Dàn ý cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo là là minh chứng hùng hồn cho chiến thắng chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta, bởi vậy mà tác phẩm mang cảm hứng chính nghĩa rõ nét. Các em học sinh hãy cùng tìm hiểu và phân tích qua dàn ý cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y cam hung ve chinh nghia trong binh ngo dai cao

Dàn ý cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo


I. Dàn ý cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm "Bình ngô đại cáo".
- Sơ lược về cảm hứng về chính nghĩa trong " Bình Ngô đại cáo", khẳng định chiến thắng của dân ta là chiến thắng tất yếu.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
- Nguyên nhân, hành động, mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn=> giương cao ngọn cờ chính nghĩa.
- Cuộc khởi nghĩa hợp với lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
- Sức mạnh của chính nghĩa làm nên sức mạnh của nghĩa quân.
- Trong suốt quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa, tư tưởng chính nghĩa luôn được đề cao.
- Chiến thắng vang dội của chính nghĩa và thất bại thảm hại của kẻ thù.
- Giọng văn hào sảng, đậm chất anh hùng ca tạo nên khí thế của quân ta, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Niềm tin vào tương lai thái bình , đó cũng là kết quả của cuộc đấu tranh chính nghĩa.

3. Kết bài

Khẳng định cảm hứng về chính nghĩa trong " Bình Ngô đại cáo"và suy nghĩ của bản thân.
 

II. Bài văn mẫu cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo (Chuẩn)

Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, từ muôn đời vẫn vậy. Dẫu có bị xâm lăng thì dân ta vẫn một lòng đấu tranh chống giặc, tinh thần bất khuất ấy luôn trường tồn. Cảm hứng về chính nghĩa trong " Bình Ngô đại cáo" là lời khẳng định cho tinh thần ấy. Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi truyền lời, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa vì nước, vì dân mà khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược và chiến thắng vẻ vang.

Tháng 11 năm 1428 không khí hào hùng của ngày vui độc lập bao trùm, quân ta đại thắng, quân giặc thua trận, rút về nước. Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo" tuyên bố nền độc lập dân tộc. Đây là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bản "Sông núi nước Nam" tương truyền của Lý Thường Kiệt, tuy có kế thừa nhưng đã bổ sung thêm những phương diện quan trọng để hoàn chỉnh, toàn diện, khẳng định tư cách độc lập, chủ quyền của quốc gia là chân lí thiêng liêng, không kẻ thù nào xâm phạm...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-hung-ve-chinh-nghia-trong-binh-ngo-dai-cao-51705n.aspx
 

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo
Cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1
Phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô
Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
Dàn ý cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo
Từ khoá liên quan:

dan y cam hung ve chinh nghia trong binh ngo dai cao

, dan y phan tich cam hung ve chinh nghia trong binh ngo dai cao, dan y tu tuong nhan nghia trong binh ngo dai cao ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Đại cáo bình Ngô

    Giáo án điện tử bài Bình ngô đại cáo

    Bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc mẫu giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác giả, trong bài viết hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn mẫu Giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác phẩm để bạn có thêm tài liệu tham khảo bổ sung cho phần soạn giảng bài học này hoàn chỉnh hơn.

Tin Mới