Dàn ý cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo

Thông qua việc xây dựng dàn ý cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, người viết đã bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ cơ bản nhất của bản thân về cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, các bạn cùng tham khảo.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý Cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo

1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác phẩm Bình Ngô đại cáo
- Nêu cảm xúc và suy nghĩ chung về tác phẩm

2. Thân bài

a) Cảm nhận về phần đầu tác phẩm: Nguyễn Trãi nêu ra luận đề chính nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa
- Mệnh đề tư tưởng nhân nghĩa: 
+ "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân": Cần phải bảo vệ cuộc sống cho nhân dân, cho dân được sống trong thanh bình, hạnh phúc, yên ổn làm ăn 
+ "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo": Xuất phát từ điển cố trong kinh thư, là bậc quân vương thì phải tiêu trừ tham tàn bạo ngược, trừ hại cho dân
=> Quan điểm mới mẻ và tiến bộ: Nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, là yêu hòa bình
- Khẳng định sự tồn tại có độc lập chủ quyền của Đại Việt qua năm yếu tố: Có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán riêng, có truyền thống lịch sử riêng, chủ quyền riêng.
+ Các từ ngữ: "Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác" => Mang sắc thái khẳng định nhằm nhấn mạnh chân lí không dời đổi là nước Đại Việt ta là đất nước có chủ quyền độc lập. 
=> Nguyễn Trãi hoàn thiện quan niệm về một quốc gia, dân tộc

b) Cảm nhận về phần hai tác phẩm: Bản cáo trạng về tội ác của giặc Minh
 Tác giả đứng trên lập trường của dân tộc, lập trường nhân nghĩa để tố cáo sự tàn bạo của kẻ thù
- Tố cáo âm mưu cướp nước của giặc Minh: Mượn cớ "phù Trần diệt Hồ", "nhân", "thừa cơ" 
- Tội ác man rợn của kẻ thù:
+ Hành động diệt chủng tàn bạo: "Nướng dân đen... hầm tai vạ"
+ Hủy hoại môi trường sống: "nặng thuế khóa... đầm núi", "tàn hại... cây cỏ"
+ Coi người dân như những công cụ để phục dịch, vơ vét sản vật: "Người bị ép... mò ngọc"; "Kẻ... tìm vàng"
=> Giặc Minh đã triệt tiêu toàn bộ đường sống của người dân và tội ác của chúng là không thể dung tha "Ai bảo thần nhân chịu được"
- Nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ:
+ Nghệ thuật tương phản, đối lập giữa nhân dân với kẻ thù: Nhân dân nheo nhóc góa bụa, lao dịch vất vả còn quân thù "Thằng há miệng... chưa chán".
+ Sử dụng hình tượng gợi tả, gợi cảm "trúc Nam Sơn", "nước Đông Hải" - những cái vô cùng vô tận của tự nhiên để diễn tả tội ác của giặc
+ Giọng văn khi thống thiết, đau xót, khi đanh thép kết tội kẻ thù.

c) Cảm nhận về đoạn thơ tái hiện lại quá trình chinh phạt của nghĩa quân Lam Sơn chống kẻ thù
* Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa:
- Phía quân thù:
+ Lực lượng đông đảo
+ "hung đồ ngang dọc", thỏa sức tác oai tác quái, phô trương thanh thế
- Phía quân ta:
+ Lực lượng mỏng, yếu
+ Thiếu người tài ra giúp nước "Tuấn kiệt... lá mùa thu", thiếu quân lính, thiếu lương thực
+ Thứ duy nhất có là lòng yêu nước, lòng căm thù quân giặc sâu sắc "Tấm lòng cứu nước... phía tả"
=> Buổi đầu chống thù của nghĩa quân Lam Sơn vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng chúng ta có tinh thần kiên cường, bất khuất, đoàn kết "nhân dân bốn bể một nhà"...
* Vai trò của người lãnh đạo Lê Lợi vô cùng quan trọng:
- Lý tưởng cao đẹp
- Lòng căm thù sâu sắc
- Lòng quyết tâm, coi trọng nhân tài, coi trọng vai trò của nhân dân
- Khả năng thu phục lòng người, tài mưu lược hơn người
* Giai đoạn phản công quyết liệt và giành chiến thắng vẻ vang:
- Tiến đánh các vị trí khác nhau để giành lại các cứ điểm quan trọng: Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động...
- Kết quả trận chiến:
+ Quân ta: Càng đánh lại càng hăng, lần lượt giành thắng lợi ở các trận chiến, thừa thắng xông lên
+ Quân giặc: Liên tiếp bại trận phải bỏ chạy, "thây chất đầy nội", "kẻ bêu đầu, kẻ bỏ mạng...", quân sĩ tan tác, tinh thần sa sút, ngoan cố phản công cầu chi viện nhưng bị ta đánh cho tơi bời...
- Nghệ thuật trong đoạn thơ này: 
+ Nghệ thuật miêu tả giàu chất anh hùng ca
+ Sử dụng hình tượng đo bằng sự hùng vĩ, rộng lớn của thiên nhiên
+ Sử dụng nhiều động từ, tính từ 
+ Câu văn dài ngắn linh hoạt, nhịp điệu nhanh chậm rõ ràng.

