết và địa hình khắc nghiệt.
+ "Sống trên đá... nghèo đói": Sự kiên cường, mạnh mẽ, linh hoạt vượt qua mọi khó khăn gian khổ của những "người đồng mình".
- Họ dùng trí tuệ và sức mạnh của đôi bàn tay cần cù để ra sức kiến thiết "tự đục đá kê cao quê hương", làm thay đổi bộ mặt của vùng núi phía Bắc....
=> Con người và quê hương là hai nhân tố không thể tách rời, có ý nghĩa tương hỗ, kết hợp thành một thực thể thống nhất, tạo sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau.
* Kết thúc bài thơ: "Con ơi tuy thô sơ da thịt... nghe con"
- Lời dặn dò đầy thấm thía và đầy thương yêu của cha dành cho con.
- Người cha mong con lấy người đi trước làm tấm gương để noi theo.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Nói với con của Y Phương.
Xem bài mẫu: Phân tích bài thơ Nói với con.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-gia-tri-noi-dung-bai-tho-noi-voi-con-47251n.aspx
Bài thơ nói với con của tác giả Y Phương được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 tuần học thứ 24. Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mà tác giả Y Phương đã thể hiện. Cùng với bài dàn ý trên các em thường làm các bài soạn và văn mẫu khác như: Phân tích khổ 2 của bài thơ Nói với con, Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương, Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con, Soạn bài Nói với con ngắn gọn;...