Dàn ý phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo
I. Dàn ý phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo (Chuẩn)
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm "Bình ngô đại cáo".
- Sơ lược về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong " Bình ngô đại cáo".
2. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
- Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi:
+ Yêu nước, thương dân, khát vọng mang đến cuộc sống ấm no cho dân, quan tâm đến ý nguyện của dân.
+ Lên án tội ác của giặc Minh.
+ Vì dân trừ bạo.
- Tư tưởng nhân đạo đã chi phối Nguyễn Trãi có những hành động cụ thể: góp công sức vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh.
- "Bình ngô đại cáo" là bản cáo trạng đanh thép đối với kẻ thù xâm lược, thể hiện niềm tự hào về một dân tộc.
- Bản chất tốt đẹp của dân ta, luôn kiên cường trong mọi hoàn cảnh.
- Lời văn cô đọng, hàm súc, chứng cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ đầy thuyết phục.
- Hướng đến một tương lai tươi sáng, trên dưới vua tôi đồng lòng góp sức mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
3. Kết bài
- Khẳng định tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong " Bình ngô đại cáo" và suy nghĩ về trách nhiệm bản thân đối với quê hương, đất nước.
II. Bài văn mẫu phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo (Chuẩn)
Nguyễn Trãi là điển hình của vị hiền tài suốt đời đem tài trí phục vụ nhân dân. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong "Bình ngô đại cáo" nêu ước nguyện muốn cứu dân khỏi vòng tai họa, mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân. "Bình ngô đại cáo" gói trọn tấm lòng của Nguyễn Trãi, thể hiện tư tưởng nhân đạo của ông theo cách hiểu sâu sắc, không dừng lại cụ thể ở một người nào, một giai cấp, tầng lớp nào mà nhân rộng ra là muôn dân.
Đất nước đại thắng vào tháng 11/1428, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố quân ta đại thắng, nước ta bước vào kỉ nguyên mới, phục hưng dân tộc. "Bình ngô đại cáo" là áng thiên cổ hùng văn được viết theo thể văn biền ngẫu, với giọng văn hùng hồn đã tuyên bố nền độc lập chủ quyền của nước nhà. Lời tuyên ngôn độc lập của "Bình ngô đại cáo" hoàn thiện hơn bản tuyên ngôn trước đó là " Sông núi nước Nam" tương truyền của Lý Thường Kiệt, bởi Nguyễn Trãi đã khảng khái đặt các triều đại Việt Nam ngang hàng với các triều đại Trung Quốc và bổ sung thêm các phương diện quan trọng khác để khẳng định độc lập, chủ quyền của một quốc gia. Kèm theo đó, ông đã nêu tiền đề nhân nghĩa, lấy dân làm gốc...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo tại đây.
---------------------HẾT------------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-tu-tuong-nhan-dao-cua-nguyen-trai-trong-binh-ngo-dai-cao-51698n.aspx
Bình Ngô đại cáo là áng văn chính luận xuất sắc của Nguyễn Trãi, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Chứng minh Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn độc lập, Cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo để thấy hết được nét đặc sắc về nội dung, tư tưởng của tác phẩm.