d) Cảm nhận về đoạn cuối của tác phẩm: Tuyên bố chiến quả và khẳng định sức mạnh chính nghĩa
- Giọng văn trở nên trầm lắng tuyên bố chiến thắng, khẳng định nền độc lập dân tộc: "Xã tắc từ đây vững bền... đổi mới"
- Niềm tin về một tương lai tươi sáng: Đất nước bước vào kỉ nguyên mới
- Bài học lịch sử: Để vận nước được lâu bền, phải lấy dân làm gốc; lấy tư tưởng nhân nghĩa làm đầu, phải tuân theo "thiên mệnh"; ghi nhớ công lao của cha ông đã hi sinh cho Tổ quốc....

3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của toàn tác phẩm trong nền văn học dân tộc
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. 
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo được mệnh danh là áng thiên cổ hùng văn nghìn đời còn vang mãi, là áng văn chính luận mẫu mực và hơn tất cả nó còn là bản tuyên ngôn độc lập đầy tự hào của dân tộc. Tác phẩm được Nguyễn Trãi theo lệnh Lê Lợi viết vào năm 1428, là tác phẩm văn học có giá trị to lớn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, sự kiêu hùng dũng mãnh của nhân dân ta trong cuộc chiến chống quân Minh, đồng thời cũng phản ánh sự tàn bạo của quân thù khi giày xéo lên mảnh đất quê hương.

Cả bài cáo chia làm 4 phần chính được đánh số số thứ tự, mỗi phần bao hàm một nội dung, nhưng bao quát nhất vẫn là tấm lòng yêu nước thật nồng nàn và sâu sắc, cùng ý chí tự cường của nhân dân ta.

Ở phần đầu tiên, Nguyễn Trãi đã nêu ra luận đề chính nghĩa, để khẳng định nền độc lập của dân tộc đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, đồng thời nêu lên tư tưởng nhân nghĩa. Những lý luận, luận điểm được Nguyễn Trãi đưa ra một cách thật xác đáng, có dẫn chứng cụ thể. Trước hết ở mệnh đề tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi cho rằng "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", cần phải bảo vệ cuộc sống của nhân dân, cho nhân dân được sống trong thanh bình hạnh phúc, yên ổn làm ăn...(Còn tiếp)

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-bai-binh-ngo-dai-cao-46945n.aspx
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo tại đây.


Tác giả: An Nguy     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo
Dàn ý phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo
Cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1
Dàn ý Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Chứng minh Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn độc lập
Từ khoá liên quan:

dan y cam nhan bai binh ngo dai cao

, cam nhan doan 1 2 binh ngo dai cao cua nguyen trai, cam nhan ve binh ngo dai cao doan 1,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Đại cáo bình Ngô

    Giáo án điện tử bài Bình ngô đại cáo

    Bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc mẫu giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác giả, trong bài viết hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn mẫu Giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác phẩm để bạn có thêm tài liệu tham khảo bổ sung cho phần soạn giảng bài học này hoàn chỉnh hơn.

Tin Mới