Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo

Trong tác phẩm được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, tác giả Nguyễn Trãi đã gửi gắm vào đó tinh thần nhân đạo cao cả, cùng phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo để hiểu hơn về tấm lòng của nhà thơ yêu nước này nhé.

Đề bài: Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich tu tuong nhan dao cua nguyen trai trong binh ngo dai cao

Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo

 

I. Dàn ý Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo


1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm "Bình ngô đại cáo".
- Sơ lược về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong " Bình ngô đại cáo".

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
- Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi:
+ Yêu nước, thương dân, khát vọng mang đến cuộc sống ấm no cho dân, quan tâm đến ý nguyện của dân.
+ Lên án tội ác của giặc Minh.
+ Vì dân trừ bạo.
- Tư tưởng nhân đạo đã chi phối Nguyễn Trãi có những hành động cụ thể: góp công sức vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo

Nguyễn Trãi là điển hình của vị hiền tài suốt đời đem tài trí phục vụ nhân dân. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong "Bình ngô đại cáo" nêu ước nguyện muốn cứu dân khỏi vòng tai họa, mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân. "Bình ngô đại cáo" gói trọn tấm lòng của Nguyễn Trãi, thể hiện tư tưởng nhân đạo của ông theo cách hiểu sâu sắc, không dừng lại cụ thể ở một người nào, một giai cấp, tầng lớp nào mà nhân rộng ra là muôn dân.

Đất nước đại thắng vào tháng 11/1428, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố quân ta đại thắng, nước ta bước vào kỉ nguyên mới, phục hưng dân tộc. "Bình ngô đại cáo" là áng thiên cổ hùng văn được viết theo thể văn biền ngẫu, với giọng văn hùng hồn đã tuyên bố nền độc lập chủ quyền của nước nhà. Lời tuyên ngôn độc lập của "Bình ngô đại cáo" hoàn thiện hơn bản tuyên ngôn trước đó là " Sông núi nước Nam" tương truyền của Lý Thường Kiệt, bởi Nguyễn Trãi đã khảng khái đặt các triều đại Việt Nam ngang hàng với các triều đại Trung Quốc và bổ sung thêm các phương diện quan trọng khác để khẳng định độc lập, chủ quyền của một quốc gia. Kèm theo đó, ông đã nêu tiền đề nhân nghĩa, lấy dân làm gốc. Từ một quan niệm sống, cách cư xử tốt đẹp giữa người với người, "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi là phải biết hành động "yên dân", " trừ bạo". Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ tấm lòng yêu nước, thương dân, vì dân, bởi vua là thuyền, dân chúng là nước, nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền. Khác với Nguyễn Du- một danh nhân văn hóa thế giới- đại thi hào dân tộc, tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du là yêu thương con người, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ, lên án những chế độ, giai cấp chà đạp nhân phẩm của họ. Cái nhìn nhân đạo của Nguyễn Du hướng về con người bé nhỏ trong xã hội, cụ thể là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Riêng Nguyễn Trãi-bậc hiền tài- một danh nhân văn hóa thế giới khác lại hướng tư tưởng nhân đạo của mình rộng ra khắp muôn dân. Theo Nguyễn Trãi, nhân đạo là yêu nước, thương dân, quan tâm đến khát vọng, ý nguyện của dân, vì dân trừ bạo, mang đến cuộc sống ấm no cho dân.

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Tư tưởng vì dân đã soi sáng, dẫn lối cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Chiến thắng giặc Minh là việc làm chính nghĩa hợp với lòng dân. Khi đem quân xâm lược nước ta, bọn chúng gây ra nhiều tội ác khiến lòng người căm phẫn: hủy hoại cuộc sống con người, hủy hoại môi trường sống, đẩy người dân vào hoàn cảnh bi đát, cùng cực.

"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi."

Nguyễn Trãi là người có tấm lòng yêu nước, thương dân nên ông không thể trơ mắt nhìn muôn dân lầm than, cơ cực. Tư tưởng nhân đạo đã chi phối Nguyễn Trãi có những hành động cụ thể: góp công sức vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh. Ông vạch trần âm mưu xâm lược của chúng, nêu lên khối căm thù chất chứa trong lòng người dân bằng giọng văn khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết. "Bình ngô đại cáo" là bản cáo trạng đanh thép đối với kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về một dân tộc tự cường, không chịu khuất phục, dũng cảm tranh đấu cho nền độc lập nước nhà. Cái nhìn nhân đạo hướng về nhân dân giúp Nguyễn Trãi phát hiện ra bản chất tốt đẹp của dân ta, luôn kiên cường trong mọi hoàn cảnh. Cảm thương cho họ, Nguyễn Trãi đã lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù và khẳng định lòng căm thù sâu sắc.

"Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống"

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mang tính chất chính nghĩa, nhân đạo vì mục đích của cuộc khởi nghĩa là hướng đến nền độc lập cho muôn dân an hưởng thái bình, ấm no. Kẻ thù sau khi thua trận được tha tội và được tạo điều kiện để về nước là hành động thể hiện tư tưởng nhân đạo của dân ta. Lời văn cô đọng, hàm súc, chứng cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ đầy thuyết phục đã khẳng định được tài năng và tấm lòng của Nguyễn Trãi. Ông tuyên bố độc lập và bày tỏ niềm tin vào thái bình vững chắc của đất nước.

"Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới"

Nguyễn Trãi luôn hướng đến một tương lai tươi sáng, trên dưới vua tôi đồng lòng góp sức mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi là tư tưởng lớn, nêu bật nhân cách cao cả của ông.
Cao quý thay tấm lòng trung quân, ái quốc, hết lòng phụng sự vì dân của Nguyễn Trãi! Ông là một nhân cách lớn dành cả đời hành động theo lẽ sống lớn. Tư tưởng nhân đạo đọng lại trong "Bình ngô đại cáo" như một lời kí gửi đến mai sau, nhắc nhở nghĩa vụ của mỗi người đối với quê hương, đất nước. Hãy học tập và rèn luyện không chỉ mang lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mà còn cho mọi người trong xã hội.

-------------------------HẾT-----------------------

Không chỉ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, vì dân trừ bạo, lấy dân làm gốc, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi còn khẳng định nền độc lập và niềm tự hào trước truyền thống vẻ vang của dân tộc. Tìm hiểu chi tiết về những nội dung này, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Bình ngô đại cáo, Nghị luận tác phẩm Đại cáo bình Ngô, Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo, Cảm hứng độc lập dân tộc và tương lai đất nước trong Bình Ngô đại cáo.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-tu-tuong-nhan-dao-cua-nguyen-trai-trong-binh-ngo-dai-cao-48001n.aspx
Tiếp theo, để hiểu rõ hơn về tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời, lòng tự hào tự tôn dân tộc của tác giả Nguyễn Trãi cùng sự tàn bạo của quân Minh khi giày xéo lên mảnh đất dân tộc, các em cần tham khảo dàn ý + nội dung bài phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo mà Taimienphi.vn chia sẻ trước đó.

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
Cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1
Phân tích đoạn 4 Bình Ngô đại cáo
Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo
Dàn ý phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo
Từ khoá liên quan:

phan tich tu tuong nhan dao cua nguyen trai trong binh ngo dai cao

, phan tich tu tuong nhan dao cua nguyen trai trong binh ngo dai cao, phan tich binh ngo dai cao cua nguyen trai,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới