Cáo bệnh bảo mọi người là bài thơ chứa đựng triết lí thiền, triết lí nhân sinh sâu sắc của Mãn Giác Thiền Sư. Qua dàn ý cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, hi vọng rằng các bạn hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị của bài thơ.
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
I. Dàn ý cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người (Chuẩn)
1. Mở bài
Bài thơ "Cáo tật thị chúng" là một bài thơ hay và đặc sắc của Mãn Giác Thiền Sư, mang đến cho thơ ca dân tộc một tác phẩm bất hủ và giàu giá trị.
2. Thân bài
* Quy luật của tự nhiên:
- Xuân đi trăm hoa rụng
- Xuân đến trăm hoa khoe sắc đua nở, khoe sắc
→ Sự phát triển và vận động của thời gian cũng như cuộc sống con người
+ Con người vốn không thể tránh khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, qua thanh xuân tươi đẹp rồi một ngày tuổi già cũng kề cận.
+ Khi già cả, bệnh tật thì "tịch" cũng là lẽ thường, không có gì phải xót xa, đau khổ hay đáng sợ cả.
→ Tất thảy mọi việc ta hãy đón nhận một cách thanh thản không nên quá vướng bận
+ Mai nở giữa buổi xuân tàn thể hiện được sức sống trường tồn theo thời gian
+ Cành mai ấy ẩn dụ cho cuộc đời thi sĩ, người bệnh mà tâm không bệnh, đối mặt với cái chết không đáng sợ, đáng sợ là một tâm hồn "chết" giữa mùa xuân.
→ Triết lý: Dù cuộc sống có bao khó khăn, vùi dập hay không như chúng ta định liệu thì vẫn phải giữ cho mình một khát khao sống, một nghị lực phi thường để vươn lên.
3. Kết bài
Bài thơ mang tư tưởng Phật giáo sâu sắc cho thấy một tâm hồn đẹp và thiết tha với đời sống của vị Thiền sư mãn giác.
II. Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người (Chuẩn)
Mãn Giác Thiền sư không chỉ là một vị quan triều đình với tài cao, đức độ được nhà vua trọng vọng mà còn là một thi sĩ với những hồn thơ đẹp chứa đựng nhiều ý vị sâu sắc. Bài thơ" Cáo tật thị chúng" đã đóng góp cho thơ dân tộc một tác phẩm bất hủ và giàu giá trị.
" Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai"
Quy luật tự nhiên vốn vẫn vậy, thời gian cứ thế xoay vòng, xuân đi rồi xuân đến là lẽ tự nhiên. Mùa xuân qua thì trăm hoa rụng cành, cây cối từ những chồi non nhú trở nên xanh tươi rồi thu đến, đông về thì rụng lá, trơ trọi giữa đất trời. Khi xuân đến, đất trời lại khoác lên mình một sức sống mới, trăm hoa đua nở, những chồi non của sự sống lại trỗi dậy vươn mình. Hai câu thơ đăng đối tạo nên nhịp điệu liền mạch, "khứ" - "đáo", "bách hoa lạc"- "bách hóa khai" như một sự phát triển và vận động của thời gian và cuộc sống con người, ý đồ của tác giả nhằm cho thấy được quy luật vận động của thiên nhiên...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
----------------------HẾT----------------------
Bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của Thiền Sư Mãn Giác, được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 vào tuần 15. Ngoài Dàn ý cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, để chuẩn bị tốt hơn nội dung kiến thức trọng tâm của bài học chúng tôi cung cấp cho các em một số bài tham khảo khác như: Phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người, Soạn bài: Cáo bệnh, bảo mọi người, Trình bày ý kiến thuyết phục mọi người.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-bai-tho-cao-benh-bao-moi-nguoi-50897n.aspx